cho Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn
- Công tác thu thập và xử lý thông tin là khâu nghiệp vụ quan trọng, xác định nội dung trọng tâm của cuộc kiểm tra để tập trung kiểm tra sổ sách tại bộ phận kinh doanh, kho của doanh nghiệp từ đó đấu tranh và yêu cầu doanh nghiệp cung cấp chứng thư giám định thứ 2 (chứng thư giám định tỷ lệ các loại phế liệu có trong lô hàng) làm căn cứ để xác định truy thu thuế.
- Thông tin thu thập, các dấu hiệu vi phạm không để doanh nghiệp nắm được từ đó có những biện pháp đối phó, gây khó khăn trở ngại trong công tác kiểm tra.
- Việc tiến hành kiểm tra thuế sau thông quan đối với doanh nghiệp trong thời hạn 5 năm thường gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ về thuế. Do vậy, khi tiến hành các cuộc kiểm tra thái độ làm việc nên mềm mỏng, hướng dẫn tận tình, đưa ra các quyết định đúng đắn có tính thuyết phục, cùng doanh nghiệp tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình làm việc.
- Luôn lắng nghe các ý kiến giải trình của doanh nghiệp, không nên áp đặt theo một phía, kiên trì hướng dẫn, phân tích những thiếu xót mà doanh nghiệp chưa nắm rõ trong quá trình khai báo làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
- Vận dụng kiến thức tổng hợp có liên quan để phân tích, đối chiếu, tìm hiểu sâu về chức năng, công dụng của mặt hàng nhập khẩu để thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan cho một đối tượng cụ thể.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu theo loại hình đầu tư miễn thuế thì dây chuyền máy móc thiết bị khi nhập khẩu về đều có thiết bị phụ tùng dự phòng.
- Kiên trì rà soát từng dòng hàng vì đặc thù của hệ thống máy móc lớn thường kèm theo nhiều loại hóa chất, vật tư (dầu, mỡ, dung môi, keo ...) không được miễn thuế hoặc thậm chí cả các loại công cụ, dụng cụ phục vụ lắp đặt máy móc đối tác gửi kèm trong các chuyến hàng.
nhiều doanh nghiệp lần đầu tiên mới được kiểm tra. Về mặt tâm lý, doanh nghiệp không muốn bị kiểm tra sau thông quan, do đó công tác tuyên truyền đối với doanh nghiệp vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp hiểu, chấp hành công tác KTSTQ.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
Tài liệu được nghiên cứu từ các báo cáo nội bộ của Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn cũng như các nguồn thông tin khác từ Tổng cục Hải Quan. Đặc biệt là các báo công tác tài chính của Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn.
Bên cạnh đó, luận văn cũng được tham khảo thêm từ các đề tài nghiên cứu luận văn khác, nghiên cứu thêm được công tác quản lí thu thuế nhập khẩu sau thông quan của các cơ quan Hải Quan địa phương khác để rút ra được kinh nghiệm cho công tác quản lí của Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn.
Tác giả cũng tìm hiểu thêm từ các bài báo về kinh tế, tài chính cũng như các báo cáo của tổng cục thống kê về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trên Việt Nam cũng như những báo cáo nước ngoài về những công ty lớn với những vụ liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu.
Dữ liệu được đặc biệt lấy từ các báo cáo tài chính của Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn. Từ những báo cáo này, tác giả có thể phân tích được tình hình quản lí thuế nhập khẩu của Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn, cũng như xem xét được tình hình hiện tại về việc quản lý của Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn để đưa ra được những phương hướng cho việc hoàn thiện hơn việc quản lý thuế nhập khẩu sau thông quan. Dữ liệu này được sử dụng với mục đích nghiên cứu để cải thiện tình hình quản lí thuế nhập khẩu sau thông quan của cơ quan Hải quan, không được dùng vào mục đích khác.
Nguồn thông tin thu thập từ cơ sở dữ liệu của ngành Hải quan như: Hệ thống thông tin phần mềm cơ sở dữ liệu trị giá GTT02; Hệ thống cơ sở dữ liệu kiểm tra sau thông quan STQ; Danh mục Bảng giá tham chiếu hàng nhập khẩu của Tổng cục Hải quan …
2.2. Phương pháp xử lý số liệu, tài liệu
Sử dụng phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu thu thập được, kết hợp các phương pháp so sánh, thống kê, luận giải … để phân tích, so sánh giữa lý thuyết với thực tiễn, đối chiếu giữa quy định của pháp luật hải quan với thực tế thực hiện, chỉ ra những hạn chế cần khắc phục trong hoạt động quản lý thu thuế nhập khẩu sau thông quan tại Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn.
Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp thống kê bảng số liệu thu thuế nhập khẩu các năm tại các báo cáo tổng kết năm của Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn và Chi cục Kiểm tra sau thông quan và so sánh với các chỉ tiêu đề ra. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong Chương 3 của luận văn.
2.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Thông qua nghiên cứu trường hợp điển hình ở một số Cục Hải quan khác để rút ra bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn. Phương pháp này được sử dụng để tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, đồng nghiệp trong và ngoài Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn về những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong Chương 1 của luận văn.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ NHẬP KHẨU SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN
3.1. Giới thiệu chung về Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn
Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn được thành lập từ năm 1953 trải qua hơn 65 năm xây dựng và phát triển, Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành với tổ chức bộ máy ban đầu chỉ có 18 cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp nhận hàng hóa viện trợ và thu thuế xuất nhập khẩu ở 3 đơn vị nhỏ lẻ đến nay đã có trên 400 cán bộ, công chức, người lao động dược bố trí ở trên 20 đơn vị thuộc và trực thuộc, quản lý địa bàn được phân công đảm nhiệm ở 02 cửa khẩu quốc tế; 01 cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.
Sau thắng lợi của Chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1950, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã giành được quyền kiểm soát biên giới Việt - Trung, đây là một trong những biên giới quan trọng nhất của Tổ quốc Việt Nam mạn phía Bắc nên việc khai thông biên giới đã cho chúng ta cơ hội tiếp nhận được cầu viện trợ. Để kiểm soát được tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa và thu thuế xuất nhập khẩu ở biên giới Việt – Trung. Mùa hạ năm 1952 (ngày 1/5/1952), Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Điều lệ tạm thời về hàng xuất nhập khẩu và thu thuế ở Biên giới Việt – Hoa (số 167). Điều lệ này đã quy định việc xuất nhập khẩu hàng hóa qua 4 tỉnh gồm Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Lào Cai phải đi qua những địa giới mà văn bản quy định. Ngày 10/9/1053, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Nghị định 206/TC-NĐ tại Khoản 9, Điều 1 có quy định “thành lập Chi sở Thuế xuất nhập khẩu biên giới Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai trực thuộc Sở
Thuế đặt dưới quyền lãnh đạo của Ủy ban kiểm chính hành chính và Ty quản lý xuất nhập khẩu Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai” mới chính thức đánh dấu sự ra đời của Hải quan Lạng Sơn.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Chính phủ giao cho Bộ Công thương quản lý hoạt động ngoại thương và thành lập Sở Hải quan (tách ngành Thuế xuất nhập khẩu ra khỏi ngành Thuế – Bộ Tài chính) thuộc Bộ Công thương. Ngày 21/2/1955, Bộ Công thương đã ban hành Nghị định số 21/BCT/KB/NĐ quyết định thành lập Chi sở Hải quan Lạng Sơn và một số Chi sở Hải quan khác.
- Ngày 17/02/1962, Bộ Ngoại thương có Quyết định 490/BNT/QĐ/TCCB đổi tên các Chi Sở Hải quan địa phương, theo đó Chi Sở Hải quan Lạng Sơn được đổi thành Chi cục Hải quan Lạng Sơn.
- Năm 1975, hai tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn hợp nhất thành tỉnh Cao Lạng nên cơ quan Hải quan lúc này đổi tên là Chi cục Hải quan Cao Lạng có trụ sở đóng tại thị xã Cao Bằng. Việc hợp nhất chỉ liên quan đến tổ chức Hải quan tỉnh, còn các cửa khẩu, các Đội kiểm soát nhiệm vụ không có gì thay đổi. Mãi đến năm cuối năm 1978 (ngày 29/12/1978) tái lập lại tỉnh Lạng Sơn, Hải quan Lạng Sơn lại trở về tên cũ: Chi cục Hải quan Lạng Sơn.
- Ngày 17/2/1979, chiến tranh biên giới nổ ra trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, để ngăn ngừa quân địch tấn công, Trung ương đã cho đóng cửa toàn bộ các cửa khẩu ở khu vực này. Thời gian này, toàn bộ lực lượng Hải quan của tỉnh được thu về một mối - lập thành Đội Kiểm soát Hải quan lưu động để chống buôn lậu nội địa và hàng tâm lý nhập lậu. Lúc này lực lượng Hải quan Lạng Sơn chỉ còn 17 người, mặc dù số lượng ít nhưng hầu hết là cán bộ trẻ, khỏe, đã qua đào tạo chính quy nên đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được tỉnh giao.
động theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Đến năm 1984, trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định số 139/HĐBT quy định lại nhiệm vụ quyền hạn của tổ chức Hải quan Việt Nam. Theo đó thành lập Tổng cục Hải quan là cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng, khôi phục và thành lập thêm Hải quan các tỉnh. Chi cục Hải quan tỉnh được đổi tên gọi là Hải quan tỉnh; Trạm Hải quan cửa khẩu đổi tên thành Hải quan cửa khẩu, riêng Đội Kiểm soát không thay đổi.
- Từ năm 1986 đến năm 2000, việc buôn bán qua lại giữa 2 nước Việt - Trung trên tuyến biên giới phía Bắc nói chung và biên giới Lạng Sơn nói riêng đã tăng lên nhanh chóng. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Tổng cục Hải quan đã quyết định thành lập thêm cho Hải quan Lạng Sơn một Đội Kiểm soát cơ động số 2 Đồng Đăng nâng tổng số biên chế cán bộ, công chức của Hải quan Lạng Sơn lên đến 50 người (năm 1986); 70 người (năm 1987). Đồng thời trong thời gian này, Tổng cục Hải quan cũng quyết định thành lập thêm 5 Đội Kiểm soát Hải quan biên giới gồm: Chi Ma, Tân Thanh, Khưa Đa, Cốc Nam, Hữu Nghị Quan, nâng bộ máy biên chế của lực lượng Hải quan Lạng Sơn từ 70 người (năm 1987) lên 100 người (năm 1990).
- Năm 2001, Luật Hải quan được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa X thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ năm 2002 đã đưa công tác Hải quan lên một tầm cao mới, rõ ràng và minh bạch hơn. Đây được xem là bước cải tiến lớn, tạo hành lang pháp lý cao nhất cho toàn Ngành trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan, phục vụ tối đa vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
- Ngày 4/9/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg về việc chuyển Tổng cục Hải quan trở về với Bộ Tài chính. Để triển khai có hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ đã có Nghị định số 96/NĐ-CP ngày 09/11/2002 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan theo đó các đơn vị Hải quan cửa khẩu đổi thành các Chi cục Hải quan cửa khẩu; các cơ quan tham mưu Cục quy định gồm các phòng chức năng: Văn phòng, Phòng Nghiệp vụ, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Thanh tra, Phòng Tham mưu Chồng buôn lậu và xử lý, Phòng Kiểm tra sau thông quan.
- Sau hai vụ việc sai phạm thông qua chính sách hoàn thuế VAT ở Tân Thanh và vụ án buôn lậu Hang Dơi (năm 2001, 2002) Hải quan Lạng Sơn đã phải đối mặt với những hậu quả đáng buồn. Và để tiếp tục xây dựng, củng cố và phát huy những truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ trước để lại, toàn đơn vị, từ lãnh đạo đến nhân viên đều nung nấu một quyết tâm gây dựng lại uy tín, danh dự, gây dựng lại hình ảnh người chiến sĩ Hải quan Việt Nam nói chung, Hải quan Lạng Sơn nói riêng chính quy, hiện đại, kỷ cương và liêm chính.
- Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của đồng chí chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn khẩn trương triển khai xây dựng Đề án “Củng cố, xây dựng và phát triển Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn trong sạch vững mạnh giai đoạn 2003-2005 và định hướng trong những năm tiếp theo” (đề án mang mã số LS 01-004) với mục tiêu chung xuyên suốt là: “Đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, trong sạch nội bộ và tinh thông nghiệp vụ”. Nội dung Đề án xác định 9 giải pháp chủ yếu kèm theo các kế hoạch cụ thể trong đó tập trung vào giải pháp củng cố về bộ máy tổ chức; chống các tiêu cực nhũng nhiễu trong đội ngũ cán bộ, công chức Hải quan Lạng Sơn qua việc tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho CBCC, tăng cường thanh tra kiểm tra nội bộ; kiên quyết xử lý nghiêm đối với các biểu hiện tiêu cực; thực hiện đào tạo, luân chuyển và phân công bố trí cán bộ theo hướng chuyên sâu… Sau một thời gian ngắn triển khai thực hiện Đề án, Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn dần từng bước ổn định được tình hình khắc phục khó khăn, xây dựng được một tập thể đơn vị vững mạnh, đoàn kết theo đúng mục
tiêu của Đề án lớn đã đề ra. Năm 2005 kết thúc đề án cũng là năm mà Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu nộp ngân sách Nhà nước giao với kết quả đáng được ghi nhận đó là vượt chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước giao 38,9%, vượt chỉ tiêu phấn đầu 27,1%.
- Năm 2007, Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn có sự thay đổi lớn về bộ máy nhân sự cấp Cục. Đây cũng là năm Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành do đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch hóa. Đây cũng là năm Hải quan Lạng Sơn lựa chọn để “thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý nhà nước về Hải quan”. Trong đó, việc cải cách được tập trung thực hiện ở 3 lĩnh vực chủ yếu là cải cách về con người, cải cách quy trình thủ tục và đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác.
- Năm 2008, Hải quan Lạng Sơn là một trong những đơn vị đầu tiên của ngành Hải quan triển khai thực hiện chương trình khai báo hải quan điện tử từ xa, thủ tục thông quan bằng chương trình E – custom 4.0 đã rút ngắn được thời gian thông quan, tiết kiệm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp. Năm 2010 Hải quan Lạng Sơn tiếp tục mạnh dạn áp dụng thủ tục hải quan điện tử cho tất cả các đơn vị hải quan thuộc và trực thuộc.
- Từ thành công trên Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn đã đặt ra mục tiêu trọng tâm là triển khai Kế hoạch (giai đoạn 2013 - 2017) và định hướng đến năm 2028. Kế hoạch của giai đoạn này vẫn là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ