Kinh nghiệm về quản lý thu thuế nhập khẩu sau thông quan tại một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế nhập khẩu sau thông quan tại cục hải quan tỉnh lạng sơn​ (Trang 39)

số Cục Hải quan và bài học cho Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn

1.4.1. Kinh nghiệm quán lý thu thuế nhập khẩu trong công tác kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan về trị giá đối với mặt hàng ô tô thông quan tại trụ sở người khai hải quan về trị giá đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu tại Chi cục 2 - Cục Kiểm tra sau thông quan

* Việc thu thập xử lý thông tin: Thông tin về mặt hàng ô tô nhập khẩu nói chung và về trị giá đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu từ 09 chỗ ngồi trở xuống nói riêng được thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau:

- Nguồn thông tin có sẵn từ cơ sở dữ liệu ngành Hải quan. - Các nguồn thông tin khác có độ tin cậy cao.

* Thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai Hải quan: Sau khi tiến hành thu thập thông tin, lựa chọn doanh nghiệp kiểm tra, ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan, để việc kiểm tra được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả kịp thời, cơ quan Hải quan sẽ:

chứng từ trong giai đoạn kiểm tra, cơ bản:

+ Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư; + Về hồ sơ hải quan:

Thống kê các tờ khai hàng hóa nhập khẩu và các quyết định điều chỉnh thuế, mức giá điều chỉnh (phải được cụ thể hóa đến từng xe, số khung, số máy để phục vụ quá trình kiểm tra thực tế, số kế toán, đối chiếu hóa đơn đầu ra khi cần thiết);

Chuẩn bị đầy đủ các bộ hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan (hợp đồng nguyên tắc (hợp đồng khung), các bộ tờ khai theo từng chuyến, chứng từ thanh toán, bảo hiểm.

+ Về kế toán:

Báo cáo tài chính các năm;

Bảng kê hóa đơn bán ra, bảng kê nhập xuất tồn, sổ nhật ký chung (nếu có), các tài khoản kế toán có liên quan như 111, 112, 156, 331 (chi tiết phải trả với người bán), 338, 641, 642, 632, 551, 711, 811, 911;

Các tài khoản Công ty mở tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng;

Kê khai số tiền thanh toán, số tài khoản thanh toán, thụ hưởng của nhà xuất khẩu, ngân hàng thanh toán.

+ Các hồ sơ tài liệu khác tùy từng trường hợp.

- Tiến hành thu thập, xác minh bước đầu phục vụ kiểm tra:

+ Lựa chọn các tờ khai có các mặt hàng có nghi vấn về giá đã thu thập được trong quá trình thu thập thông tin để đề nghị các Chi cục Hải quan tỉnh, thành phố cung cấp bộ hồ sơ hải quan, báo cáo kết quả tham vấn, kiểm tra sau thông quan tại cơ quan Hải quan và doanh nghiệp (nếu có).

+ Xác minh bước đầu về giá bán ra của doanh nghiệp cho đại lý, người tiêu dùng tại các Cục Thuế tỉnh, thành phố.

Việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu từ 9 chỗ người trở xuống bao gồm nhiều bước khác nhau, mang tính độc lập tương đối nhưng có sự kết nối với nhau. Có thể chia thành 3 bước chính:

- Kiểm tra hồ sơ hải quan và các chứng từ , tài liệu liên quan:

+ Kiểm tra điều kiện nhập khẩu: Ngày 17/10/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành bảo dưỡng ô tô. Tuy nhiên, phạm vi kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan là 05 năm trở về trước, phải thực hiện kiểm tra theo quy định tại Thông tư 20/2011/TT-BCT ngày 12/05/2011 của Bộ Công thương quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống.

+ Vấn đề xảy ra khi kiểm tra điều kiện nhập khẩu: Có thể doanh nghiệp có giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp, nhưng là cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đi thuê, nhưng hợp đồng thuê cơ sở này không đủ điều kiện pháp lý hoặc đã hết hạn mà chưa gia hạn...

+ Kiểm tra hợp đồng mua bán: Các doanh nghiệp khi mua bán đều có hợp đồng (hợp đồng nguyên tắc/ hợp đồng khung) ký giữa người mua và người bán có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định. Hợp đồng nguyên tắc thường có dẫn chiếu tới một số văn bản khác có thể là hợp đồng chuyến, đơn đặt hàng hoặc Phụ lục hợp. Các điều khoản trong hợp đồng nguyên tắc sẽ ảnh hưởng tới việc thực hiện các nội dung tại các hợp đồng chuyến, invoice, packing list và các khoản thanh toán trên sổ kế toán... Khi kiểm tra hợp đồng nguyên tắc đối với mặt hàng ô tô cần phải lưu ý kiểm tra chủ thể của hợp đồng; mối quan hệ giữa các chủ thể trong hợp đồng; đối tượng của hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; điều kiện giao hàng, điều khoản thanh toán, bảo hành, bảo dưỡng... Các vấn đề có thể gặp khi kiểm tra

hợp đồng nguyên tắc:

Trường hợp 1: Tiến hành đối chiếu giữa bên mua, bên bán trong hợp đồng nguyên tắc với báo cáo tài chính; giấy đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận đầu tư. Việc đối chiếu này sẽ giúp làm rõ hơn mối quan hệ giữa người mua và người bán trong trường hợp có nghi vấn.

Ví dụ: Có trường hợp tương đối rõ ràng như người bán và người mua là các Công ty trong cùng tập đoàn, cùng bị người thứ 3 kiểm soát hoặc nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của cả 2 bên. Như vậy, căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư số 39/2015/TT-BTC người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt. Vấn đề dặt ra tiếp theo sẽ phải tiến hành kiểm tra sâu về cơ cấu điều lệ hoạt động của Công ty, tập đoàn, trình tự ký kết hợp đồng nguyên tắc, hồ sơ hải quan để làm rõ doanh nghiệp có khai báo mối quan hệ đặc biệt hay không và kiểm tra sâu hồ sơ để xác định mối quan hệ đặc biệt này có ảnh hưởng đến giá khai báo hay không.

Trường hợp 2: Doanh nghiệp khai báo theo phương pháp trị giá giao dịch nhưng trên hợp đồng nguyên tắc thấy có quy định về quyền của người mua (doanh nghiệp nhập khẩu) và người bán (nhà xuất khẩu) khi bán hàng ra thị trường Việt Nam. Cụ thể trong trường hợp này là doanh nghiệp nhập khẩu muốn nhập khẩu xe ô tô với mức giá ưu đãi thì phải chịu sự kiểm soát của Nhà xuất khẩu về mức giá bán ra đối với từng xe ô tô nhập khẩu. Như vậy, đối với trường hợp này thì căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư số 39/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, mặt hàng ô tô nhập khẩu của doanh nghiệp không đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch và xác định giá theo tuần tự các phương pháp xác định trị giá hàng hóa; Căn cứ quy định tại Điều7 Thông tư số 39/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt. Tuy nhiên, vẫn cần tiến hành kiểm tra tiếp sâu hơn để xác định về việc khai báo mối quan hệ đặc biệt và mối quan hệ đặc

biệt có ảnh hưởng đến trị giá hay không.

+ Kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ: Doanh nghiệp có làm giả hồ sơ, chứng từ nộp cho cơ quan hải quan để gian lận khi nhập khẩu hàng hóa (kiểm tra chữ ký, hình dấu trên hợp đồng, invoice và các chứng từ khác có cắt, dán, tẩy, xóa, thống nhất, hợp lệ hay không?).

+ Kiểm tra sự thống nhất và phù hợp giữa các chứng phải nộp, phải lưu giữ và các chứng từ có liên quan (Kiểm tra hợp đồng thương mại, chứng từ vận chuyển, bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), chứng nhận chất lượng (C/Q), hóa đơn (invoice), packing list, chứng nhận đăng kiểm, giữa các chứng từ trong bộ tờ khai hải quan với các điều khoản quy định trong hợp đồng, các chứng từ trong bộ tờ khai với sổ kế toán, các chứng từ kế toán...).

Kiểm tra sổ, chứng từ kế toán: Là bước hết sức quan trọng để đối chiếu lại các điều khoản thanh toán trên hợp đồng nguyên tắc, trị giá khai báo hải quan và các điều khoản giao hàng. Vấn đề có thể gặp:

Trường hợp 1: Khi kiểm tra tài khoản 156 (hàng hóa) và tài khoản đối ứng, phát sinh các khoản phí phải cộng liên quan đến trực tiếp tới hàng hóa nhập khẩu như: Phí bảo hiểm, phí vận chuyển quốc tế, phí CIC (mất cân bằng container)... mà doanh nghiệp nhập khẩu chưa khai báo vào trị giá tính thuế.

Trường hợp 2: Khi kiểm tra tài khoản 338 (phải trả phải nộp khác) và các tài khoản đối ứng, thấy doanh nghiệp có mua bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu nhưng không khai báo, hoặc có khai báo nhưng phí bảo hiểm cao bất thường so với trị giá khai báo nhập khẩu. Ngoài xử lý về khoản phải cộng như đã nêu ở trên, Chi cục 2 - Cục Kiểm tra sau thông quan yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hợp đồng bảo hiểm, hóa đơn bảo hiểm để làm rõ nghi vấn về mức phí bảo hiểm, trị giá bảo hiểm. Trong trường hợp vẫn còn nghi vấn, sẽ tiến hành xác minh thông tin tại Công ty cung cấp bảo hiểm để làm rõ nghi vấn này.

phù hợp và thống nhất giữa các chứng từ với nhau, qua xem xét giải trình của doanh nghiệp. Đối chiếu với chứng từ nhập xuất tồn, giấy tờ kiểm tra khi vào kho, hợp đồng bán ra cho đại lý / người tiêu dùng, hóa đơn bán ra để xác định thực tế các option theo xe thực tế khi nhập khẩu và option khi khai báo hải quan. Khi phát hiện các option theo xe thực tế nhập khẩu có sự khác biệt so với khai báo hải quan. Chi cục 2 - Cục Kiểm tra sau thông quan không chấp nhận trị giá khai báo của doanh nghiệp và tiến hành xác định giá theo tuần tự các phương pháp theo quy định.

Để đảm bảo có kết luận đầy đủ và chính xác về thông tin khai báo hải quan của mặt hàng nhập khẩu, song song với việc tiến hành kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan cùng với các nghi vấn khi kiểm tra thanh toán, sổ, chứng từ kế toán... Chi cục 2 - Cục Kiểm tra sau thông quan đã tiến hành xác minh thông tin tại một số tổ chức cá nhân như: Ngân hàng / Tổ chức tín dụng đối với các giao dịch chuyển / nhận tiền của doanh nghiệp và các cá nhân liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; các hãng tàu (nơi cung cấp dịch vụ vận tải); người tiêu dùng trong nước về giá thực tế đã thanh toán cho xe ô tô nhập khẩu được mua từ nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối của nhà nhập khẩu; xác minh thông tin bảo hiểm vận chuyển quốc tế đối với hàng hóa nhập khẩu tại một số công ty bảo hiểm trong nước.

Tiến hành xác minh thông tin, giám định hồ sơ tài liệu.

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý thuế nhập khẩu sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp đối với mặt hàng sắt, thép phế liệu nhập khẩu tại Chi cục doanh nghiệp đối với mặt hàng sắt, thép phế liệu nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan - Cục Hải quan TP Đà Nẵng

* Quá trình thu thập, phân tích, xử lý thông tin:

Trong những năm qua, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có nhiều doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu mặt hàng sắt, thép phế liệu để phục vụ cho nấu, luyện cán kéo thép, đây là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện, tuy nhiên thuế

suất nhập khẩu 0%, do vậy thường ít được quan tâm kiểm tra.

Thông qua công tác thu thập, phân tích thông tin từ hồ sơ doanh nghiệp làm thủ tục do Chi cục Hải quan cửa khẩu cung cấp, cán bộ kiểm tra nhận thấy các lô hàng đã được Chi cục hải quan cửa khẩu kiểm tra và thông quan theo đúng quy định về nhập khẩu phế liệu tại Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BCT-BTNMT ngày 15/11/2012 của Bộ Công thương - Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn về điều kiện nhập phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (trước đây là Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30/8/2007 hướng dẫn thực hiện Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường hiệu lực trước ngày 01/01/2013).

Các lô hàng Sắt, thép phế liệu nhập khẩu thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ban hành theo Quyết định 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ (trước đây là Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 và Thông tư số 01/2013/TT_BTNMT ngày 28/01/2013 của Bộ Tài nguyên Môi trường).

Trong hồ sơ nhập khẩu các lô hàng đều có chứng thư giám định về khối lượng, đảm bảo các yêu cầu về tạp chất... theo quy định tại văn bản nêu trên; tuy nhiên qua xem xét các hợp đồng nhập khẩu, cán bộ kiểm tra nhận thấy tại các Hợp đồng thương mại giữa Công ty và các đối tác nước ngoài đều có điều khoản quy định tỷ lệ cho phép đối với gang phế liệu lẫn trong các lô hàng sắt, thép phế liệu là không qua 1%-2%, nếu quá thì sẽ bị phạt 30 USD/tấn.

Nhận thấy, về hồ sơ thủ tục các lô hàng sắt, thép phế liệu nhập khẩu đảm bảo theo quy định, nhưng để đảm bảo quyền lợi theo hợp đồng ký kết thì bên mua (doanh nghiệp nhập khẩu) phải trưng cầu giám định lần 2 sau khi hàng hóa được thông quan để xác định tỷ lệ gang phế liệu trong các lô hàng.

Qua đối chiếu Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính thì mặt hàng ‘‘Thép

phế liệu dùng trong nấu luyện’’ được áp mã vào mã số 7204.49.00 với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%, trong khi đó mặt hàng ‘‘Phế liệu và mảnh vụn của gang’’ được áp mã vào mã số 7204.10.00 với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 3%.

Từ kết quả thu thập thông tin trên, Chi cục Kiểm tra sau thông quan đã lựa chọn Công ty Cổ phần B có nhập khẩu mặt hàng Sắt, thép phế liệu trong năm 2014, 2015 để tiến hành kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.

* Quá trình kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp:

Thực hiện Quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan Tp Đà Nẵng về việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp đối với Công ty Cổ phần B, Đoàn kiểm tra sau thông quan đã thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp từ ngày 08/6/2015 đến ngày 12/6/2015.

Kết quả kiểm tra cho thấy từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2015, Công ty Cổ phần B đã làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng Thép phế liệu, bao gồm 16 tờ khai đăng ký tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đà Nẵng.

Kiểm tra hồ sơ lưu tại Công ty cho thấy, tất cả các lô hàng Thép phế liệu đều được Công ty thuê tổ chức giám định để xác định: trọng lượng thực nhập; phân loại chất lượng phế liệu (HMS1, HMS2, tạp chất, gang, quá khổ,...) và trọng lượng cụ thể của từng loại. Theo chứng thư giám định, trong nhiều lô hàng sắt, thép phế liệu nhập khẩu, ngoài mặt hàng sắt, thép phế liệu còn có mặt hàng ‘‘Cast Iron’’, được Công ty nhập vào Kho phế liệu với tên hàng là Gang. Như vậy, ngoài mặt hàng Thép phế liệu nhập khẩu được Công ty khai báo vào phân nhóm 7204.49, thực tế trong hàng nhập khẩu của Công ty còn có mặt hàng phế liệu của Gang, chiếm tỷ trọng cụ thể như sau:

T

Số tờ khai Loại hình Ngày đăng ký

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế nhập khẩu sau thông quan tại cục hải quan tỉnh lạng sơn​ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)