thông quan của cơ quan Hải Quan
Để hoạt động quản lí thu thuế nhập khẩu sau thông quan đạt hiệu quả, khắc phục các tồn tại của công quản lí thu thuế nhập khẩu sau thông quan trong những năm qua và những năm tiếp theo, hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống KTSTQ về trị giá trong tổng thể chiến lược phát triển hải quan Lạng Sơn đến năm 2028 hiện đại, chuyên nghiệp, chuyên sâu phù hợp với chuẩn mực quốc tế, hoạt động tập trung thống nhất và hiệu quả từ cấp Cục Hải quan đến cấp Chi cục hải quan trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và áp dụng quản lý rủi ro, đáp ứng yêu cầu quản lý và cải cách phát triển, hiện đại hóa ngành hải quan tại tỉnh Lạng Sơn, đồng thời tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động XNK hàng hóa, hoạt động KTSTQ về trị giá của các năm tiếp theo cần chú trọng:
Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định pháp luật mới KTSTQ về trị giá quy định tại các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Hải quan; Luật Quản lý thuế,... đồng thời tiếp tục rà soát, cập nhật, tổng hợp các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để hướng dẫn.
Tiếp tục tập trung KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan và trụ sở cơ quan hải quan, chú trọng thu thập thông tin, phân tích rủi ro kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật các doanh nghiệp, tập đoàn; mặt hàng, nhóm mặt hàng có rủi ro cao và những doanh nghiệp chưa thực hiện KTSTQ về trị giá.
Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động KTSTQ về trị giá ở tại cấp Chi cục hải quan. Cấp Chi cục tập trung đánh giá thông tin, phân tích rủi ro kịp
thời KTSTQ về trị giá tại cơ quan hải quan đối với các lô hàng luồng xanh có dấu hiệu rủi ro cao, các lô hàng có dấu hiệu nghi ngờ giá, C/O. Để đảm bảo không bỏ sót các lô hàng nghi ngờ có giá trị thấp và tránh phiền hà cho doanh nghiệp.
Toàn lực lượng KTSTQ quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN qua công tác KTSTQ về trị giá hải quan với số thu bằng hoặc vượt chỉ tiêu được giao. Trong đó, số thu do cấp chi cục thực hiện KTSTQ chiếm tối thiểu 30% và số thu qua công tác KTSTQ về trị giá chiếm tối thiểu 40% số thu KTSTQ của toàn lực lượng.
Đẩy mạnh nâng cấp và ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý rủi ro trong việc thu thập thông tin và đánh giá doanh nghiệp phục vụ hoạt động KTSTQ.
Triển khải có hiệu quả các quy định về quản lý doanh nghiệp ưu tiên,, tiếp tục tổng hợp vướng mắc, gửi báo cáo tham gia ý kiến lên cấp trên để hoàn thiện các quy định, hướng dẫn về doanh nghiệp ưu tiên đảm bảo phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, kinh nghiệm các Cục hải quan khác và thực tiễn của Hải quan Lạng Sơn.
Công tác xây dựng lực lượng KTSTQ: Tiếp tục triển khai có hiệu quả mô hình tổ chức mới và tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức mới của lực lượng KTSTQ từ cấp Tổng cục đến cấp Chi cục để đáp ứng yêu cầu và nâng cao hiệu quả của hoạt động KTSTQ; Đảm bảo thống nhất về tổ chức thực hiện công tác KTSTQ về trị giá hải quan tại cấp Cục và cấp Chi cục.
Tăng cường, bổ sung biên chế cho lực lượng KTSTQ; Xây dựng lực lượng KTSTQ có trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, trong đó các cán bộ công chức được đào tạo cơ bản chuyên sâu về nghiệp vụ KTSTQ.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược cải cách, phát triển ngành Hải quan trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan nói chung và lĩnh vực kiểm
tra sau thông quan về trị giá hải quan nói riêng trong thời gian tới. Mục tiêu tổng quát của kế hoạch hành động về kiểm tra sau thông quan là phấn đấu đến năm 2028 kiểm tra sau thông quan của Ngành Hải quan nói chung cũng như Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn nói riêng có trình độ ngang bằng với kiểm tra sau thông quan của các nước tiên tiến trên thế giới, tác nghiệp theo các chuẩn mực của tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và các thông lệ tốt nhất về kiểm tra sau thông quan; Được hỗ trợ cao bởi các giải pháp công nghệ thông tin và các thành tựu của khoa học quản lý; Đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý với chất lượng tốt và tạo thuận lợi tối đa cho thương mại đầu tư.
Hoàn thiện cơ sở pháp lý trên hai lĩnh vực : KTSTQ và TGHQ theo hướng thống nhất về nội dung trong văn bản giữa các Ngành, các cấp sẽ tạo điều kiện để thực hiện KTSTQ về trị giá hải quan thống nhất với luật pháp quốc gia đồng thời phải đáp ứng yêu cầu vừa tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tuân thủ các quy tắc pháp lý quốc gia và quốc tế vừa đản bảo quản lý chặt chẽ hàng hóa xuất, nhập khẩu theo đúng quy định pháp luật quốc gia về thực hiện chính sách quản lý xuất, nhập khẩu, chính sách giá, chính sách thuế của Nhà Nước.
Hoàn thiện mô hình tổ chức KTSTQ hiện đại và chuyên nghiệp. Chú trọng phát huy nguồn lực trong và ngoài nước trong đó yếu tố nôi lực của Ngành Hải quan là yếu tố quyết định nhất, đồng thời tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp kết hợp với xem xét tham khảo, học tập kinh nghiệm của Hải quan các nước.
Hoàn thiện các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ dựa trên phương pháp quản lý doanh nghiệp bằng hệ thống thông tin hiện đại, tích hợp nhiều nguồn thông tin trong và ngoài ngành Hải quan để có thể phân loại, sàng lọc, xác định được các đối tượng trọng điểm để thực hiện kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quancó kết quả cao.
Nâng cao nhận thức trong toàn ngành về KTSTQ. Hoạt động KTSTQ sẽ chiếm vị trí then chốt trong hoạt động kiểm tra hải quan Việt Nam, trong
đó hoạt động KTSTQ về trị giá hải quan cần được đầu tư, nghiên cứu tập trung nguồn lực để giải quyết tình trạng khó khăn như hiện nay về chống chuyển giá.
Hoàn thiện quy trình, nghiệp vụ KTSTQ về trị giá hải quan theo hướng quy chuẩn, dễ hiểu, dễ thực hiện, dựa trên cơ sở phân tích rủi ro và được đánh giá hiệu quả theo đầu vào, đầu ra của quy trình theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.