Lập kế hoạch xây dựng bộ máy quản lý thuế nhập khẩu sau thông quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế nhập khẩu sau thông quan tại cục hải quan tỉnh lạng sơn​ (Trang 62 - 79)

quan và xác định các hình thức quản lý

Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu giao thu thuế nhập khẩu sau thông quan của Tổng cục Hải quan đã xây dựng kế hoạch

và triển khai thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Theo quy định của Bộ Tài chính, tỷ lệ thu ngân sách nhà nước từ thuế xuất nhập khẩu năm sau cao hơn năm trước từ 7% đến 8%, cụ thể:

- Năm 2014 được giao thu thuế NK sau thông quan là: 2 tỷ đồng. - Năm 2015 được giao thu thuế NK sau thông quan là: 4,4 tỷ đồng. - Năm 2016 được giao thu thuế NK sau thông quan là: 10 tỷ đồng. - Năm 2017 được giao thu thuế NK sau thông quan là: 17 tỷ đồng. - Năm 2018 được giao thu thuế NK sau thông quan là: 18 tỷ đồng. Căn cứ vào chỉ tiêu giao thu thuế nhập khẩu sau thông quan và kế hoạch đã xây dựng trong công tác thu thuế xuất nhập khẩu, Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn xây dựng kế hoạch và phân bổ chỉ tiêu thu thuế nhập khẩu sau thông quan cho các Chi cục Hải quan của khẩu và Chi cục Kiểm tra sau thông quan.

Từ 01/01/2002, hoạt động quản lý thuế nhập khẩu sau thông quan của Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn chính thức được triển khai, bước đầu đã hình thành được tổ chức bộ máy quản lý thuế sau thông quan từ Cục đến cấp Chi cục trực thuộc. Việc tổ chức bộ máy quản lý thuế sau thông quan ở Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn theo mô hình Chi cục Kiểm tra sau thông quan, đảm bảo thẩm quyền trong kiểm tra, xử lý theo quy định; đảm bảo chuyên sâu hơn trong từng lĩnh vực nghiệp vụ. Quá trình quản lí được Hải quan Lạng Sơn xác định:

- Về công cụ quản lí: Hiện nay trong điều kiện vi tính hoá, để giảm thời gian làm thủ tục, nâng cao hiệu quả kinh tế đòi hỏi hải quan phải ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý. Ngành hải quan đã dùng quy trình nghiệp vụ để quản lý hoạt động NSXXK, một số bước trong quy trình này được công nghệ hóa bằng cách sử dụng các phần mềm để quản lý.

Sơ đồ 3.1: Mô hình hệ thống về thanh khoản

Sơ đồ 3.1 mô tả mô hình hệ thống về thanh khoản để quản lý thuế nhập. Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý có những tính năng sau:

- Quản lý thông tin chi tiết danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu, danh mục sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp, quản lý thông tin đăng ký định mức;

DOANH NGHIỆP Danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu Định mức nguyên phụ liệu, danh mục sản phẩm

Tờ khai xuất khẩu nơi khác (nếu có)

CƠ QUAN HẢI QUAN NƠI NHẬP KHẨU

Tiếp nhận - Nối mạng trực tiếp - Đĩa mềm Chương trình quản lý tờ khai (kết nối tờ khai xuất, nhập khẩu) -Kết quả - Các biểu mẫu, báo cáo thanh khoản . - Chương trình NSXXK theo dõi thuế

-Thanh khoản

Chương trình kế toán thuế (theo dõi nợ thuế)

- Quản lý thông tin tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu;

- Hỗ trợ lập hồ sơ thanh khoản lượng nguyên vật liệu nhập khẩu, hỗ trợ tính phạt, ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế;

- Tích hợp các hệ thống hiện tại để hỗ trợ nghiệp vụ thuế, thống kê. - Xây dựng mô hình trao đổi thông tin doanh nghiệp - hải quan và hải quan-hải quan qua các phương tiện điện tử, theo mô hình quản lý dữ liệu tập trung, dựa trên mạng diện rộng của Tổng cục Hải quan.

- Về hình thức và danh mục quản lí + Quản lý giá tính thuế

Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn thực hiện quản lý theo đúng quy trình nghiệp vụ Tổng cục Hải quan đề ra. Khi tiếp nhận hồ sơ, công chức tiếp nhận hồ sơ, cán bộ phụ trách công tác trị giá, mã số, thuế suất của chi cục có trách nhiệm kiểm tra lại giá tính thuế, mã số thuế hàng hoá, thuế suất và việc tính toán số thuế phải nộp của doanh nghiệp để đưa ra quyết định điều chỉnh (nếu có). Việc kiểm tra này căn cứ vào khai báo của doanh nghiệp, phần mềm quản lý giá của Tổng cục Hải quan và thực tế thị trường hiện tại.

Việc quản lý giá đầu tiên là phải xác định tính chính xác trị giá tính thuế. Cơ quan hải quan sẽ căn cứ vào giá tính thuế mà doanh nghiệp khai báo, dựa vào phần mềm quản lý giá của hải quan, căn cứ và tình hình thực tế và các quy định của pháp luật sẽ tính được số thuế nhập khẩu phải nộp khi nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Phương pháp tính thuế nguyên vật liệu nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu giống như phương pháp tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu thông thường.

Trong đó: Trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá tính thuế theo quy định và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế:

+ Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu;

+ Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt;

+ Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự;

+ Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ; + Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán; + Phương pháp suy luận xác định trị giá tính thuế.

- Thuế suất của từng mặt hàng: thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế xuất thông thường, thuế suất thông thường bằng 150% thuế suất ưu đãi.

Trong thời hạn 275 ngày nếu nguyên vật liệu được dùng để sản xuất ra sản phẩm và sản phẩm đã xuất khẩu thì được xét không thu thuế nhập khẩu.

Nếu quá thời hạn 275 ngày sản phẩm chưa xuất khẩu thì doanh nghiệp phải nộp thuế vào tài khoản tạm thu của cơ quan hải quan được mở tại kho bạc nhà nước địa phương, sau đó nếu xuất khẩu sản phẩm thì sẽ được xét hoàn thuế.

Nếu quá thời hạn nộp thuế mà đối tượng nộp thuế mới xuất khẩu hoặc không xuất khẩu sản phẩm thì sẽ bị xử lý như sau:

- Đối với phần nguyên vật liệu nhập khẩu để sử dụng vào sản xuất sản phẩm, nhưng sản phẩm không xuất khẩu thì tính lại thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan và phạt nộp chậm thuế kể từ ngày thứ 31 đến ngày nộp thuế, đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

phẩm và đã thực xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế thì tính phạt chậm nộp thuế kể từ ngày quá thời hạn nộp thuế đến ngày thực xuất hoặc ngày nộp thuế.

Căn cứ để thanh khoản số nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình NSXXK, căn cứ để xác định số thuế không thu, số thuế phải nộp, số thuế sẽ hoàn là lượng nguyên vật liệu nhập khẩu, lượng sản phẩm xuất khẩu được tính quy đổi theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu do doanh nghiệp đăng ký khai báo với cơ quan Hải quan trước khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. Giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về định mức này. Đối với trường hợp một loại nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất nhưng thu được hai hay nhiều sản phẩm khác nhau (ví dụ nhập khẩu lúa mì để sản xuất bột mì thu được hai sản phẩm là bột mì và cám mì) nhưng chỉ xuất khẩu một loại sản phẩm sản xuất ra thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm khai báo với cơ quan hải quan. Số thuế nhập khẩu được hoàn được xác định bằng phương pháp phân bổ theo công thức :

Số thuế nhập khẩu

= Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan

x Trị giá tính thuế trên một đơn vị hàng hóa

x Thuế suất phải nộp của từng mặt hàng

Trị giá sản phẩm xuất khẩu được xác định là số lượng sản phẩm thực xuất khẩu nhân với giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu (FOB), tổng trị giá của các sản phẩm thu được được xác định là tổng trị giá sản phẩm xuất khẩu và doanh số bán của các sản phẩm để tiêu thụ nội địa.

Trường hợp xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế thì phải kê khai nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và tính phạt chậm nộp kể từ ngày quá hạn nộp thuế đến ngày thực xuất sản phẩm hoặc đến ngày thực nộp thuế (nếu ngày thực nộp thuế trước ngày thực xuất sản phẩm). Doanh nghiệp sẽ được hoàn lại số thuế đã nộp khi thực tế xuất khẩu sản phẩm

được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư đã nộp thuế.

Khi đã đăng ký hợp đồng tại đơn vị Hải quan nào thì các lô hàng nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu phải được làm thủ tục tại đơn vị Hải quan đó.

Khi xuất khẩu sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu nhập khẩu, doanh nghiệp được làm thủ tục xuất khẩu ở các đơn vị Hải quan khác nhau nhưng phải có đơn đăng ký cửa khẩu xuất cho đơn vị Hải quan nơi đã đăng ký hợp đồng biết để theo dõi và thanh khoản.

- Quản lý xuất xứ, chủng loại của nguyên vật liệu nhập khẩu để xác định mức thuế

Quản lý xuất xứ nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu thông qua hồ sơ mà doanh nghiệp cung cấp. Trong hồ sơ khai báo doanh nghiệp sẽ cung cấp tên hàng và mã thuế của hàng hoá. Nếu công chức tiếp nhận tờ khai thấy khai báo của doanh nghiệp phù hợp với các quy định của pháp luật thì chấp nhận hồ sơ. Trường hợp nghi ngờ về tên hàng hoặc thấy doanh nghiệp áp mã sai thì công chức tiếp nhận sẽ hướng dẫn doanh nghiệp khai lại. Việc áp mã thuế sẽ xác định được số thuế nhập khẩu mà doanh nghiệp cần phải nộp.

- Quản lý chủ thể hoạt động

Số lượng doanh nghiệp làm thủ tục Hải quan nói chung và doanh nghiệp làm thủ tục Hải quan theo loại hình nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu không ngừng tăng qua các năm. Trong đó các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu luôn chiếm số lượng chủ yếu trong tổng số doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Lạng Sơn cụ thể: năm 2010 chiếm 47%, năm 2011 chiếm 51,5%. Vì vậy, Từ Cục đến các Chi cục mà đặc biệt là các Chi cục trực tiếp tiếp xúc với doanh nghiệp đã khuyến khích và tạo điều

kiện tốt nhất cho doanh nghiệp đến làm thủ tục Hải quan. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật Hải quan cho doanh nghiệp như tổ chức các buổi giao lưu trao đổi nghiệp vụ giữa Hải quan và doanh nghiệp. Đồng thời cũng kiên quyết xử phạt đối với những trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng những quy định của pháp luật trong quản lý hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

3.2.2. Thực hiện quy trình quản lý thuế nhập khẩu sau thông quan đối với hàng hoá nhập khẩu

Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện quy trình quản lý thuế nhập khẩu sau thông quan theo quy trình và các nội dung sau:

Thông tin

Thu thập, phân tích, đánh giá thông tin Lựa chọn, đề xuất đối tượng kiểm tra

Người có thẩm quyền quyết định

Kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan

(Chi cục HQ, Chi cục

KTSTQ Chuẩn bị kiểm tra

Thực hiện kiểm tra Báo cáo xử lý kết quả kiểm

tra

Thông báo kết quả kiểm tra

Người có thẩm quyền quyết định

Quyết định hành chính (ấn định, xử lý VPHC …) Giải quyết khiếu nại, khiếu

kiện (nếu có) Báo cáo, phản hồi hệ thống

kết quả KTSTQ

Cập nhật, lưu trữ hồ sơ

Kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan

(Chi cục HQ, Chi cục

KTSTQ Chuẩn bị kiểm tra

Thực hiện kiểm tra Báo cáo xử lý kết quả kiểm

tra

Thông báo kết quả kiểm tra

Quyết định hành chính (ấn định, xử lý VPHC …) Giải quyết khiếu nại, khiếu

kiện (nếu có) Báo cáo, phản hồi hệ thống

kết quả KTSTQ

Cập nhật, lưu trữ hồ sơ

Không đồng ý

Người có thẩm quyền quyết định

Chuyển tiến hành thanh tra, điều tra hình sự (nếu có) C h u yể n h ồ

Không có dấu hiệu VP

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)

- Thu thập, xử lý thông tin, lựa chọn đối tượng quản lý thu thuế nhập khẩu sau thông quan.

Thu thập, phân tích, xử lý thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến hiệu quả trong công tác kiểm tra sau thông quan, tạo ra cơ sở dữ liệu tổng thể về doanh nghiệp, ngành hàng, nhóm hàng. Trên cơ sở thông tin phân tích thu thập được, cơ quan Hải quan có thể chỉ ra những nhóm doanh nghiệp, nhóm ngành hàng, mặt hàng có rủi ro cao để tập trung nguồn lực quản lý hiệu quả. Ý thức được tầm quan trong của công tác thu thập, phân tích và xử lý thông tin, Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan Tỉnh Lạng Sơn đã phân công cán bộ chuyên trách, thu thập, phân tích và xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời để đáp ứng được nhu cầu công tác kiểm tra sau thông quan.

- Kiểm soát bộ hồ sơ: Trước khi tiếp nhận hồ sơ, công chức tiếp nhận tại

các chi cục trực tiếp phụ trách đã có sự tư vấn, hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hiểu rõ bản chất loại hình này để tránh những vướng mắc trong quá trình làm thủ tục Hải quan và thanh khoản hồ sơ sau này. Sau khi hồ sơ hoàn thiện đúng theo quy định của pháp luật, hàng hoá được thông quan. Bộ hồ sơ này sẽ được công chức tại Chi cục phúc tập hồ sơ kiểm tra rà soát lại lần cuối và chuyển vào lưu trữ nếu không phát hiện ra sai phạm. Trong thời gian 5 năm sau khi hàng hoá thông quan nếu nghi ngờ doanh nghiệp có sai sót thì Chi cục sau thông quan sẽ kiểm tra lại hồ sơ.

- Quản lý quá trình thông quan:

Để quản lý quy trình thông quan khẩu đòi hỏi cơ quan hải quan đầu tiên phải kiểm soát tốt bộ hồ sơ hải quan theo đúng quy trình nghiệp vụ sau đó là quản lý quá trình thông quan và cuối cùng là kiểm tra sau thông quan. Muốn làm được điều này thì cơ quan hải quan phải quản lý hồ sơ và quá trình thực hiện thông quan theo đúng Quy trình ngiệp vụ quản lý hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 1279/QĐ-TCHQ ngày 25/6/2009 của

Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan thay thế Quyết định số 929/QĐ- TCHQ ngày 25/5/2006. Hình 1.1 mô tả quy trình nghiệp vụ Quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất hàng XK.

DOANH NGHIỆP

NHẬP KHẨU SẢN XUẤT XUẤT KHẨU THANH KHOẢN

HẢI QUAN

Sơ đồ 3.3: Quy trình nghiệp vụ quản lý về hải quan đối với hoạt động NSXXK -Đăng ký hợp đồng NVL. - Đăng ký danh mục NVL và làm thủ tục NK - Tiến hành sản xuất sản phẩm. - Đăng ký định mức tiêu hao NVL trên một đơn vị sản phẩm. - Điều chỉnh định mức (nếu cần). - Đăng ký danh mục sản phẩm xuất khẩu Đăng ký làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm - Lập bộ hồ sơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế nhập khẩu sau thông quan tại cục hải quan tỉnh lạng sơn​ (Trang 62 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)