4.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lí thu thuế nhập khẩu của Cục
4.3.1. Tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán
cán bộ làm công tác kiểm tra sau thông quan
Để hạn chế tình trạng khai sai giá tính thuế Cục Hải quan Lạng Sơn cần những cán bộ công chức có trình độ lý luận và nghiệp vụ thực hiện việc quản lý trị
giá tính thuế. Bởi có trình độ lý luận mới có thể thuyết phục được doanh nghiệp nhận trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Thứ nhất, tạo điều kiện cho cán bộ công chức tham gia các khóa học
nâng cao trình độ, tổ chức tập huấn, truyền đạt kinh nghiệm về các lĩnh vực như: phân tích phân loại, ứng dụng công nghệ thông tin, kiểm tra sau thông quan cũng như khi thi tuyển công chức cần tuyển chọn những người có chuyên môn giỏi, có nhiệt huyết với nghề để thực hiện tốt công việc chuyên môn được giao. Cục Hải quan Lạng Sơn cũng cần xây dựng kế hoạch để cho các cán bộ tạo nguồn của đơn vị có điều kiện đi dự các lớp tập huấn, các lớp nghiệp vụ riêng cần thiết cho nguồn cán bộ lãnh đạo trong tương lai.
Cục Hải quan Lạng Sơn cần xây dựng quy chế, chế tài khuyến khích những cán bộ, công chức đã qua đào tạo đúng chuyên môn, nghiệp vụ Hải quan hoặc được đào tạo gần với chuyên môn, nghiệp vụ Hải quan phải luôn tự nâng cao trình độ nghiệp vụ ở mức độ cao hơn bằng các cách thức: Cục Hải quan, hoặc các Chi cục có thể cho cán bộ dãn hoặc nghỉ chuyên môn nhiệm vụ để đi học theo các khoá học tập trung, hoặc tạo điều kiện, giảm nhẹ công việc phần nào để có điều kiện đi theo học, hoặc vừa phải hoàn thành nghiệp vụ chuyên môn vừa phải tự học tập, nâng cao trình độ của bản thân theo các loại hình đào tạo đa dạng hiện nay.
Cần có các biện pháp hình thức khuyến khích hình thức đào tạo tập trung. Vì hình thức này luôn có chất lượng cao hơn các hình thức khác. Cần chú ý rằng, khi cán bộ công chức đã có kết quả cụ thể qua các lớp đào tạo thì Lãnh đạo đơn vị cần có chế độ khuyến khích vật chất và tinh thần hợp lý như thưởng, tăng lương sớm, hoặc được chú ý cân nhắc, đề bạt những vị trí công tác mới tuỳ theo trình độ và mức độ được đào tạo.
Thứ hai, đưa ra những chính sách khuyến khích sự sáng tạo trong công
trong công tác: Lý luận nâng cao kinh tế chính trị học chỉ rõ rằng suy cho đến cùng con người là yếu tố cơ bản quyết định sự tăng trưởng phát triển các đơn vị kinh tế nói riêng và của nền kinh tế - xã hội nói chung. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi chất lượng cán bộ công chức Cục Hải quan Lạng Sơn phải ngày càng được nâng cao. Để đáp ứng được yêu cầu đó Cục Hải quan Lạng Sơn phải có cơ chế thích hợp để khuyến khích cán bộ, công chức của mình phải tự đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề bản thân. Để thực hiện được điều đó, Cục Hải quan Lạng Sơn phải xây dựng được các tiêu chí để đánh giá chất lượng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng cán bộ, công chức. Hàng năm, phải đánh giá được trình độ chuyên môn của từng người theo các tiêu chí đó. Đồng thời, có sự động viên bằng vật chất và tinh thần kịp thời, xứng đáng với những người đạt được những tiêu chí đó và ngược lại với những người không đạt được hiệu quả công việc phải có biện pháp nhắc nhở, xử phạt đúng mức. Sự khuyến khích, động viên kịp thời về vật chất có hiệu quả và nhanh nhất là tiền lương và tiền thưởng xứng đáng, kịp thời.
Phải có kế hoạch cụ thể hàng năm để đưa những cán bộ quản lý đi tập huấn về nghiệp vụ quản lý, tập huấn học tập các nghị quyết của Đảng uỷ các cấp. Tập huấn học tập về cách thức vận dụng, các quan điểm chủ trương của Đảng uỷ các cấp vào cuộc sống biến các chủ trương thành hành động thực tiễn trong ngành Hải quan. Đồng thời để cho cán bộ quản lý trong Cục Hải quan Lạng Sơn luôn nắm bắt được những biến đổi, đổi mới thành tựu, hạn chế, xu hướng phát triển kinh tế thế giới, kinh tế trong nước đặc biệt là quan hệ kinh tế quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, sự đổi mới của các chính sách ngoại thương của Việt Nam trong hiện tại và tương lai... để có cơ sở xây dựng kế hoạch, quy hoạch nguồn cán bộ công chức của Cục Hải quan Lạng Sơn trong hiện tại và phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế quốc tế của đất nước cũng như của vùng, của địa phương.
Do tình hình gian lận thương mại qua việc khai định mức cao hơn thực tế ngày càng phổ biến và tinh vi hơn nên cần có một mô hình tổ chức thống nhất trong phạm vi toàn Cục về công tác tiếp nhận và đăng kí định mức, nên bố trí cán bộ chuyên trách về công tác này. Bên cạnh đó, cần quan tâm tổ chức thực hiện công tác thanh khoản hàng SXXK theo hướng chuyên trách, chuyên sâu…
Thứ ba, phải có quy hoạch phát triển một cách hợp lý. Vì vậy, để nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực ở Cục Hải quan Lạng Sơn ngày càng đáp ứng mọi yêu cầu đổi mới, nâng cao trong hội nhập kinh tế quốc tế thì Cục Hải quan Lạng Sơn cũng phải có quy hoạch hợp lý khoa học về phát triển nguồn nhân lực.
Quy hoạch phát triển nâng cao chất lượng nguồn cán bộ công chức Cục Hải quan Lạng Sơn kết hợp hài hoà hợp lý giữa các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngắn hạn và các kế hoạch, quy hoạch phát triển dài hạn. Kế hoạch phát triển ngắn hạn là kế hoạch phát triển nguồn cán bộ công chức của từng năm hoặc vài ba năm gắn liền với nhiệm vụ được giao trong từng năm hoặc vài năm đó. Còn kế hoạch phát triển dài hạn không chỉ là tổng thể các hữu cơ của các kế hoạch ngắn hạn mà còn dự báo được khả năng, xu hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương đặc biệt là xu hướng phát triển của hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, sự phát triển ngoại thương của quốc gia cũng như của địa phương, của lãnh thổ để xác định dự báo cơ cấu cán bộ công chức cả về số lượng, cơ cấu chất lượng. Đội ngũ cán bộ công chức Cục Hải quan Lạng Sơn hiện nay phải xây dựng dựa trên kế hoạch phát triển nguồn cán bộ công chức đến năm 2030. Kế hoạch dài hạn sẽ được thực hiện thông qua các kế hoạch ngắn hạn.
Thứ tư, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc của cán bộ,
lượng hàng hoá có giá trị lớn, với những mặt trái của cơ chế thị trường làm cho cán bộ công chức ngành Hải quan dễ bị tha hoá, sa ngã trước những sự cám dỗ của đồng tiền, tức là người cán bộ, công chức ngành Hải quan dễ bị sa sút về phẩm chất đạo đức của người cán bộ công chức nói chung. Bởi vậy, việc học tập rèn luyện giáo dục phẩm chất đạo đức của người cán bộ công chức đối với ngành Hải quan có vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu không giữ vững phẩm chất đạo đức của người công chức Nhà nước trong lĩnh vực hải quan họ chỉ cần cấu kết, “ăn giơ” với các đối tượng của Hải quan là họ có thể nhận hối lộ, bòn rút hàng tỷ đồng, thậm chí hàng chục, hàng trăm tỷ đồng đúng ra thuộc về ngân sách Nhà nước, điều đó gây thiệt hại, thất thoát lớn cho xã hội. Để nâng cao hơn nữa đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức trong thời gian tới Cục Hải quan Lạng Sơn vẫn phải tiếp tục thực hiện các biện pháp sau:
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo bồi dưỡng về giáo dục, chính trị tư tưởng, phẩm chất, đạo đức không những chỉ dừng ở lý thuyết nghe giảng, trả bài mà còn có chương trình dành cho các cán bộ, công chức tự luận điểm, liên hệ với đơn vị và bản thân mình.
- Phát động phong trào thi đua tự rèn luyện, tự kiểm tra và giám sát nhau, phát hiện kịp thời những hiện tượng tiêu cực của các cán bộ, công chức Hải quan trong khi làm nhiệm vụ. Những người phát hiện và tố cáo những hiện tượng tiêu cực phải được đánh giá đúng và khen thưởng kịp thời cả về vật chất và tinh thần.
- Học tập, rèn luyện và xây dựng tác phong làm việc đúng thời gian, giờ giấc, nghiêm túc trong giờ làm việc, làm việc có hiệu quả, chất lượng cao, đúng tác phong làm việc chuyên nghiệp của người Hải quan hiện đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cao của đất nước.