Quan tâm chính sách phát triển thương nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 102 - 105)

5. Bố cục của luận văn

4.2.5. Quan tâm chính sách phát triển thương nhân

UBND huyện Tam Đường cần tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các thương nhân buôn bán thương mại sản phẩm chè của huyện Tam Đường. Có những chính sách ưu đãi có đội ngũ thương nhân kinh doanh sản phẩm chè.

Bên cạnh đó cũng cần tăng cường giáo dục ý thức thực thi pháp luật, cung cấp thông tin giá cả thị trường, chất lượng hàng hóa cho các thương nhân, hỗ trợ các thương nhân trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan như đăng ký kinh doanh ngành hàng, đăng ký, thu nộp thuế...

UBND huyện cũng cần tổ chức cho thương nhân tham gia các lớp tập huấn, nghiệp vụ chuyên môn, phổ biến các quy định của pháp luật, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa...tạo điều kiện cho thương nhân tham gia thực hiện đúng các quy định của pháp luật và nâng cao chất lượng kinh doanh. Ngoài ra các thương nhân cũng cần phải được tập huấn các kiến thức về kinh doanh buôn bán trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế.

4.2.6. Quan tâm phát triển chất lượng, thương hiệu chè huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu

Nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu chè Tam Đường là hoạt động thiết thực nhằm đẩy mạnh sản xuất, chế biến và kinh doanh chè trên địa bàn huyện, đặc biệt nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm và thúc đẩy xuất khẩu chè ra nước ngoài. Tăng thu nhập cho các địa phương vùng chè và các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè, tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Để thương hiệu chè Tam Đường ngày càng phát triển. Các tổ chức và cá nhân, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh chè trên địa bàn huyện phải thực hiện nghiêm quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “chè Tam Đường”.

Chè Tam Đường xuất khẩu chiếm 30-40% còn tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 60-70% do đó trong những năm tới cần phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường để mở rộng xuất khẩu sang các nước, nhằm thu được nhiều ngoại tệ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của toàn huyện. Nghiên cứu để tạo ra

các sản phẩm chè mới phù hợp với nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của người dân. Mặt khác cần phải xây dựng các trung tâm đấu giá, quảng cáo chè của huyện Tam Đường. Tích cực nghiên cứu các khu vực thị trường, nghiên cứu các tập khách hàng để thu hút được nhiều khách hàng mới, mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.

Dựa vào những nguồn vốn đầu tư, trong những năm tới cần định hướng sản xuất đa dạng nhiều loại chè có chất lượng cao như các loại chè đóng lon, chai, chè ướp hoa quả, các loại chè đóng hộp, các loại chè dược liệu… nâng tổng sản lượng chè thành phẩm trong cơ cấu tiêu thụ. Tranh thủ nguồn vốn xúc tiến thương mại, hỗ trợ các cơ sở chế biến đã có thương hiệu tiếp tục hỗ trợ bao bì, nhãn mác, quảng bá sản phẩm thông qua việc tăng cường quảng bá vùng chè cũng như thương hiệu chè của Tam Đường bằng cách tham gia các hội chợ triển lãm, tham gia các hội thi trà các cấp…, nhân rộng mô hình sản xuất. Mở rộng và tiến hành thành lập các đại lý tiêu thụ chè, tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tìm đầu ra cho sản phẩm, trước mắt cũng như lâu dài.

Phó chủ tịch UBND huyện cũng đề nghị Bộ NN&PTNT, các bộ ngành trung ương cũng như UBND thành phố Lai Châu và các sở ngành cùng chung tay, hỗ trợ để ngành sản xuất chè ở Tam Đường ngày càng phát triển bền vững, hiệu quả. Hi vọng rằng, cùng với chè Thái Nguyên, chè đắng Cao Bằng..., thương hiê ̣u “chè Tam Đường” sẽ ngày càng vững mạnh, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân, công ty chè và các hộ gia đình trong huyện, góp phần tạo sự phát triển vững ma ̣nh của kinh tế đất nước.

Quản lý, xác nhận tiêu chuẩn sản phẩm, quản lý thương hiệu sản phẩm: các cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm địa phương, tuyên truyền vận động người sản xuất buôn bán chè thực hiện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đã công bố, kiểm tra thường xuyên và xử lý kịp thời vi phạm về tiêu chuẩn, thương hiệu sản phẩm.

Tập trung mọi nguồn lực để khai thác có hiệu quả, bền vững tiềm năng và lợi thế cây chè Tam Đường, trên cơ sở phát triển đồng bộ sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè gắn với việc áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, sản phẩm đa dạng, an toàn và chất lượng cao. Nâng cao đời sống người làm chè, cải thiện và bảo vệ môi trường. Nâng cao vị thế, giữ vững và quảng bá thương hiệu chè Tam Đường ở thị trường trong nước và trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)