Đặc điểm quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 25 - 26)

5. Bố cục của luận văn

1.2.3. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè

Quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè có đặc điểm khác biệt so với quản lý đối với cây trồng khác, cây chè là một cây trồng lâu năm, mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn vì vậy đòi hỏi phải có những đặc điểm khác biệt, cụ thể:

- Luôn có tính hệ thống: đối tượng quản lý đối với phát triển cây chè, suy cho cùng là con người. Theo Các Mác “Con người là tổng hòa các mối quan hệ”, là một thực thể xã hội phức tạp, gồm nhiều quan hệ khác nhau như quan hệ tổ chức, hành chính, kinh tế, văn hóa. Vì vậy, để tác động một cách có hiệu quả đối với phát triển cây chè, trong quá trình quản lý phải có hệ thống, tạo ra sự thống nhất từ trên xuống dưới giữa những người quản lý và người bị quản lý, chỉ có thể tạo sự thống nhất trong đa dạng thì quản lý mới đạt kết quả như mong muốn.

Mặt khác, mối quan hệ kinh tế giữa các hộ trồng chè, hợp tác xã, doanh nghiệp...là mối quan hệ đa dạng và phức tạp trong các hoạt động trồng - sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm chè. Do đó, cần có tính hệ thống khi quản lý, không tạo ra sự chống chéo, hạn chế những mâu thuẫn có thể xảy ra.

- Luôn có sự thay đổi theo sự phát triển của cây chè: cây chè luôn tồn tại và phát triển không ngừng, chuỗi phát triển cây chè vận động không ngừng, phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, cả về thời gian và không gian. Vì vậy, để quản lý hiệu quả ngành chè trong sự vận động, phát triển đó thì chính sách và

công cụ của nhà nước không ngừng thay đổi, bổ sung, chỉnh sửa để phù hợp với thực tế.

- Công cụ quản lý của nhà nước luôn được hoàn thiện: một mặt, sự phát triển ngành chè của lực lượng sản xuất luôn ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học kỹ thuật nên đòi hỏi phải có các cộng cụ quản lý tương ứng, hiện đại. Mặt khác, sự phát triển của chính khoa học kỹ thuật lại mở ra khả năng to lớn, hiệu quả thiết thực trong việc hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống các công cụ quản lý.

Các công cụ quản lý nhà nước luôn được luận chứng về mặt khoa học và kiểm nghiệm thực tế, phù hợp sát với thực tế nền kinh tế xã hội đất nước, địa phương, ngành, lĩnh vực, tức là có tính khả thi và hiệu quả. Bảo đảm tính ổn định tương đối của hệ thống công cụ quản lý và có xu hướng phát triển và hoàn thiện trong tương lai, phù hợp với khả năng, trình độ của cán bộ quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)