Hỗ trợ phát triển năng lực của cán bộ quản lý và cán bộ khuyến nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 99 - 101)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển

4.2.3. Hỗ trợ phát triển năng lực của cán bộ quản lý và cán bộ khuyến nông

Nâng cao hiệu quả quản lý phải khắc phục tình trạng một số cán bộ quản lý liên quan đến sản phẩm chè không có nghiệp vụ chuyên ngành, chủ yếu là quản lý theo kinh nghiệm, UBND huyện cần kiến nghị với sở công thương Lai Châu hoặc Bộ công thương mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công tác quản lý phát triển cây chè cho số cán bộ hiện có và đào tạo những cán bộ chuyên về công tác quản lý quy hoạch lâu dài cho địa phương. Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực ngành sản xuất chè, bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác khuyến nông. Xây dựng chương trình đào tạo,

bồi dưỡng với nội dung phù hợp với từng đối tượng, trước hết tập trung vào đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè và cán bộ quản lý thương mại của điạ phương, đồng thời đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng, đào tạo để phù hợp với điều kiện thực tế của từng xã. Để nâng cao hiệu quả đào tạo nâng cao năng lực quản lý, nhà nước hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực cho ngành sản xuất chè.

Vế cán bộ quản lý các đơn vị, cơ sở sản xuất, các trung tâm dịch vụ cần hỗ trợ mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, có các chuyên gia về từng lĩnh vực chuyên môn tham gia đào tạo, kết hợp học lý thuyết với tham quan, trao đổi thảo luận.Ngoài ra, huyện có thể tự tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày tại các xã với các hình thức thích hợp không chỉ cho cán bộ quản lý ngành chè mà còn cho cán bộ quản lý của các doanh nghiệp, cho người nông dân trồng chè.

Đặc biệt hơn chè Tam Đường dành tới 30 - 40% cho xuất khẩu vì vậy cũng cần có một đội ngũ quản lý am hiểu về thị trường và luật pháp quốc tế, am hiểu về những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, về thuế, về quy định xuất xứ hàng hóa để chè Tam Đường ngày càng nâng cao được giá trị.

Ngoài ra, để ngành sản xuất chè Tam Đường thực sự là ngành mũi nhọn, kết hợp sản xuất truyền thống và hiện đại, vấn đề có ý nghĩa quyết định là cần lực lượng cán bộ khuyến nông có kiến thức và kinh nghiệm. Hiện nay số người được đào tạo rất ít, đặc biệt là sự cập nhật các thông tin mới rất hạn chế, nên rất cần đào tạo cơ bản và đào tạo theo các chuyên đề, kết hợp các lớp huấn luyện kỹ thuật ngắn hạn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất chế biến chè.

Cán bộ kỹ thuật sản xuất nguyên liệu tại các cơ sản xuất là các cán bộ được đào tạo chuyên ngành trồng trọt, tại các vùng sản xuất quy mô hộ, các cán bộ khuyến nông cơ sở; tại các xưởng chế biến cơ giới là các cán bộ kỹ thuật chế biến tốt nghiệp các trường đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật chế biến, cơ điện; tại các vùng sản xuất quy mô hộ, các cán bộ khuyến nông định

kỳ thường xuyên được đào tạo tập huấn các chương trình kỹ thuật, nâng cao và cập nhật các thông tin mới.

Với các hộ sản xuất nhỏ cần có chính sách khuyến khích người sản xuất tham gia học tập tập trung cùng cán bộ khuyến nông hay các lớp huấn luyện ngắn hạn hoặc các chuyến tham quan học hỏi cộng đồng. Cần hình thành mạng lưới giáo viên, cộng tác viên, các chuyên gia kỹ thuật để chủ động trong đào tạo huấn luyện kỹ thuật. Cơ quan quản lý nông nghiệp huyện được giao nhiệm vụ lập kế hoạch đào tạo tập huấn hàng năm cho cả người sản xuất chè.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 99 - 101)