Quản lý tốt việc huy động và sử dụng vốn đầu tư đối với phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 98 - 99)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển

4.2.2. Quản lý tốt việc huy động và sử dụng vốn đầu tư đối với phát triển

nói riêng.

Lãnh đạo UBND huyện Tam Đường cần tiếp tục yêu cầu các tổ chức phải rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch vùng sản xuất chè, vùng chè sinh thái đã được quy hoạch, để tạo sự ổn định cho sản xuất. Đồng thời tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong vùng quy hoạch tổ chức sản xuất có hiệu quả.Trong quá trình quy hoạch UBND huyện đã chú ý đến việc phát triển cây chè Tam Đường hơn nữa, có kế hoạch gia tăng sản lượng chè sản xuất ra mang thương hiệu chè Tam Đường.

4.2.2. Quản lý tốt việc huy động và sử dụng vốn đầu tư đối với phát triển cây chè chè

UBND huyện Tam Đường cần thông báo công khai chương trình quy hoạch phát triển sản phẩm chè để mọi công dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận nghiên cứu và khai thác thông tin để có kế hoạch đầu tư. Trong đó nên thực hiện xã hội hoá việc phát triển sản phẩm chè của huyện Tam Đường với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư hoặc góp vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm chè của huyện Tam Đường, mở rộng diện tích nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả trong việc trồng kinh doanh sản phẩm chè. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản phẩm chè, trong đó nguồn vốn của doanh nghiệp, hộ kinh doanh và vốn vay là nguồn vốn chủ yếu để mở rộng và phát triển sản phẩm chè. Kết hợp lồng ghép giữa các nguồn vốn để bảo đảm hiệu quả sử dụng, Ngân sách nhà nước tập trung hỗ trợ đầu tư về mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật như hệ thống tưới tiêu, kênh mương và giống chè, ngoài ra cần sự đầu tư của các cá nhân và tổ chức kinh tế khác nhằm phát triển cây chè của huyện Tam Đường hơn nữa.

Quản lý sử dụng vốn đầu tư hiệu quả, tránh lãng phí, tiếp tục sử dụng vốn ngân sách địa phương và ngân sách hỗ trợ từ Nhà nước để đầu tư xây dựng các dự án về giao thông, thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè.

Các doanh nghiệp thu mua chế biến chè trên địa bàn thông qua các hình thức liên kết đầu tư, tạo nguồn vốn cho các hộ dân đẩy mạnh phát triển sản xuất nguyên liệu chè. Các hộ sản xuất chè huy động nguồn vốn tự có và thông qua các chương trình vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư cho cây chè. Ban hàng các chính sách cho nông dân vay vốn theo các nguồn vay của ngân hàng chính sách huyện cho hộ nghèo. Vay phân bón trả chậm, tranh thủ nguồn khuyến công đầu tư tại chỗ khuyến khích các hộ vay ưu đãi để xây dựng các xưởng chè chế biến mi ni tại các thôn bản xa nơi trung tâm để nâng cao chất lượng sản phẩm chè.

Đối với các doanh nghiệp đã và đang đầu tư cho cây chè của huyện Tam Đường, UBND huyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi về nguồn vốn để doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu nhằm phục vụ sản xuất ổn định, bền vững, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, đổi mới quy trình chế biến, nâng cao chất lượng chè, đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt, những doanh nghiệp bảo đảm được chất lượng sản phẩm chè đầu ra theo quy định thì sẽ được cấp phép để sử du ̣ng thương hiê ̣u chè Tam Đường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 98 - 99)