Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 43)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu năm 2012-2015 như thế nào?

- Những thành công, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế của quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu?

- Những giải pháp nào nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu trong tương lai?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Khung phân tích của luận văn

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

* Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp là những số liệu đã được xử lý và công bố chính thức trên các ấn phẩm, báo cáo, nghị quyết, tài liệu…Trong nghiên cứu này, thông tin thứ cấp là các tài liệu về công tác quản lý nhà nước

Nhân tố ảnh hưởng vai trò nhà nước

1. Nhóm các yếu tố vĩ mô 2. Nhóm các yếu tố môi trường ngành

Nội dung quản lý Nhà nước

1. QLNN đối với quy hoạch phát triển cây chè.

2. QLNN hỗ trợ vốn, tín dụng cho phát triển cây chè

3. QLNN giá cả thị trường sản phẩm chè

4. QLNN Kiểm tra, giám sát việc trồng, sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè.

5. QLNN các chính sách quảng cáo, xúc tiến TM.

Chỉ tiêu nghiên cứu

1.Nhóm chỉ tiêu quy hoạch PT cây chè 2.Nguồn vốn huy động cho PTcây chè 3.Giá cả thị trường sản phẩm chè

4.Hoạt động kiểm tra, giám sát

5.Hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại đối với SPchè.

đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu, cụ thể từ các nguồn sau:

- Nguồn thông tin công bố, các báo cáo của địa phương, các Sở, Ban, Ngành và các tổ chức có liên quan của tỉnh; kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan, các nghiên cứu của các cá nhân trong và ngoài nước có liên quan tới nội dung nghiên cứu đề tài.

- Các chủ trương đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 của tỉnh, huyện; Đề án phát triển và thâm canh cây chè chất lượng cao giai đoạn 2016 - 2020. Báo cáo kết quả chương trình cây chè năm 2014 và kế hoạch năm 2015 của huyện Tam Đường và các tài liệu khác liên quan đến tình hình trồng, sản xuất kinh doanh sản phẩm chè, tình hình quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè của huyện Tam Đường.

* Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện qua các phương pháp:

- Đánh giá nhanh nông thôn có người dân tham gia (PRA): Có nghĩa là trực tiếp tiếp xúc với người dân, người dân tự bộc lộ, tự mô tả những điều kiện sản xuất, những kinh nghiệm, những khó khăn và mong đợi của người dân. Điều tra và phỏng vấn trực tiếp những thuận lợi, khó khăn khi tạo lập và vận hành quá trình phát triển cây chè làm cơ sở để đưa ra những định hướng và những giải pháp.

- Phỏng vấn trực tiếp hộ bằng phiếu điều tra: được thực hiện thông qua các bước sau:

+ Chọn điểm điều tra: Như đã giải thích ở phần tiếp cận theo không gian (tiếp cận theo vùng), đồng thời căn cứ vào điều kiện tự nhiên, dân số và hiệu quả, chủng loại các loại chè đặc trưng cho từng vùng nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu điển hình tại 3 xã đại diện cho toàn huyện đó xã

Bản Bo, Nà Tăm, Sơn Bình. Đây là 3 xã trọng điểm của huyện Tam Đường, có diện tích chè lớn, và có trên 86% số hộ trong xã sống bằng nghề trồng chè.

+ Chọn hộ điều tra: Tại mỗi xã lại chọn ra các các hộ để điều tra theo hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo. Tiêu chí chọn hộ điều tra: căn cứ vào tiêu chí diện tích trồng chè, loại hình hộ, đồng thời căn cứ vào thu nhập để phân loại và chọn hộ điều tra.

+ Thời gian điều tra: năm 2015

+ Xác định quy mô hộ điều tra (theo công thức tính của Slovin):

n = N (1+ N*e2)

Trong đó:

n là kích thước mẫu (số hộ cần điều tra).

N là kích thước mẫu tổng thể (1.250 hộ trồng chè).

e là sai số mô hình (với độ tin cậy 95% thì sai số mô hình là 5%).

Ta có:

n = N

(1+ N*e2) = 1.250

(1+ 1.250*0,052)=303 (hộ)

Để đảm bảo độ chính xác cao trong điều tra, tác giả xác định quy mô số hộ điều tra là 303 hộ. Mẫu nghiên cứu được phân tổ điều tra như sau: mỗi xã lấy 101 mẫu, trong mỗi xã chọn 3 thôn (33 - 34 mẫu/thôn).

+ Phương pháp chọn mẫu: Các hộ được chọn để điều tra từ các thôn, xóm theo phương pháp phi ngẫu nhiên.

+ Thiết lập phiếu điều tra, bao gồm các nội dung:

Những thông tin về tình hình cơ bản của hộ như: Họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật, loại hình hộ, số khẩu, số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất, tình hình sản xuất, tình hình trang bị tư liệu sản xuất.

Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu nghiên cứu, tiến hành lập phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi được chia làm 5 nhóm khác nhau nhằm làm nổi bật lên các vấn đề như:

- Nhận thức và tình hình thực hiện quản lý nhà nước về phát triển cây chè của huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu.

- Về hiệu lực, hiệu quả của các chính sách quản lý - Về các công cụ pháp luật

- Về công tác tổ chức triển khai thực hiện các công cụ pháp luật.

- Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý, năng lực của đội ngũ cán bộ thực thi công tác quản lý.

Với quy mô chọn mẫu ngẫu nhiên, tiến hành phát phiếu điều tra trực tiếp cho 50 người thuộc các đối tượng lãnh đạo các phòng Kinh tế, quản lý đô thị, phòng kế hoạch, phòng nông nghiệp, chủ các doanh nghiệp, các nhà máy SXKD sản phẩm chè, các hộ sản xuất chè, trong đó vẫn tập trung phần lớn số phiếu tại phòng Kinh tế. Mục đích của việc làm này nhằm điều tra và xem xét thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè của huyện Tam Đường. Từ đó rút ra được những vấn đề còn tồn tại, đồng thời đề tài cũng xem xét, đánh giá về hiệu quả quản lý nhà nước, tác động của nó tới người trồng chè, các công ty và các cá nhân, tổ chức kinh doanh sản phẩm chè của huyện Tam Đường.

2.2.3. Phương pháp Tổng hợp số liệu

- Luận văn sử dụng phần mềm Eview, Excel làm công cụ tổng hợp. - Các số liệu sau khi xử lý, tổng hợp được trình bày trên bảng thống kê và đồ thị thống kê.

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp này được sử dụng để phân chia đối tượng nghiên cứu theo các nội dung khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Thông qua phân tổ thống kê cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm. Nghiên cứu sử dụng kiểm định để kiểm định sự sai khác giữa các tổ.

* Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của huyện, và thực trạng quản lý nhà nước đối với việc phát triển cây chè của hộ qua các năm. Thông qua việc sử dụng các mức độ như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình để mô tả về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm các hộ nghiên cứu về cơ cấu, nhân lực, thông tin chung và kết quả sản xuất kinh doanh của hộ điều tra.

* Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp thống kê so sánh được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế, trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp này nhằm tính các tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng, xác định mức biến động tương đối và tuyệt đối của dân số, lao động nông nghiệp, xu hướng biến động của đất chè qua các năm, hiệu quả kinh tế giữa các loại hình hộ trên địa bàn huyện.

* Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia một số vấn đề như: những thành công và tồn tại trong việc phát triển cây chè của huyện, hiệu lực, hiệu quả của các chính sách, công cụ đang thực thi và thu thập những ý kiến đóng góp để hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Nhóm các chỉ tiêu quy hoạch phát triển cây chè * Nguồn vốn huy động cho phát triển cây chè

* Giá cả thị trường sản phẩm chè

* Hoạt động kiểm tra, giám sát khi trồng, sản xuất chế biến và tiêu thụ chè

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU

3.1. Đặc điểm của huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1.Vị trí địa lý

Huyện Tam Đường nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lai Châu, với tổng diện tích tự nhiên là: 68.736,97 ha, tọa độ địa lý từ 220 10’ đến 220 30’ độ vĩ bắc, 1030 18’ đến 1030 46’ độ kinh đông.

- Phía Bắc giáp huyện Phong Thổ và huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai; - Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ và thị xã Lai Châu;

- Phía Đông giáp huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai;

- Phía Nam giáp huyện Sìn Hồ và huyện Than Uyên.

Với lợi thế nằm trên chuỗi đô thị biên giới vùng Tây Bắc (theo quy hoạch của Bộ Xây dựng) là (hạt nhân) phát triển của “Vùng kinh tế động lực quốc lộ 32; 4D” là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, là cầu nối các tua du lịch Sa Pa - Lai Châu - Sìn Hồ, Sa Pa - Ma Lù Thàng, Sa Pa - Tam Đường - Điện Biên…

Huyện Tam Đường có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Sùng Phài, Nùng Nàng, Bản Giang, Bản Hon, Thèn Sin, Tả Lèng, Hồ Thầu, Giang Ma, Bình Lư, Sơn Bình, Nà Tăm, Bản Bo, Khun Há và thị trấn Tam Đường.

3.1.1.2. Địa hình thổ nhưỡng

Tam đường là huyện có địa hình phức tạp được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Địa hình chủ yếu là đồi núi, độ cao từ 600 - 1.200 m so với mực nước biển; Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài hơn 80 km với đỉnh Phanxipăng cao 3.143 m, phía Đông là dãy Pu Sam Cáp kéo dài khoảng 60 km, xen kẽ những dãy núi cao là các thung lũng và sông suối...

- Thung lũng Tam Đường - Bản Giang: 3500 ha, dốc thoải đều từ Bắc xuống Nam, độ cao trung bình 900m.

- Thung lũng Tam Đường - Thèn Sin chạy dài theo suối Nậm So: 500 ha. - Thung lũng Bình Lư - Nà Tăm - Bản Bo: 1.800 ha, độ cao 600 - 800 m. Đây là các vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp, vùng trọng điểm về cây lương thực, cây công nghiệp.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn *Khí hậu:

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, được chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 - 9, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8 chiếm 75 - 80% tổng lượng mưa trong năm, trung bình từ 1.800 - 2.000 mm/năm, cao nhất 2.500 mm/năm, xuất hiện mưa đá, trung bình 1,6 lần/năm.

Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khô hanh, ít mưa, lạnh và thường xuất hiện sương mù, sương muối vào tháng 12, 1 ở vùng cao như: Đèo Sa pa, đèo Giang Ma…

Biên độ dao động nhiệt khá mạnh, trung bình khoảng 8 - 90C, vào mùa Đông lên tới 9 - 100C, có nơi 11- 120C. Tuy nhiên, ở một số nơI có độ cao trên 1.000 m, trị số biên độ ngày đêm giảm, trung bình khoảng 7 - 80C, vào mùa Đông nhiệt độ khoảng 8 - 90. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 - 260C, nhiệt độ cao nhất 350 độ C, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 0 độ C.

- Chế độ nắng: Số giờ nắng trung bình năm từ 2.100 - 2.300 giờ/năm. - Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình là 83%, độ ẩm thấp nhất là 56% - Hướng gió: hướng gió chính là hướng Đông Nam, tốc độ gió trung bình từ 1-2m/s, trong cơn giông có thể đạt từ 30-40m/s.

- Bốc hơi: lượng bốc hơi nước trung bình năm là 889,6mm

* Thủy văn:

Hệ thống sông suối phân bổ tương đối đều với 2 hệ thống sông suối chính: - Sông Nậm Mu: Chảy qua Nà Tăm, Bản Bo được hình thành từ 4 con suối chính: Suối Nậm Giê từ đỉnh SaPa, suối Nà Đa từ Hồ Thầu, suối Nậm Đích từ Khun Há, suối Nậm Mu từ Bản Hon, đây là các con suối đầu nguồn sông Đà, cung cấp nước chủ yếu cho thủy điện Bản Chát, thủy điện Huội Quảng và thủy điện Sơn La.

- Suối Nậm So từ Tả Lèng qua xã San Thàng (thị xã Lai Châu), xã Thèn Sin hoà vào dòng Nậm Na. Đây là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho khu vực đô thị thị xã Lai Châu và cho các xã lân cận. Do địa hình huyện tương đối phức tạp, các con sông có độ dốc lớn nên có nhiều khả năng xây dựng các trạm thủy điện nhỏ và vừa.

Theo đánh giá, khu vực huyện Tam Đường có tầng đá vôi Điệp Đồng Giao hay gặp các hang động Castơ, nguồn nước ngầm tương đối phong phú, tuy nhiên chưa có kết quả thăm dò trữ lượng cụ thể nên việc khai thác còn hạn chế.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động

Huyện Tam Đường có 44.108 nhân khẩu, với 7.017 hộ, trong đó dân số khu đô thị có 4.874 người, chiếm 11,05% dân số toàn huyện, dân số nông thôn có 39.234 người, chiếm 88,95% dân số toàn huyện và có quy mô hộ là 5,68 người/hộ, mật độ dân số bình quân 58 người/km2. Nữ giới chiến 50,5%, nam giới chiếm 49,5%. Huyện Tam Đường có 12 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm đa số, trên 84%, đời sống của các dân tộc còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao.

Bảng 3.1. Thống kê dân số huyện Tam Đường giai đoạn 2012 - 2015 Năm Dân số trung bình (người) Số người trong độ tuổi lao động (người) Chia theo giới tính Chia theo thành thị, nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2012 49.333 25.993 24.504 24.829 6.008 43.325 2013 50.719 26.881 25.149 25.570 6.387 44.332 2014 52.032 27.919 26.161 25.871 6.543 45.489 2015 53.270 28.804 27.070 26.200 6.825 46.445 Tỷ lệ của từng bộ phận dân số (%) 2012 100 58,6 49,6 50,32 12,1 87,9 2013 100 52,9 49,5 50,5 12,5 87,5 2014 100 53,65 50,2 49,8 12,5 87,5 2015 100 54,07 50,8 49,2 12,8 87,2

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu

và nguồn phòng Lao động thương binh xã hội huyện Tam Đường)

Qua bảng số liệu có thể thấy rằng, dân cư huyện Tam Đường vẫn tập trung chủ yếu ở nông thôn. Tuy nhiên, năm 2012, tỷ lệ dân cư ở nông thông chiếm 87,82% tương đương 43.325 người, đến năm 2015 chỉ còn 87,2% tương đương 46.445, cho thấy huyện Tam Đường có mức độ đô thị hóa khá nhanh, tuy nhiên Tam Đường vẫn là một huyện có dân số ở khu vực nông thôn lớn và sản xuất nông nghiệp vẫn là nguồn thu chủ yếu của các hộ dân tại khu vực nông thôn.

Nguồn lao động của huyện Tam Đường khá dồi dào, chiếm tỷ lệ khá cao, năm 2015 đạt 61% tương đương 26.905 người trong tổng dân số của huyện,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)