Các yếu tố môi trường ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 32 - 34)

5. Bố cục của luận văn

1.3.2. Các yếu tố môi trường ngành

- Sự phát triển ngành chè

Thực trạng phát triển của ngành chè cũng là cơ sở ảnh hưởng lớn đến quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè. Từ những thực trạng thành công, hạn chế, thuận lợi và khó khăn đó Nhà nước đã có những chính sách trong việc quy hoạch tổng thể diện tích chè ở các vùng và những chính sách ưu đãi cho việc trồng chè như ưu đãi về vốn, tín dụng, khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình trồng, sản xuất chế biến chè. Tất cả các chính sách của Nhà nước đều có tác động tích cực kích thích sự phát triển của ngành chè. Ngành chè phát triển kéo theo sự phát triển của chè của các địa phương. Vì vậy ta có thể khẳng định cây chè các địa phương đang hòa mình vào sự phát triển chung của toàn ngành chè.

- Chương trình quảng cáo, xúc tiến thương mại sản phẩm chè

Các hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại sản phẩm từ cây chè cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực của các chính sách QLNN về phát triển cây chè. Các hoạt động đó nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm chè đến đông đảo công chúng, từ đó làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. Các hoạt động này

ngày càng phát triển với những hình thức đa dạng, phong phú trên các phương tiện truyền thông, các phương tiện đại chúng và được thực hiện cả trong, ngoài nước. Do đó Nhà nước cần phải có những chính sách quản lý đối với hoạt động này, đảm bảo sự ổn định, cung cấp cho xã hội những thông tin chính xác bảo vệ người tiêu dùng và đồng thời kích thích phát triển trồng và phát triển cây chè. Nội dung quản lý nhà nước cần phải thay đổi sao cho phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại, sự phát triển của sản phẩm chè.

- Sự tác động hiệp hội ngành chè (Vitas)

Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas) có tác động rất lớn đến hiệu quả, hiệu lực của các chính sách QLNN đối với phát triển cây chè. Bởi vì hiệp hội chè Việt Nam là cơ quan quản lý trực tiếp các doanh nghiệp kinh doanh chè, quản lý các hoạt động thương mại sản phẩm chè. Vitas đóng vai trò như một “nhạc trưởng” hướng dẫn các hội viên thực hiện cam kết của mình về sản xuất chè, bảo đảm an toàn thực phẩm và vệ sinh công nghiệp. Vitas cũng tham gia vào hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, cam kết thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Do đó thông qua Vitas mà Nhà nước có thể biết được tình hình sản xuất, kinh doanh chung về sản phẩm chè, biết được hiệu quả thực thi theo quy định của nhà nước, những vấn đề còn tồn tại trong thực tế. Từ đó Nhà nước sẽ có sự điều chỉnh trong quản lý, hoàn thiện bổ sung cho các nội dung, phương cách quản lý đầy đủ hơn. Hiệp hội chè Vitas chịu sự quản lý tác động của Nhà nước, nhưng Vitas cũng lại điều hành hoạt động SXKD của các hộ gia đình, doanh nghiệp, đưa ra các định hướng quy hoạch phát triển cho các địa phương.

- Môi trường doanh nghiệp

Môi trường của chính các doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng lớn đến các chính sách quản lý của Nhà nước. Các doanh nghiệp có quan tâm, thực hiện

theo các quy định của Nhà nước, có hưởng ứng nhiệt tình các quy định thì việc thực thi các chính sách mới đem lại hiệu quả cao. Chính sự nhận thức, ý thức chấp hành của các doanh nghiệp theo các quy định của Nhà nước sẽ giúp cho việc thực thi theo quy định đạt hiệu quả. Sự hiểu biết về luật pháp, về môi trường kinh tế quốc tế và sự tuân thủ theo các chính sách luật pháp của Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách.

1.4. Một số kinh nghiệm thực tế quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè của một số huyện thuộc các tỉnh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)