5. Bố cục của luận văn
1.4.2. Kinh Nghiệm của huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là một trong những tỉnh có diện tích chè lớn, toàn tỉnh hiện có 16,3 nghìn ha (năm 2014), trong đó diện tích chè kinh doanh 14,7 nghìn ha, năng suất bình quân đạt 10,3 tấn/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 152 nghìn tấn. Trong đó, huyện Thanh Ba là huyện miền núi tây bắc tỉnh Phú Thọ. Huyện Thanh Ba có 27 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thị trấn huyện lỵ (Thanh Ba) và 26 xã. Thanh Ba là huyện giàu tiềm năng đất đai có khả năng phát triển và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa, chất lượng đất tốt, nguồn nước phong phú, khí hậu thuận lợi để tạo điều kiện cho cây chè phát triển. Cây chè đã và đang khẳng định vai trò, vị thế là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người dân khu vực nông thôn, miền núi. Để đạt được những thành công đó, huyện Thanh Ba đã nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển cây chè theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng chè nguyên liệu.
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền về phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè. Đặc biệt tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến chè; tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở chế biến chè, kiên quyết xử lý đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện sản xuất, chế biến theo quy định. Đồng thời chỉ đạo mở rộng diện tích sản xuất chè an toàn theo GAP, thực hiện đăng ký chứng nhận sản xuất chè an toàn. Tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (giống mới, hái dãn lứa, kết hợp trồng cây che bóng, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh; ứng dụng cơ giới hoá ...)
- Chỉ đạo các cơ quan ban ngành và các hộ gia đình, doanh nghiệp chè tiến hành rà soát diện tích trồng chè, quy hoạch vùng nguyên liệu, thay thế những giống chè cũ năng suất, chất lượng thấp bằng những giống chè mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao hơn; đẩy mạnh sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP... Đồng thời, tích cực đổi mới công nghệ chế biến, tăng cường quảng bá thương hiệu nhằm nâng cao giá trị và thu nhập từ ngành chè.
- Phối hợp với các cơ sở trọng điểm, rà soát, phân loại cụ thể các cơ sở chế biến để có biện pháp quản lý phù hợp. Tăng cường kiểm tra việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng về cơ sở chế biến đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm; song song với phát triển chè đen, chú trọng đẩy mạnh chế biến chè xanh chất lượng cao gắn với xây dựng thương hiệu chè Thanh Ba tỉnh Phú Thọ. Khuyến khích doanh nghiệp liên kết, hình thành các vùng nguyên liệu nhằm kiểm soát tốt dư lượng thuốc BVTV, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm trong sản xuất chè nguyên liệu phục vụ nhà máy.
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các mô hình có hiệu quả (trồng cây che bóng, bón phân chuyên dùng, sản xuất an toàn…); hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh; trồng cây che bóng; sử dụng máy hái chè đúng kỹ thuật, sản xuất theo hướng an toàn đảm bảo phát triển bền vững vùng nguyên liệu chè. Tăng cường công tác điều tra dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh hại chè và hướng dẫn nông dân phòng trừ hiệu quả, an toàn; đề xuất hình thức dịch vụ phát triển cây chè. Đẩy mạnh công tác quản lý việc kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng chè, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất chè như: Trồng cây che bóng, kỹ thuật bón phân; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, sử dụng máy hái chè đúng kỹ thuật; sản xuất chè theo quy trình an toàn, thiết kế đồi chè chống xói mòn, mật độ trồng hợp lý, bón phân cân đối, quản lý dịch hại
tổng hợp IPM, sản xuất chè theo quy trình an toàn; đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hoá khâu đốn, hái, phun thuốc bảo vệ thực vật.
- Tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết, sản xuất gắn với chế biến tiêu thụ, đẩy mạnh vai trò hoạt động của các hợp tác xã sản xuất chè đã có và tiếp tục phát triển các hợp tác xã mới. Xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác xã sản xuất chè; tổ hợp tác dịch vụ về giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để tổ chức sản xuất theo chuỗi, đảm bảo quản lý chất lượng an toàn, và truy xuất nguồn gốc sản phẩm chè. Nghiên cứu chỉ đạo phát triển các câu lạc bộ chè, liên kết thành hiệp hội chè của huyện để nâng cao chất lượng, hiệu quả ngành chè. Khuyến khích doanh nghiệp liên kết, hình thành các vùng nguyên liệu nhằm kiểm soát tốt dư lượng thuốc BVTV, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm trong sản xuất chè nguyên liệu phục vụ nhà máy.