Tăng cường mối quan hệ giữa người trồng, sản xuất và kinh doanh chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 101 - 102)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển

4.2.4. Tăng cường mối quan hệ giữa người trồng, sản xuất và kinh doanh chè

Chính sách “bốn nhà” gồm Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông đã đem lại những hiệu quả cho ngành chè, do có sự hỗ trợ và điều tiết ở các khâu sản xuất - chế biến và tiêu thụ chè. Cần từng bước thực hiện liên kết “4 nhà’’ trong công tác phát triển cây chè để đảm bảo khép kín từ khâu sản xuất, kinh doanh, chế biến và tiêu thụ chè. Xây dựng cơ chế để khuyến khích, nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời quản lý tốt của đội ngũ cán bộ khuyến nông nhất là đội ngũ cán bộ khuyến nông phát triển cây chè.

Các doanh nghiệp không có cơ sở sản xuất chè hoặc chưa có mối quan hệ gắn bó với các cơ sở sản xuất chè, người trồng chè nên vấn đề nguyên liệu luôn luôn xảy ra. Người nông dân trong thời kỳ cao điểm thì không bán được chè, hoặc bán chè nhưng với giá thấp, còn nhà sản xuất chế biến thì lại có tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến. Như vậy cần phải có biện pháp tăng cường mối quan hệ giữa người nông dân trồng chè, các cơ sở sản xuất, nhà máy thu mua chế biến và các doanh nghiệp kinh doanh chè thành một chuỗi giá trị liên kết ràng buộc nhau, các bên đều có lợi để phát triển mở rộng ngành chè hơn nữa. Các doanh nghiệp có thể hỗ trợ cho người nông dân về giống, phân bón, về vốn… trong khi đó người nông dân lại cam kết cung cấp nguyên liệu với chất lượng cao mà giá lại hợp lý.

Cụ thể hóa nội dung và trách nhiệm của các bên tham gia mô hình liên kết 4 nhà đã được nêu ra trong quyết định 80. Các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ chè với đại diện các hợp tác xã, chủ trang trại; hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng vùng chè gắn với các cơ sở chế biến. Doanh nghiệp phải bao tiêu được đầu ra với khối lượng lớn, ổn định và lâu dài, độc quyền được một vài yếu tố đầu vào và đảm nhận công tác hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn sản xuất, quản lý tiêu thụ sản phẩm. Chính quyền địa phương (UBND xã, trưởng thôn) thực hiện vai trò yểm trợ và kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng đã ký thông qua các hoạt động: tuyên truyền, giải thích về ý nghĩa, tác dụng của phương thức hợp đồng tiêu thụ, tổ chức trao đổi bàn 3 bên giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân về điều khoản quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Trong đó có cơ chế về khối lượng, cơ chế về giá… thích hợp. Đồng thời tỉnh cũng phải có chế tài mạnh đối với bên nào vi phạm hợp đồng. Nội dung và cách thức tiến hành thực hiện theo Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT.

Phân vùng sản xuất chè, quan tâm doanh nghiệp, HTX hiện có tại huyện. Yêu cầu doanh nghiệp phải quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu, hợp đồng, đầu tư, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm trực tiếp cho người dân. Kêu gọi các doanh nghiệp có năng lực đầu tư vào vùng chè có ưu thế của các địa phương như xây dựng vùng chè đặc sản ở xã Bản Bo, Nà Tăm, Sơn Bình. Sản xuất theo hướng hàng hóa, mở rộng mô hình cam kết thu mua chè búp tươi của người dân địa phương, đồng thời đảm bảo quy trình công nghệ trước và sau thu hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)