Giá cả thị trường sản phẩm chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 65 - 68)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3. Giá cả thị trường sản phẩm chè

Việc kiểm soát giả cả sản phẩm chè trên địa bàn huyện Tam Đường được lãnh đạo huyện quan tâm, thông qua tham mưu của Phòng Kế hoạch Tài Chính. Giá sản phẩm chè quyết định đến hiệu quả, doanh thu của người dân trồng chè và của các doanh nghiệp, do đó vấn đề kiểm soát giá cả sản phẩm chè trên thị trường có vai trò quan trọng. Trong thực tế do đặc tính của cây chè là mọc trên sườn đồi mà các luống chè san sát nhau nên không thể dùng máy móc để làm cỏ và thu hoạch được vì vậy từ khâu làm cỏ, bón phân, thu hái và sao chè tất cả đều dùng sức người 100%. Khi bán chè người nông dân thường thu hoạch theo từng đợt để theo dõi giá chè. Khi chè được giá so với chi phí họ bỏ ra thì họ sẽ đem ra bán cho các doanh nghiệp còn chưa được giá thì họ sẽ không thu hoạch. Vì chè không thu hái thì cũng không bị hỏng nên họ có thể làm như vậy. Giá chè thường không do người trồng chè quy định và thay đổi theo mùa, có sự chênh lệch về giá giữa mùa hè, mùa đông và mùa lễ tết. Các

doanh nghiệp thường thu gom chè với số lượng lớn để trong kho, chờ dịp đến mùa đông và lễ tết khi giá chè ở mức cao thì đưa ra thị trường tiêu thụ.

Để ổn định tình hình kinh doanh sản phẩm và đảm bảo lợi ích cho người trồng, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè nói chung và sản phẩm chè của huyện Tam Đường nói riêng trên thị trường. Đồng thời để đảm bảo việc cân đối thu của người dân và doanh nghiệp trong chuỗi giá trị hàng hóa, nhà nước cũng có những quy định đối với giá cả sản phẩm chè. Chính sách này nhằm ổn định giá sản phẩm chè tạo điều kiện cho người trồng chè thu được lợi nhuận, tránh những bất ổn do thị trường gây ra, tránh được sự ép giá của các thương nhân. Ngoài ra chính sách này còn là một khung pháp lý cho những người kinh doanh sản phẩm chè tuân theo các quy định của pháp luật, không ép giá đối với người trồng chè, bán chè với mức giá không hợp lý ra thị trường nhằm cạnh tranh không công bằng. Ta có thể thấy mức giá chè tươi trong những năm qua là khá ổn định thông qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.3. Mức giá thu mua 1kg chè búp tươi từ năm 2012 - 2015

(Nguồn: Phòng kinh tế huyện Tam Đường)

Ta thấy mức giá bán 1kg chè búp tươi không có sự biến động nhiều qua các năm, có được điều đó một phần là do các chính sách quản lý của Nhà nước

5000 5500

8000 8500

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Giá chè búp tươi (đồng)

đã làm cho giá cả sản phẩm chè được ổn định. Các chính sách này đã đem lại sự ổn định trong thu nhập cho người trồng chè trong những năm qua.

Nhà nước và UBND huyện cần phải có các văn bản cụ thể hơn về chính sách giá cả đối với sản phẩm chè nhất là trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động về giá cả, lạm phát, sản xuất chè gặp nhiều thiên tai, dịch bệnh. Chính sách liên quan đến giá cả nhằm đảm bảo lợi ích cho cả người sản xuất và người tiêu dùng sản phẩm chè.

Bảng 3.5: Bảng báo giá chi tiết chè Tam Đường giai đoạn 2012 - 2015

ĐVT: nghìn đồng STT Tên sản phẩm (1kg) Năm TB giai đoạn 2012 2013 2014 2015 01 Chè Kim Tuyên 780 800 830 900 827 02 Chè Ô long xanh 550 580 600 600 582 03 Chè Ô long đen 400 430 430 450 427 04 Chè Shancha 300 300 350 350 337 05 Chè Matcha 200 250 300 300 262 (Nguồn: www.chetamduong.com)

Có rất nhiều sản phẩm chè có thương hiệu không những đáp ứng được thị hiếu trong nước mà đáp ứng được cả những khách hàng khó tính, hàng năm xuất khẩu với khối lượng lớn như Trà Ô Long xanh, Ô long đen, Trà Kim Tuyên, ... đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Đài Loan, Ấn Độ, Afghanistan, Pakistan. Năm 2014, sản phẩm chè kim tuyên của Công ty Cổ phần Phát triển chè Tam Đường được vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2014” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương cùng một số

các ban, ngành tổ chức trao tặng, đây là giống chè của Đài loan được Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển chè Tam Đường đã đưa về trồng tại vùng đất Tam Đường - Lai Châu. Những thành công đến từ định hướng chiến lược phát triển thương hiệu chè sạch, chất lượng cao theo hướng bền vững. Còn các loại chè khác thì so với giá chè bình quân trong toàn tỉnh từ 300.000 - 400.000 đồng/1kg thì chè Tam Đường luôn cao gấp đôi đặc biệt, sản phẩm chè Matcha riêng có ở Tam Đường dịp tết được bán với giá gần 350.000 đồng/kg hay chè ô long xanh đạt 600.000đ/1kg.

Nhìn chung, trong giai đoạn hiện nay, giá chè Tam Đường đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn rất thấp, thấp hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh. Qua bảng báo giá trên ta thấy, giá chè Tam Đường đã tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chênh lệch về giá là do cơ cấu và chất lượng sản phẩm chè quyết định đã được tăng lên. Do giá nguyên liệu khá thấp và không ổn định, giá bình quân 7.000 - 10.000đ/kg, có những tháng thu hái chè rộ giá chè búp tươi xuống đến 5.000đ/kg đã ảnh hưởng đến tâm lý người trồng chè, người dân hạn chế thậm chí không đầu tư vào chăm sóc, không muốn thu hái chè dẫn đến các cơ sở chế biến bị thiếu nguyên liệu.

Có thể thấy rằng, liên kết giữa các cơ sở, công ty chế biến với các hộ trồng và thu mua nguyên liệu cũng không được chặt chẽ. Hầu như các đơn vị chế biến chưa có hợp đồng thu mua chè búp tươi hoặc bán cổ phần nhà máy chế biến cho các hộ trồng chè. Vì tâm lý Doanh nghiệp chưa tin tưởng sợ đầu tư vào vùng nguyên liệu nhưng người dân không thực hiện cam kết theo hợp đồng, khi có nguyên liệu thì bán chui cho các cơ sở chế biến mi ni đang hình thành ngày một nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 65 - 68)