Quản lý nhà nước đối với việc kiểm tra, giám sát khi trồng, sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 68 - 75)

5. Bố cục của luận văn

3.2.4. Quản lý nhà nước đối với việc kiểm tra, giám sát khi trồng, sản xuất

Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với trồng, sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè được nhà nước chú trọng quan tâm đúng mức, thông qua các hoạt động kiểm tra, giám sát về giống cây trồng, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, chê biến và đưa ra thị trường tiêu thụ.

- Cơ cấu giống: Trong giai đoạn 2012 - 2015 đã sử dụng 100% giống chè giâm cành chất lượng cao như chè Kim Tuyên, Shan trên diện tích chè trồng mới và tái canh.

- Về kỹ thuật làm đất, trồng chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh: Đã tăng cường cán bộ kỹ thuật các phòng chuyên môn của huyện xuống phối hợp với công ty, UBND các xã vùng Đề án tổ chức tập huấn hướng dẫn nhân dân làm đất, trồng, chăm sóc, đốn tỉa, phòng trừ sâu bệnh, thu hái theo quy trình kỹ thuật cho cây sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng cao. Nhưng hiện nay khâu sản xuất, chế biến chè của huyện đang gặp nhiều khó khăn do việc thu hái nguyên liệu không đảm bảo kỹ thuật: công tác bảo quản, chế biến chè hiệu quả chưa cao, người dân còn bảo quản theo thói quen sản xuất cũ, chè bị dập nát và còn lẫn nhiều vật tạp. Do địa hình, giao thông của các xã còn nhiều khó khăn, việc vận chuyển chè từ nơi thu hái đến nơi sản xuất mất rất nhiều công sức, thời gian cũng như sản phẩm chè búp tươi bị đóng bao nén chặt khi vận chuyển làm chất lượng giảm sút; sản phẩm chè sau khi chế biến vị chè không được ngon, mùi không thơm và nước không được xanh như tiềm năng vốn có của sản phẩm chè.

Về việc kiểm tra, giám sát đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phòng Nông nghiệp trên địa bàn huyện chỉ đạo trực tiếp, quan tâm nhất là vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của các hộ trồng chè trên địa bàn các xã, tuyên truyền cho người dân về thông tin và các loại thuốc và cách sử dụng.

Hiện tại thị trường thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Tam Đường rất đa dạng, thuốc bảo vệ thực vật dùng cho nhiều loại cây trồng, trong đó có chè. Kết quả điều tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các nông hộ trồng chè như sau:

Bảng 3.6. Tổng hợp tình hình sử dụng thuốc BVTV của các nông hộ tại các xã, thị trấn của huyện Tam Đường

Đơn vị tính: % STT Xã, thị trấn Tỷ lệ hộ dùng thuốc BVTV không theo khuyến cáo Tỷ lệ hộ dùng thuốc BVTV an toàn theo khuyến cáo Tỷ lệ hộ dùng thuốc BVTV không an toàn Tỷ lệ hộ hiểu biết về các loại thuốc BVTV an toàn trong danh mục 1 Thị trấn Tam Đường 12,4 87,6 5,2 85,7 2 Xã Sùng Phài 13,3 86,7 5,7 87,6 3 Xã Nùng Nàng 21,0 79,0 15,2 60,0 4 Xã Bản Giang 15,7 84,3 5,2 88,1 5 Xã Bản Hon 10,0 90,0 8,6 82,4 6 Xã Thèn Xin 19,5 80,5 9,0 80,5 7 Xã Tả Lèng 24,8 75,2 19,5 55,7 8 Xã Hồ Thầu 20,4 79,6 10,6 89,4 9 Xã Giang Ma 18,5 81,5 23,5 76,5 10 Xã Bình Lư 15,5 84,5 17,6 82,4 11 Xã Sơn Bình 12,4 87,6 9,3 90,7

12 Xã Nà Tăm 11,7 88,3 8,8 91,2 13 Xã Bản Bo 16,8 83,2 4,0 96 14 Xã Khun Há 19,5 80,5 9,7 90,3

(Nguồn: Phòng NN & PTNT)

Một số hộ trồng chè hiện nay vẫn còn thói quen chỉ sử dụng một vài loại thuốc tự ý kết hợp (sử dụng thuốc có giá cả phải chăng, trừ nhiều loại sâu hiệu quả nhưng hoạt chất của thuốc khó phân giải ngay ở nhiệt độ cao khi qua chế biến) đồng thời tăng liều lượng khi sử dụng, không tuân thủ thời gian cách ly, không chú ý dùng các loại thuốc được khuyến cáo dùng cho cây chè do đó hiệu quả sử dụng chưa cao đồng thời đã để lại dư lượng thuốc quá mức cho phép trên sản phẩm chè. Sau khi kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng phân bón theo hướng an toàn, kết quả điều tra tình hình sử dung phân bón cho chè tại thị trấn Tam Đường và 13 xã của các vùng trồng chè của huyện cho thấy: Trước đây các hộ trồng chè chủ yếu bón phân hóa học. Đến nay nhiều hộ trồng chè đã sử dụng cả hai loại phân hữu cơ vi sinh và phân vô cơ hướng tới sản xuất chè an toàn, sử dụng phương pháp tủ gốc bằng các chất hữu cơ như cỏ khô, rơm rạ, tế, guột; ngoài ra các hộ trồng chè còn sử dụng lượng cỏ xanh, các loại cây phân xanh trong quá trình làm cỏ, chăm sóc kết hợp các loại phân chuồng tươi và vôi bột đào hồ ủ tại chỗ thành các loại phân hữu cơ có tác dụng rất tốt. Một số gia đình thâm canh, sản xuất chè còn sử dụng thêm các loại phân bón lá nhằm bổ sung dinh dưỡng góp phần nâng cao năng suất và sản lượng chè.Tuy nhiên phân vô cơ bón cho chè đủ yếu tố dinh dưỡng chính là N-P-K nhưng tỷ lệ hiện nay chưa được cân đối theo khuyến cáo. Có thể nói việc bón phân không cân đối sẽ làm kết cấu đất bị phá vỡ, giảm khả năng giữ nước, giữ phân và làm gia tăng dịch bệnh. Cho nên việc tuyên truyền vận động các nông hộ trồng chè bón phân

cân đối, hợp lý là một việc làm hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng đối với những người làm công tác kỹ thuật và cán bộ khuyến nông. Kết quả điều tra cho thấy tình hình sử dụng phân bón tại huyện Tam Đường như sau:

Bảng 3.7. Tình hình sử dụng phân bón cho chè tại các vùng chè huyện Tam Đường

STT Loại phân bón Đơn vị tính TT Tam Đường Bản Hon Bản Bo Sơn Bình Tăm Bản Giang Sùng Phài I Số lần bón trong 01 năm 1 Đạm Ure (46%) Lần 3-6 3-6 2-4 4-6 3-6 3-6 2-4 2 N-P-K (5-10-3) 2-3 2-3 1-2 2-4 2-3 2-3 1-2 3 Phân hữu cơ 2-3 2-3 1-2 2-3 2-3 2-3 1-2

4 Kali 1-2 1-2 0 1-2 1-2 1-2 0

II Lượng bón cho 1 sào bắc bộ (360m2) trong 01 năm (kg)

1 Đạm Ure (46%)

Kg

8-10 8-10 6-8 10-12 8-10 8-10 5-8 2 N-P-K (5-10-3) 15-20 15-20 10-

15 15-25 15-20 15-20 10-15 3 Phân hữu cơ 150-200 200-250 70-

80 200-250

200-

250 200-250 70-80

4 Kali 3-4 3-4 0 5-6 3-4 3-4 0

(Nguồn: Phòng NN & PTNT)

Kết quả điều tra cho thấy người dân tại các xã có sản xuất chè trên địa bàn huyện Tam Đường sử dụng phân bón cho chè không đồng đều giữa các vùng. Thực tế cũng cho thấy các vùng sản xuất chè lớn như xã Bản Bo, Sơn Bình, Nà tăm có mức đầu tư phân bón cho chè lớn hơn, trong đó xã Nà Tăm là xã có số lần bón phân cũng như lượng phân bón là lớn nhất, 4-6 lần đối với phân đạm Ure trong 1 năm với lượng phân bón là 10-12kg/sào; phân hữu cơ cũng được các hộ dân tại các xã này sử dụng, các hộ dân bón từ 2-3 lần/năm với lượng bón từ 150-250kg/sào/năm; lượng phân bón này chênh lệch nhiều so với các xã Bản Bo, Sùng Phài (bón 70-80 kg/sào/năm).

Sang xuân, vào thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng 4, người trồng chè bắt đầu thu hái chè vụ đầu tiên đây là thời điểm chè cho chất lượng cao nhất. Tiếp tục thu hái vụ chè thứ 2 vào tháng 5 và tháng 6 là vụ có năng suất cao nhất trong năm. Vụ 3 vào tháng 8 và vụ 4 vào tháng 10, tháng 11. Tích cực thu hoạch chè có giá trị để sản xuất chè an toàn chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường, phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay. Tuy nhiên, việc thu hái chè trên địa bàn huyện Tam Đường hiện tại chưa áp dụng đầy đủ quy trình kỹ thuật, áp dụng thu hái bằng tay là chính. Người dân thường hay thu hái búp chè theo tập quán sản xuất cũ, búp chè thường dài hơn so với tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, HTX yêu cầu dẫn tới giá bán chè tươi thấp. Việc thu hái tại các gốc chè cổ thụ mất rất nhiều công; người dân thường hái búp chè 1 tôm 2 - 3 lá.

Theo đánh giá của một số doanh nghiệp chè trên địa bàn, nhiều vụ chè người dân do chú trọng năng suất và tiết kiệm công lao động nên đã dùng liềm thu hoạch, sản phẩm búp tươi là những đoạn cành dài từ 15 đến 20cm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng chè và không thể chế biến trên những dây chuyền công nghệ hiện đại.

- Công tác chế biến chè

Được sự chỉ đạo của UBND huyện Tam Đường, đầu tư đổi mới cải tiến dây chuyền, công nghệ và mẫu mã cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến chè quan tâm đầu tư.

Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có trên 30 cơ sở sản xuất chế biến chè, với các HTX ,các cơ cơ sở chế biến chè mi ni. Một số doanh nghiệp, nhà máy đã đầu tư một số dây chuyền công nghệ sản xuất, thiết bị hiện đại, công suất lớn đã tạo ra được các sản phẩm chè có chất lượng cao được thị trường chấp nhận, các doanh nghiệp đã chú trọng vào đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm nên đã ra những sản phẩm chè có thương hiệu nổi tiếng. Bên cạnh đó còn có nhiều cơ sở sản xuất chế biến máy mi ni có công suất 3 tạ đến

1,0 tấn chè / ngày đã thu mua nguyên liệu không đạt chuẩn (mua nguyên liệu chè cắt bằng máy, bằng liềm dài 20-30 cm) để chế biến bằng mọi giá với mức chi phí cao, lợi nhuận rất thấp chỉ đạt 500 đồng- 1000 đồng/ kg(Hộ chế biến gia đình lấy công làm lãi) để bán lậu cho Trung Quốc làm chè Phổ Nhĩ. Hoặc còn có nhiều cơ sở hiện tại chỉ có máy nhưng không sản xuất (lý do không sản xuất là không có điện, không tìm được đầu ra cho sản phẩm). Các cơ sở chế biến chè mini này chủ yếu sử dụng các máy đã có từ lâu được người dân tự mua ngoài thị trường, lò xấy không đúng quy trình kỹ thuật, dẫn tới chất lượng sản phẩm không đảm bảo.

- Công tác tiêu thụ chè

Đây là chiến lược chỉ đạo, kiểm tra của Nhà nước, các cơ quan ban ngành liên quan trực tiếp là đội quản lý thị trường, Phòng Công thương trên địa bàn huyện đã tiến hành các hoạt động kiểm tra về việc kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng nhái nhãn mác và kiểm tra về an toàn chất lượng sản phẩm chè. Đặc biệt từ khi chè Tam Đường có thương hiệu thì hoạt động kiểm tra hàng giả, hàng nhái nhãn mác, …càng cần phải quyết liệt hơn.

Hơn nữa UBND huyện Tam Đường chỉ công nhận những sản phẩm mang thương hiệu chè Tam Đường khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình trồng và chế biến như nguồn nước, phân bón sử dụng, dây chuyền công nghệ chế biến… Ngoài ra sản phẩm chè của huyện Tam Đường cũng ngày càng được kiểm tra, kiểm soát kỹ càng về bao bì, mẫu mã, quy cách đóng gói… trước khi đến tay người tiêu dùng. Trong quá trình buôn bán thương mại sản phẩm chè Ba Vì việc kiểm tra, kiểm soát hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm nhãn mác, chất lượng… cũng ngày càng được quan tâm đúng mức hơn với các hình thức xử phạt người vi phạm nghiêm minh hơn.

Với các chính sách này thì bắt buộc cả người trồng chè, sản xuất, chế biến và thương mại đều phải tuân theo các quy định của nhà nước. Các chính sách này đã tạo điều kiện cho sản phẩm chè của huyện Tam Đường phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)