Phương pháp luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh đống đa​ (Trang 41 - 42)

Luận văn sử dụng phương pháp luận để nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu quản lý nguồn nhân lực ở ngân hàng thương mại trước hết phải kế thừa được những kết quả nghiên cứu của những người đi trước. Vì vậy, tác giả luận văn đã rất cố gắng trong việc tìm hiểu những tài liệu khoa học viết về nhân lực và quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, luận văn xây dựng, hoàn thiện khung lý luận về quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Tác giả cũng rất chú ý nghiên cứu kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại trong quản lý nguồn nhân lực, không chỉ để phân tích các vấn đề ở các chương sau, mà còn để kiểm nghiệm khung khổ lý thuyết đã được xây dựng.

Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả luận văn đã xuất phát từ việc nghiên cứu phạm trù cơ bản của đề tài là quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó, luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ bản chất, nội dung quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại.

Phương pháp luận đòi hỏi vừa phải xây dựng khung khổ lý thuyết để nghiên cứu nhưng khung khổ đó cần được kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Do đó, luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong thực hiện quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại để kiểm nghiệm khung khổ lý thuyết đã được xây dựng. Đồng thời, việc nghiên cứu quản lý nguồn nhân

lực của ngân hàng thương mại trong các mối quan hệ qua lại với các quan hệ chính trị, xã hội địa phương; quan hệ giữa Sacombank – CN Đống Đa với các ngân hàng khác trên địa bàn, ... Các quan hệ đó luôn được xem xét trong sự vận động, biến đổi từng thời kỳ của đất nước.

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu phát triển kinh tế gắn với quản lý nguồn nhân lực không được xuất phát từ tình cảm, nguyện vọng của tác giả, mà phải xuất từ những điều kiện khách quan và chủ quan, do các quy luật khách quan chi phối. Tác giả cố gắng nghiên cứu một cách toàn diện nhưng trong đó hết sức quan tâm đến nhân tố bên trong vì nhân tố này giữ vai trò quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh đống đa​ (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)