Công tác xây dựng kế hoạch quản lý nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh đống đa​ (Trang 54 - 57)

Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh và kế hoạch phát triển mạng lưới của hệ thống, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín báo cáo Hội đồng Quản trị xem xét, quyết định kế hoạch định biên lao động tổng thể hàng năm hoặc theo giai đoạn của hệ thống.

Hàng năm, chủ thể quản lý nhân lực tại Sacombank – CN Đống Đa là ban lãnh đạo chi nhánh căn cứ vào kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển mạng

lưới được Hội sở chính phân giao, căn cứ trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm trước, và căn cứ vào tình hình tăng/giảm lao động cơ học trong năm (có cán bộ nghỉ chế độ, thôi việc, bị sa thải hoặc do có cán bộ từ các đơn vị khác chuyền về ) đã thực hiện lập kế hoạch định biên lao động của đơn vị theo các văn bản hướng dẫn của Sacombank và trình Tổng Giám đốc xem xét quyết định.

Hàng năm, Sacombank luôn có các chương trình “Thực tập viên tiềm năng” dành cho các sinh viên năm cuối của các trường Đại học. Đây cũng là nguồn nhân sự rất trẻ trung, nhiệt huyết cùng với chất lượng đầu vào tốt. Sacombank tổ chức chuỗi Ngày hội tuyển dụng Thực tập viên tiềm năng năm 2020 lần lượt tại 46 trường đại học trên toàn quốc dành cho sinh viên năm cuối thuộc các ngành: Kinh tế, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Marketing, Thương mại quốc tế, Ngoại thương, Kế toán – Kiểm toán, Xuất nhập khẩu… Mục tiêu của chương trình là tuyển được 700 sinh viên ưu tú thực tập tại các điểm giao dịch của Sacombank trên toàn quốc cho các vị trí như: Chuyên viên Khách hàng Doanh nghiệp/Cá nhân, Chuyên viên Kinh doanh Thẻ, Chuyên viên Tín dụng Tiêu dùng, Chuyên viên Tư vấn và Giao dịch viên. Chương trình “Thực tập viên tiềm năng” được Sacombank tổ chức định kỳ hàng năm nhằm tạo cơ hội cho các sinh viên năm cuối thực tập và trải nghiệm thực tiễn môi trường làm việc chuyên nghiệp tại ngân hàng. Đội ngũ thực tập viên tiềm năng vừa được bắt tay vào thực tế công việc vừa được hỗ trợ một khoản phụ cấp trong suốt thời gian thực tập. Đây cũng là cơ hội để những sinh viên có tố chất và năng lực trở thành cán bộ nhân viên chính thức sau khi kết thúc quá trình thực tập. Chương trình “Thực tập viên tiềm năng” được Sacombank triển khai từ năm 2010, đến nay đã có gần 6.000 sinh viên thực tập, trong đó hơn 70% sinh viên đã được tuyển dụng chính thức sau khi kết thúc quá trình

thực tập. Đây là một trong những chương trình thường niên mang ý nghĩa cộng đồng theo phương châm “Đồng hành cùng phát triển” của Sacombank bởi đã góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và hỗ trợ giải quyết việc làm cho sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Trải qua 28 năm hình thành và phát triển, Sacombank nói chung và Sacombank – CN Đống Đa nói riêng đã có những giá trị văn hóa nhất định và đã được hệ thống, khái quát và nhận diện đầy đủ. Hiện nay, Sacombank đã ban hành bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, bộ quy tắc chuẩn mực ứng xử quy định, chuẩn hóa các hành vi/ứng xử mang tính đạo đức nghề nghiệp, bộ tiêu chuẩn dịch vụ chất lượng Sacombank và hệ thống các văn bản quy định về không gian giao dịch, phong cách giao dịch của cán bộ nhân viên dưới hình thức văn bản như nhấc máy điện thoại trước 03 hồi chuông, mặc đồng phục, cài logo và tác phong sẵn sàng trước 5-15 phút khi bắt đầu giờ giao dịch 7h30 sáng và 13h00 chiều, ... Toàn bộ các hệ thống văn bản quy chuẩn đó do trí tuệ và công sức của toàn hệ thống Sacombank xây dựng và trở thành tài sản vô hình quý giá, một giá trị văn hóa không thể thiếu của Sacombank nói chung và chi nhánh Đống Đa nói riêng để cho từng cán bộ thường xuyên nghiên cứu, quán triệt và tự giác thực hiện. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức và từng bước hình thành, duy trì, phát huy các hành vi/ứng xử theo các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp trong từng cán bộ nhận viên; qua đó góp phần xây dựng chi nhánh Đống Đa nói riêng và Sacombank toàn hàng nói chung phát triển bền vững theo các mục tiêu, chiến lược đã đề ra. Bên cạnh đó, hai bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, bộ tiêu chuẩn dịch vụ chất lượng nêu trên đã góp phần tích cực trong việc nhận diện và xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Sacombank nói chung và chi nhánh Đống Đa nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh đống đa​ (Trang 54 - 57)