* Phân tích và tổng hợp
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích trong cả 4 chương. Mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi "tại sao"? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều được hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ. Trên cơ sở đó, phương pháp tổng hợp được sử dụng để có được cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tượng.
Ở chương 1, từ việc phân tích rất nhiều công trình khoa học, tìm ra những yếu tố hợp lý liên quan đến đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp tổng hợp để khái quát những kết quả nghiên cứu của các công trình đó, chỉ ra những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu.
Trong chương 1, để xây dựng khung khổ lý thuyết về quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp đã được sử dụng. Để xây dựng lý thuyết về quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại, luận văn đã phân tích những khái niệm cơ bản: ngân sách nhà nước, quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại, ... rồi tổng hợp lại để đưa ra khái niệm quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại.
Từ khái niệm đó, tác giả luận văn tiếp tục phân tích các nhân tố ảnh hưởng và tổng hợp lại để đưa ra nội hàm và các điều kiện quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại.
Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp được sử dụng ở chương 3 nhằm phân tích mức độ bền vững của quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại theo các nội dung lý luận đã được nghiên cứu ở chương 1. Trên cơ sở đó tác giả đã tổng hợp lại đưa ra những đánh giá khái quát về những thành tựu và hạn chế.
Ở chương 4, cặp phương pháp này tiếp tục được sử dụng. Xuất phát từ cơ sở lý luận ở chương 1, thực trạng ở chương 3, luận văn đã tổng hợp lại để đưa ra những quan điểm và giải pháp nhằm đảm bảo quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại trong những năm tới thật sự bền vững.
*Logic và lịch sử
Là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của hoạt động phát triển kinh tế gắn với quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại theo một trình tự liên tục và nhiều mặt. Sử dụng phương pháp này yêu cầu phải đảm bảo tính liên tục về thời gian, làm rõ các điều kiện và các mối liên hệ đa dạng của quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại với các vấn đề khác. Đồng thời đặt quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại trong mối quan hệ tương tác qua lại, thúc đẩy hoặc cản trở lẫn nhau trong quá trình phát triển. Bằng phương pháp này, luận văn đã trình bày bức tranh khoa học của các hoạt động quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng Sacombank trong những năm vừa qua.
Khi trình bày các thực trạng quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại ở chương 3, luận văn đã chú ý đến sự vận động "logic" của các hoạt động phát triển kinh tế trên các khía cạnh khác nhau liên quan tới quản lý nguồn nhân
lực của ngân hàng thương mại, chỉ ra xu hướng vận động có tính chất quy luật của chúng, loại bỏ các chi tiết không cơ bản. Luận văn sử dụng phương pháp logic để xem xét, nghiên cứu các quan hệ giữa các hoạt động kinh tế với quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại dưới dạng tổng quát, nhằm chỉ ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động. Phương pháp logic sử dụng các luận điểm khoa học trong tư duy nhằm lý giải, đánh giá và rút ra những kết luận từ thực tiễn về các hoạt động kinh tế, các chính sách nhà nước liên quan tới quản lý nguồn nhân lực.
*Phương pháp thống kê:
Luận văn sử dụng các phương pháp này ở chương 3 thông qua các bảng thống kê về số lượng của hoạt động quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại, vạch ra tính quy định thuộc về bản chất quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại. Luận văn sử dụng phương pháp thống kê để làm rõ thực trạng, chỉ ra các ưu nhược điểm trong quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại và đề xuất các giải pháp đảm bảo quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại.
2.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
* Phương pháp thu thập thông tin:
Thông tin thứ cấp: được thu thập từ những tài liệu đã được công bố từ các nguồn như: thư viện, viện nghiên cứu của các trường đại học trong và ngoài nước và được thu thập từ các nguồn tài liệu tại Sacombank ở chương 3 như: - Tài liệu liên quan tới quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng; - Tài liệu từ bộ phận hành chính của Sacombank – CN Đống Đa; - Số liệu trên báo cáo tài chính của ngân hàng để thấy được tình hình kinh doanh của Ngân hàng trong những năm vừa qua;
- Chiến lược, mục tiêu trong quản lý nhân lực trong thời gian tới của Ngân hàng tại phòng tổng hợp của Ngân hàng.
Ngoài ra, đề tài còn tham khảo thêm một số nguồn tài liệu từ các văn bản, quy chế, nội quy của Ngân hàng liên quan đến định hướng và chính sách quản lý nhân lực tại ngân hàng … để phục vụ cho việc đánh giá đầy đủ về thực trạng công tác quản lý nhân lực tại Sacombank – CN Đống Đa.
* Phương pháp xử lý số liệu
Từ số liệu thu thập được qua các nguồn, trong quá trình nghiên cứu luận văn, luận văn đã kết hợp phân tích định tính và phương thức định lượng để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhân lực của ngân hàng thương mại trong mối tương quan của các yếu tố khác và sự tác động qua lại trong quá trình phát triển.
Quản lý nhân lực của ngân hàng thương mại được xem xét trong mối quan hệ hữu cơ, gắn bó ràng buộc của nhiều yếu tố tác động qua lại lẫn nhau và được thực hiện trong quy luật phát triển kinh tế - xã hội của doanh nghiệp trong giai đoạn cụ thể. Phương pháp phân tích được sử dụng để loại bỏ những số liệu không đáng tin cậy. Những con số được sử dụng trong luận văn là những bằng chứng tin cậy của những kết luận mang tính định lượng.
Bằng phương pháp này, tác giả luận văn có thể phân tích để hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu: tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác phát triển kinh tế gắn với quản lý nguồn nhân lực.
Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA