Những hạn chế chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh đống đa​ (Trang 69 - 70)

Một là, trình độ và năng lực của đội ngũ CBNV tuy đã dược nâng lên cao hơn nhưng chủ yếu là cán bộ trẻ mới ra trường, đặc biệt chuyên viên khách hàng của Chi nhánh là các bạn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm về thị trường, kinh nghiệm giao tiếp và kinh nghiệm bán hàng. Các kỹ năng này có các lớp đào tạo thường xuyên nhưng cũng cần có thời gian và trải nghiệm thì các cán bộ nhân viên trẻ mới thực sự tích lũy được cho mình những kiến thức, kỹ năng giao tiếp, khai thác thông tin và gợi mở nhu cầu với khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp lớn để có thể đem lại lợi ích cho khách hàng từ đó tăng mức độ gắn bó của khách hàng với Sacombank.

Cụ thể là:

Những yếu kém chủ yếu của nhân lực làm công tác tín dụng, kinh doanh ngoại hối: nghiệp vụ thẩm định khách hàng, đánh giá tính khả thi của dự án, thu thập thông tin và xử lý các thông tin còn yếu, đường lối chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đất nước và thế giới có liên quan đến dự án am hiểu

chưa sâu để có thể đưa ra các nhận định về thị trường tài chính – tiền tệ, khả năng xử lý các tình huống phát sinh từ thực tế lúng túng nên còn phụ thuộc khá nhiều vào cấp quản lý trung gian và cấp lãnh đạo chi nhánh.

Những yếu kém chủ yếu của nhân lực làm công tác giao dịch, giao tiếp khách hàng: việc nắm bắt các quy chế, quy trình, quy định của Nhà nước, ngành, Sacombank về hoạt động dịch vụ Ngân hàng chưa sâu, kỹ năng giao tiếp với khách hàng còn chưa tự tin, chưa linh hoạt giải quyết tình huống thực tế, khả năng làm việc độc lập và khả năng làm việc theo nhóm còn yếu, chậm trong xử lý tình huống nên phụ thuộc nhiều vào cấp quản lý.

Hai là, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận nhỏ còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới, tinh thần phục vụ khách hàng chưa cao, chưa tích cựcHiện tại, số lượng, cơ cấu đội ngũ CBNV chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài, tình trạng hẫng hụt giữa các thế hệ CBNV. Nhìn chung, hiện nay về chất lượng nhân lực của Sacombank – CN Đống Đa đang có khoảng cách giữa quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động. Có sự chênh lệch không nhỏ về ý thức, thái độ làm việc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh đống đa​ (Trang 69 - 70)