Tổ chức quản lý hoạt động tín dụng tại các chi nhánh phía Bắc của Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại các chi nhánh phía bắc ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 63 - 68)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1. Tổ chức quản lý hoạt động tín dụng tại các chi nhánh phía Bắc của Ngân

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)

3.2.1.1. Tổ chức quản lý hoạt động tín dụng tại hội sở chính MSB

Với mục tiêu hướng tới trở thành một ngân hàng hiện đại, mô hình tổ chức hoạt động của Hội sở chính và các đơn vị thành viên đã được thay đổi

căn bản về cơ cấu tổ chức nhằm hướng tới khách hàng, thúc đẩy và cải thiện dịch vụ khách hàng. Việc tạo lập cơ cấu tổ chức mới tại Hội sở chính và tại các chi nhánh đã tạo ra sự tách bạch rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong hoạt động tín dụng giúp cho MSB nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, tăng khả năng hạn chế rủi ro.

Từ năm 2010, Ban Quản lý tín dụng của MSB đã chính thức được thành lập, thực hiện chức năng, nhiệm vụ về quản lý hoạt động tín dụng. Định hướng mô hình của Ban Quản lý tín dụng được mô tả ở sơ đồ dưới đây:

Hình 3.2. Mô hình quản lý hoạt động tín dụng tại MSB

Nguồn: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản lý rủi ro

Tổng giám đốc

Phó TGĐ phụ trách

Ban quản lý tín dụng Ban QLRR thị trường

Hội đồng quản trị, thông qua Hội đồng quản lý rủi ro, sẽ phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro của ngân hàng và chịu trách nhiệm giám sát và thực hiện chiến lược quản lý rủi ro tổng thể, chính sách và sự tuân thủ với những luật định tác động tới MSB cả từ nội bộ và bên ngoài của ngân hàng.

Hội đồng Quản lý rủi ro họp định kỳ để giám sát và đảm bảo là văn hoá, thông lệ và hệ thống quản lý rủi ro thiết yếu trong ngân hàng đều được thực hiện trong toàn ngân hàng, để xem xét chính sách và phản ứng của ngân hàng trước những rủi ro và xu hướng mới phát sinh, rà soát các vấn đề tuân thủ đồng thời cả tính hiệu quả của các hệ thống quản lý rủi ro trong ngân hàng.

Ban lãnh đạo ngân hàng có trách nhiệm chính trong việc xác định và đánh giá những rủi ro lớn đối với MSB và thực hiện các quy trình kiểm soát rủi ro có hiệu quả. Trách nhiệm thực hiện chính sách rủi ro và đảm bảo một khuôn khổ kiểm soát rủi ro có hiệu quả được Tổng giám đốc giao cho Phó tổng giám đốc phụ trách Quản lý Rủi ro đảm nhận.

Ban Quản lý tín dụng có chức năng cơ bản là tham mưu giúp Ban Lãnh đạo về quản lý hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh doanh của MSB, bao gồm:

+ Thực hiện nhiệm vụ rà soát, đánh giá, một cách độc lập các đề xuất tín dụng từ các bộ phận: Ban Quan hệ khách hàng, các khoản vượt hạn mức từ chi nhánh, Ban Định chế tài chính và Ban Đầu tư; Chịu trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro/ Phê duyệt rủi ro tín dụng phù hợp với thẩm quyền phê duyệt được giao.

+ Tham mưu giúp Ban lãnh đạo trong việc hoạch định chính sách quản lý rủi ro tín dụng, xây dựng các văn bản, chế độ về rà soát, đánh giá rủi ro tín dụng đối với các khách hàng và các khoản đầu tư. Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát trong lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống đảm bảo an toàn, hiệu quả và tuân thủ theo các quy định hiện hành.

Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp (Ban QLRR thị trường và tác nghiệp) có chức năng cơ bản là tham mưu giúp ban lãnh đạo trong việc quản lý rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp trong toàn hệ thống MSB.

Việc thành lập Ban Quản lý tín dụng tại Hội sở chính giúp cho việc quản lý hoạt động tín dụng được thực hiện tập trung tại Hội sở chính và báo cáo cho một lãnh đạo khối duy nhất. Lãnh đạo phụ trách khối này trên cơ sở đó báo cáo lên Tổng giám đốc, nhờ đó giúp tạo ra sự lãnh đạo nhất quán trong toàn hệ thống MSB.

3.2.1.2. Tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại các chi nhánh phía Bắc

Thực hiện đề án chuyển đổi mô hình tổ chức giai đoạn 2010 - 2015, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đã có quyết định số 581/QĐ- HĐQT ngày 02/08/2010 về việc phê duyệt mô hình tổ chức mẫu của các chi nhánh trong hệ thống. Theo đó, việc thành lập bộ phận Quan hệ khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, bộ phận quản trị tín dụng (phân tách được giữa 3 bộ phận front office, middle office và back office) tại MSB chi nhánh phía Bắc đã tách bạch được 3 chức năng đề xuất, phê duyệt, giải ngân.

Tại MSB các chi nhánh phía Bắc, Phòng Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng, bao gồm các hoạt động chủ yếu:

- Công tác quản lý tín dụng:

+ Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

+ Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; Duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục.

+ Giám sát việc phân loại nợ và trích lập DPRR; Tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập DPRR gửi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định.

+ Thu thập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng cua chi nhánh; lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay của chi nhánh.

+ Thực hiện việc xử lý nợ xấu: Đề xuất các phương án xử lý và trực tiếp xử lý các khoản nợ xấu (xử lý tài sản đảm bảo, xóa nợ, bán nợ,...).

- Công tác quản lý rủi ro tín dụng:

+ Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng.

+ Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của các chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ được giao. Đảm bảo mọi khoản tín dụng được cấp ra tuân thủ đúng quy định về quản lý rủi ro và trong mức chấp nhận rủi ro của MSB và của các chi nhánh.

+ Phối hợp, hỗ trợ phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề.

- Ngoài ra, Phòng Quản lý rủi ro còn thực hiện công tác Quản lý rủi ro tác nghiệp, Quản lý chất lượng hệ thống ISO, Kiểm tra nội bộ đối với hoạt động của các phòng ban trong toàn chi nhánh.

Với mô hình tổ chức mới, MSB các chi nhánh phía Bắc đã thực hiện được nguyên tắc độc lập, khách quan: mô hình quản lý rủi ro tín dụng được độc lập trong sự tách bạch rõ ràng giữa 3 bộ phận: Bộ phận kinh doanh (Front office - đóng vai trò là người đề xuất các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng); Bộ phận quản lý rủi ro (Middle office - là bộ phận rà soát các đề xuất do bộ phận front office chuyển sang, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt); Bộ phận tác nghiệp (Back office - Bộ phận chịu trách nhiệm nhập dữ liệu vào hệ thống, quản lý toàn bộ hồ sơ và thực hiện chức năng báo cáo). Phòng Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả các rủi ro tín dụng và các rủi ro khác của Chi nhánh, là người kiểm tra thứ hai đối với các giao dịch được đề xuất bởi khối Front-Office. Mô hình tổ chức mới này đã tạo ra được sự độc lập khách quan trọng các khâu từ đề xuất, phê duyệt đến thực hiện giải ngân; đồng thời nó cũng tạo ra sự tập trung chức năng quản lý

rủi ro tín dụng về một đầu mối là Phòng Quản lý rủi ro. Hơn nữa là chức năng quản lý rủi ro được nằm trong các quy trình nghiệp vụ, Phòng quản lý rủi ro là nơi phê duyệt trước khi nghiệp vụ kinh doanh được thực sự tiến hành chứ không phải chỉ đứng ngoài quy trình thực hiện chức năng giám sát sau khi nghiệp vụ đã thực sự phát sinh, nhờ đó giúp dễ dàng, nhất quán trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại MSB các chi nhánh phía Bắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại các chi nhánh phía bắc ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)