Các nhân tố thuộc nhóm yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại các chi nhánh phía bắc ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 96 - 100)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Các nhân tố thuộc nhóm yếu tố khách quan

3.3.2.1. Môi trường kinh tế

Đến nay kinh tế thế giới nhìn chung vẫn tăng trưởng chậm, tốc độ tăng trưởng không đồng đều ở các thị trường và còn tồn tại nhiều yếu tố bất ổn và thiếu chắc chắn. Giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến giá cả hàng hóa có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu. Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thế giới. Tuy vậy, bức tranh kinh tế Việt Nam ổn định hơn các năm trước, thể hiện qua các chỉ số vĩ mô tương đối ổn định: lạm phát được kiểm soát tốt và luôn giữ ở mức thấp; tăng trưởng kinh tế đạt 6,68%, cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2015.

Môi trường và cơ hội kinh doanh có sự cải thiện đáng kể nhờ sự ấm trở lại của thị trường bất động sản, sức mua thị trường trong nước tăng lên, chi phí kinh doanh giảm nhẹ, một số loại thuế giảm và mặt bằng lãi suất cho vay cũng giảm nhẹ. Hệ thống tài chính, ngân hàng đạt được một số thành công nhờ thực hiện nhiều biện pháp quan trọng để nâng cao tính ổn định và hiệu quả trong hoạt động; dự trữ ngoại tệ đạt mức cao; thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại tiếp tục được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Tổng phương tiện thanh toán tăng 13,6%, tăng trưởng tín dụng đạt 17,02% (mức tăng cao nhất kể từ năm 2011).

Đồng thời, các giải pháp xử lý nợ xấu đã phát huy tác dụng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu. Nhìn chung, sau gần 5 năm triển khai, đề án cơ cấu lại hệ thống MSB các chi nhánh phía Bắc đã đạt được mục tiêu cơ bản đã đề ra, sự an toàn, ổn định của hệ thống MSB các chi nhánh phía Bắc đã được duy trì và cải thiện. Những yếu tố thuận lợi của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đã góp phần giúp MSB tiếp tục có một năm kinh doanh hiệu quả hơn, bền vững hơn. Sau hai năm 2014 - 2015 tập trung xây dựng và củng cố các hệ thống nền tảng, năm 2016 là năm đầu tiên Maritime Bank chuyển sang giai đoạn hai của Chương trình Chuyển đổi toàn diện trong chiến lược 5 năm 2012-2017 của Ngân hàng, với nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn này là tăng trưởng quyết liệt để đạt được các mục tiêu về quy mô và mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu vào năm 2017. Với những định hướng đúng đắn trong phương châm hành động và nhạy bén quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, MSB đã có một năm tăng trưởng hiệu quả và vững chắc, hoàn thành vượt mức kế hoạch đối với các chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu của năm 2016. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng vốn cũng như các chỉ tiêu về an toàn đều được nâng cao, ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trong hệ thống

MSB, đưa MSB gần hơn với mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam trong thời gian không xa.

3.3.2.2. Môi trường pháp lý

Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước, pháp luật có vai trò quan trọng, là một hàng rào pháp lý tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, Nhà nước, cá nhân công dân, bắt buộc các chủ thể phải tuân theo.

Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, gây khó khăn cho ngân hàng khi kí kết thực hiện hợp đồng tín dụng. Luật ngân hàng còn nhiều sơ hở, chưa đồng bộ với các văn bản luật khác. Điều này ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp. Cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu, do thay đổi đột ngột, gây xáo động trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm, hay chưa có phương án sản xuất kinh doanh mới dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi, chất lượng tín dụng giảm sút.

Môi trường pháp lý không chặt chẽ nhiều khe hở và bất cập sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp yếu kém làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo ngân hàng. Môi trường pháp lý không chặt chẽ và thiếu sự ổn định cũng khiến các nhà đầu tư trung thực e dè, không dám mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh do đó hạn chế nhu cầu về vốn tín dụng ngân hàng.

Từ ngày 01/02/2015, Thông tư 36/2014/TT-NHNN chính thức có hiệu lực. Đây là văn bản quy định nhiều thay đổi lớn liên quan đến các hạn mức, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Để chuẩn bị cho các yêu cầu của Thông tư 36, ngay từ năm 2015, MSB các chi nhánh phía Bắc đã tiến hành rà soát các chỉ số an toàn, chỉ số cho vay để vừa tuân thủ tinh thần của thông tư, vừa đảm bảo các hoạt động của ngân hàng được duy trì ổn định và bền vững. Vì vậy, đến năm

2016 các chỉ số an toàn luôn được duy trì và đảm bảo tuân thủ trong giới hạn theo quy định của NHNN.

3.3.2.3. Khách hàng

Với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày một lớn đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại nói chung và MSB các chi nhánh phía Bắc nói riêng cơ hội lựa chọn khách hàng để mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng.

Tuy nhiên các khách hàng vay vốn có một số hạn chế:

Trong thực tế hoạt động kinh doanh nhiều khách hàng hoạt động manh mún, không xác định được mặt hàng, sản phẩm kinh doanh chính mang lại hiệu quả nên hoạt động mang tính chụp giật do đó các dự án đầu tư không có tính “dài hơi”, đôi khi có xu hướng chạy theo phong trào, vì vậy thường tiềm ẩn mức độ rủi ro cao cho ngân hàng tài trợ.

Mức độ chấp hành luật pháp trong hoạt động kinh doanh chưa cao, các văn bản, số liệu báo cáo gửi MSB các chi nhánh phía Bắc thường thiếu chính xác, trong khi đó MSB các chi nhánh phía Bắc lại không được cung cấp hệ thống thông tin để kiểm tra, đối chiếu, từ đó tạo ra rủi ro tín dụng lớn cho MSB các chi nhánh phía Bắc khi cấp tín dụng.

Tiềm lực tài chính của hầu hết các khách hàng nhất là khách hàng doanh doanh nghiệp ở nước ta còn rất hạn chế, khả năng độc lập tài chính thấp, do đó việc ngân hàng cho vay với tỷ lệ cao cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Với truyền thống phục vụ các khách hàng nhất là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thi công xây lắp nên những năm trước đây các chi nhánh chưa chú trọng nhiều đến chuyển dịch cơ cấu vốn tín dụng đối với cho vay các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp kinh doanh thương mại,… là các khách hàng hoạt động có hiệu quả trong những năm gần đây. Khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn các khách hàng lớn của các chi nhánh khó khăn làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại các chi nhánh phía bắc ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)