5. Bố cục của luận văn
3.2.3. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát tín dụng
Hoạt động kiểm soát tín dụng được thực hiện thông qua hệ thống chính sách, quy trình tín dụng và hệ thống kiểm tra, giám sát nội bộ (bao gồm hệ thống kiểm soát nội bộ phụ thuộc quy trình và hệ thống kiểm soát nội bộ ngoài quy trình). Quá trình kiểm soát tín dụng tại MSB các chi nhánh phía
Bắc cũng là một chu trình liên tục, khép kín và cũng bao gồm kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau khi cho vay và kiểm tra, kiểm soát tín dụng nội bộ, độc lập.
* Kiểm soát trước khi cho vay
Kiểm soát trước khi cho vay là khâu rất quan trọng trong hoạt động kiểm soát tín dụng, MSB các chi nhánh phía Bắc coi đây là khâu quyết định đến 70% độ an toàn và hiệu quả của công tác tín dụng. Để tạo công cụ kiểm soát tín dụng một cách có hiệu quả, MSB các chi nhánh phía Bắc đã thực hiện một số nội dung sau:
* Cơ cấu tổ chức hoạt động kiểm soát tín dụng: Hiện nay, MSB các chi nhánh phía Bắc đã thực hiện cơ cấu lại bộ máy tổ chức theo tư vấn của Ngân hàng thế giới (thuộc dự án TA2 - Technical Assistant 2), đã tách bạch hoạt động tín dụng với hoạt động phi tín dụng; phân định rõ ràng trách nhiệm giữa 3 bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và bộ phận quản trị tín dụng.
Bộ phận quan hệ khách hàng: Chịu trách nhiệm về tiếp thị, thiết lập, duy trì, quản lý và phát triển mối quan hệ với khách hàng; Trực tiếp thu thập thông tin về khách hàng, thực hiện đánh giá khách hàng, sau đó đưa ra đề xuất về hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng trình phòng Quản lý rủi ro; Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng; Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay; Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng); Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi, phí (nếu có) đến khi tất toán hợp đồng tín dụng; Xử lý khi khách hàng không đáp ứng được các điều kiện tín dụng; Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý.
* Thiết lập một hệ thống chính sách tín dụng:
- Quản lý và kiểm soát giới hạn tín dụng đối với từng phòng giao dịch và phòng quan hệ khách hàng: Trên cơ sở thực trạng tín dụng của các phòng,
kế hoạch tín dụng do các phòng lập, tình hình kinh tế trên địa bàn hoạt động của các phòng, MSB các chi nhánh phía Bắc thực hiện giao giới hạn dư nợ, cơ cấu (dư nợ trung dài hạn, ngoài quốc doanh, có tài sản bảo đảm) đến từng phòng giao dịch/ phòng quan hệ khách hàng trong chi nhánh. Áp dụng một số chế tài để quản lý tín dụng như: chỉ tiêu thi đua, khen thưởng và kỷ luật). Riêng các giới hạn tín dụng đối với một số ngành đưa ra mang tính định hướng đã được quán triệt đến các phòng nhưng chưa có các giải pháp thực hiện cụ thể.Chỉ định kỳ thực hiện thống kê số liệu dư nợ các ngành để xem xét các mức độ giới hạn.Việc thực hiện quản lý giới hạn tín dụng đã có những kết quả nhất định, hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong mức giới hạn đã định hướng đối với toàn ngành, chỉ riêng chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ cho vay các đơn vị xây lắp là chưa đạt được mục tiêu đặt ra.
- Chính sách khách hàng: Chính sách khách hàng của MSB các chi nhánh phía Bắc áp dụng cho tất cả các đối tượng khách hang bao gồm chính sách chung và chính sách theo nhóm. Chính sách chung được áp dụng cho khách hàng đã, đang và sẽ có quan hệ tín dụng với MSB các chi nhánh phía Bắc, đồng thời có đủ điều kiện để được xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng của MSB. Chính sách chung gồm 4 nội dung, đó là chính sách tiếp thị, chính sách cấp tín dụng, chính sách về tài sản đảm bảo, chính sách định giá. Chính sách theo nhóm sẽ được áp dụng cho từng nhóm khách hàng, theo hệ thống xếp hạng nội bộ, khách hàng của MSB các chi nhánh phía Bắc được xếp hạng thành 10 mức xếp hạng và trên cơ sở đó sẽ phân thành 7 nhóm khách hàng để áp dụng chính sách cụ thể theo nhóm. Nhóm 1 gồm các khách hàng có XHTDNB là AAA, nhóm 2 gồm các khách hàng có XHTDNB là AA, nhóm 3 gồm các khách hàng có XHTDNB là A, nhóm 4 gồm các khách hàng có XHTDNB là BBB, nhóm 5 gồm các khách hàng có XHTDNB là BB, nhóm 6 gồm các khách hàng có XHTDNB là B, CCC, CC và nhóm 7 gồm các khách hàng có XHTDNB là C, D.
- Ngoài ra, MSB các chi nhánh phía Bắc đưa ra chính sách khách hàng riêng cho các khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập, chưa đủ điều kiện để xếp hạng tín dụng nội bộ
- Thực hiện tốt công tác đề xuất và phê duyệt tín dụng:
Hiện tại, MSB các chi nhánh phía Bắc đang áp dụng các quy trình tín dụng, thẩm định theo tiêu chuẩn ISO. Ngoài ra, từ năm 2010 MSB các chi nhánh phía Bắc cũng đã áp dụng Sổ tay tín dụng nhằm đảm bảo cho quá trình cấp tín dụng được đảm bảo theo đúng trình tự, phân tách được trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của các thành viên tham gia, nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế được rủi ro. Quy trình tín dụng được soạn thảo trên nguyên tắc tuân thủ các văn bản pháp lý hiện hành liên quan tới quá trình cho vay và quản lý tín dụng. Đồng thời quy trình tín dụng của MSB các chi nhánh phía Bắc đảm bảo tách biệt được 3 khâu đề xuất, phê duyệt/quản lý rủi ro, tác nghiệp (giải ngân). Bộ phận Quan hệ khách hàng thực hiện nhiệm vụ phân tích tín dụng, kiểm tra tình hình tài chính của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo và đưa ra đề xuất tín dụng. Bộ phận Quản lý rủi ro tín dụng thực hiện đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay và đưa ra quyết định phê duyệt tín dụng; bộ phận Quản trị tín dụng là bộ phận tác nghiệp thực hiện giải ngân.
* Kiểm soát trong khi cho vay
- Bộ phận quan hệ khách hàng thực kiểm soát quá trình xác lập hợp đồng tín dụng và thực hiện giám sát tín dụng thông qua kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân, mục đích sử dụng vốn vay, tình hình thực hiện các cam kết, thực trạng tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay của MSB các chi nhánh phía Bắc, giám sát từng khoản vay, từng tài khoản, kiểm tra hạn mức tín dụng,...
- Bộ phận quản trị tín dụng thực hiện giám sát quá trình giải ngân.
* Kiểm soát sau khi cho vay
Bộ phận quản trị tín dụng theo dõi việc thu nợ theo từng hợp đồng tín dụng đã ký cho từng dự án, khoản vay theo mẫu sổ theo dõi, mạng điện toán.
Định kỳ thống kê các khoản vay đến hạn trả: theo dõi trả nợ gốc, trả nợ lãi, trả phí đối với những khoản vay có phí. Bộ phận quản trị tín dụng chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến trạng thái các khoản nợ vay/Bảo lãnh của các khách hàng, qua đó cảnh báo các dấu hiệu rủi ro đến các đơn vị liên quan.
Bộ phận quản lý rủi ro thực hiện theo dõi khoản vay để phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp khoản tín dụng/ khách hàng có dấu hiệu bất thường hoặc khoản vay của khách hàng chuyển sang trạng thái nợ xấu, chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR, giám sát thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quản lý danh mục các khoản nợ xấu, nợ chuyển ngoại bảng, các khoản đã được bán nợ, khoanh nợ,...
* Kiểm soát tín dụng độc lập nội bộ
Ngoài hệ thống kiểm soát tín dụng tại MSB các chi nhánh phía Bắc còn có hệ thống kiểm tra nội bộ trực thuộc Ban điều hành của MSB có chức năng giúp Tổng giám đốc trong việc kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh và điều hành trong toàn hệ thống MSB. Bộ phận kiểm tra nội bộ được đặt tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Bộ phận kiểm tra nội bộ độc lập thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, phúc tra thường xuyên, đột xuất theo chương trình, kế hoạch được Tổng giám đốc phê duyệt, độc lập đánh giá, kết luận, kiến nghị trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy định của Pháp luật của quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của Ngân hàng; Kiểm tra, đánh giá về sự đầy đủ và tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống Kiểm tra, kiểm soát nội bộ Ngân hàng; Tham mưu và trực tiếp thực hiện các đợt kiểm tra, giám sát tín dụng, có trách nhiệm kiểm soát một cách hợp lý (về chất lượng và cơ cấu) hoạt động tín dụng, danh mục tín dụng và các rủi ro tín dụng nằm trong giới hạn phù hợp với các chuẩn mực an toàn do MSB đã đưa ra trong chiến lược kinh doanh với các chính sách tín dụng cụ thể trong từng thời kỳ.
Việc kiểm tra, giám sát tín dụng nội bộ của MSB được kiểm tra độc lập, thực hiện một cách khách quan theo phương pháp chọn mẫu, với trách nhiệm là kiểm tra, giám sát ngoài quy trình và kiểm tra sau.
3.2.4. Quản lý danh mục cho vay
Hoạt động quản lý danh mục tín dụng của MSB các chi nhánh phía Bắc bắt đầu được thực hiện từ năm 2010. Ban đầu việc quản lý danh mục tín dụng mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra danh sách “khách hàng đen” là các khách hàng được phân loại nợ ở nhóm 5 để đưa ra cảnh báo dừng cho vay. Đến nay hoạt động quản lý danh mục đã dần phát triển, danh mục cho vay MSB các chi nhánh phía Bắc đã thực hiện quản lý, phân tích đánh giá theo các nội dung như sau:
* Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn của MSB các chi nhánh phía Bắc có xu hướng giảm dần. Năm 2014 nợ quá hạn tại các chi nhánh phía Bắc là 515,12 tỷ đồng; tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ là 3,92% đến năm 2015 nợ quá hạn tại các chi nhánh phía Bắc là 415,06 tỷ đồng giảm 100,06 tỷ đồng so với năm 2014; tỷ lệ dư nợ là 2,72%. Năm 2016 nợ quá hạn tại MSB các chi nhánh phía Bắc là 369,07 tỷ đồng giảm 45,99 tỷ đồng so với năm 2015; tỷ nợ dư nợ giảm 0,65%.
Tỷ lệ quá hạn tại 5 chi nhánh nghiên cứu đều có xu hướng giảm trong giai đoạn 2014-2016. Nguyên nhân là các chi nhánh đã thực hiện tốt công thác thu hồi nợ nên tỷ lệ nợ quá hạn của các chi nhánh đã giảm đáng kể, cụ thể:
+ Tại chi nhánh Hải Phòng tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 4,52% năm 2014 xuống còn 2,48% năm 2016.
+ Chi nhánh Quảng Ninh tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống còn 2,90% năm 2016.
+ Chi nhánh Vĩnh Phúc tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 3,35% năm 2014 xuống còn 2,71% năm 2016.
+ Chi nhánh Bắc Giang tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 3,20% năm 2014 xuống còn 2,84% năm 2016
+ Chi nhánh Nam Định tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 3,29% năm 2014 xuống còn 2,35% năm 2016
Bảng 3.4: Nợ quá hạn của MSB các chi nhánh phía Bắc giai đoạn 2014-2016 Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ I Tất cả các chi nhánh 1 Dư nợ tín dụng 13,144 15,268 17,821 116,16 116,72 116,44 2 Nợ quá hạn 515,12 415,06 369,07 80,58 88,92 84,75 3 Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ (%) 3,92 2,72 2,07 69,37 76,18 72,77 II Chi nhánh Hải Phòng 1 Dư nợ tín dụng 2,153 2,545 2,874 118,21 112,93 115,57 2 Nợ quá hạn 97,32 84,14 71,23 86,46 84,66 85,56 3 Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ (%) 4,52 3,31 2,48 73,14 74,97 74,05
III Chi nhánh Quảng Ninh
1 Dư nợ tín dụng 1,741 1,852 1,974 106,38 106,59 106,48 2 Nợ quá hạn 68,32 61,03 57,22 89,33 93,76 91,54 3 Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ (%) 3,92 3,30 2,90 83,98 87,96 85,97 IV Chi nhánh Vĩnh Phúc 1 Dư nợ tín dụng 1,622 1,781 1,884 109,80 105,78 107,79 2 Nợ quá hạn 54,31 52,33 51,14 96,35 97,73 97,04 3 Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ (%) 3,35 2,94 2,71 87,75 92,38 90,07 V Chi nhánh Bắc Giang 1 Dư nợ tín dụng 1,211 1,213 1,314 100,17 108,33 104,25 2 Nợ quá hạn 38,72 35,46 37,28 91,58 105,13 98,36 3 Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ (%) 3,20 2,92 2,84 91,43 97,05 94,24 VI Chi nhánh Nam Định 1 Dư nợ tín dụng 1,254 1,358 1,541 108,29 113,48 110,88 2 Nợ quá hạn 41,23 38,41 36,24 93,16 94,35 93,76 3 Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ (%) 3,29 2,83 2,35 86,03 83,15 84,59
* Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại nói chung và MSB các chi nhánh phía Bắc nói riêng. Tỷ lệ nợ xấu các thấp chứng tỏ khả năng quản lý tín dụng của Ngân hàng càng tốt và ngược lại. Tỷ lệ nợ xấu của MSB các chi nhánh phía Bắc thời gian qua cũng có sự biến động như sau:
Bảng 3.5: Nợ xấu của MSB các chi nhánh phía Bắc giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ I Tất cả các chi nhánh 1 Dư nợ tín dụng 13,144 15,268 17,821 116,16 116,72 116,44 2 Nợ xấu 615,36 547,32 515,26 88,94 94,14 91,54 3 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ (%) 4,68 3,58 2,89 76,57 80,66 78,61 II Chi nhánh Hải Phòng 1 Dư nợ tín dụng 2,153 2,545 2,874 118,21 112,93 115,57 2 Nợ xấu 108,41 95,26 92,18 87,87 96,77 92,32 3 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ (%) 5,04 3,74 3,21 74,34 85,69 80,01
III Chi nhánh Quảng Ninh
1 Dư nợ tín dụng 1,741 1,852 1,974 106,38 106,59 106,48 2 Nợ xấu 74,42 68,71 65,24 92,33 94,95 93,64 3 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ (%) 4,27 3,71 3,30 86,79 89,08 87,94 IV Chi nhánh Vĩnh Phúc 1 Dư nợ tín dụng 1,622 1,781 1,884 109,80 105,78 107,79 2 Nợ xấu 61,25 59,18 55,36 96,62 93,55 95,08 3 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ (%) 3,78 3,32 2,94 87,99 88,43 88,21 V Chi nhánh Bắc Giang 1 Dư nợ tín dụng 1,211 1,213 1,314 100,17 108,33 104,25 2 Nợ xấu 43,24 40,16 37,45 92,88 93,25 93,06 3 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ (%) 3,57 3,31 2,85 92,72 86,08 89,40 VI Chi nhánh Nam Định 1 Dư nợ tín dụng 1,254 1,358 1,541 108,29 113,48 110,88 2 Nợ xấu 47,36 44,18 38,26 93,29 86,60 89,94 3 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ (%) 3,78 3,25 2,48 86,14 76,32 81,23
Tỷ lệ nợ xấu của MSB các chi nhánh phía Bắc năm 2014 là 4,68%. Đến năm 2016, nợ xấu đã giảm đáng kể, giảm từ 615,36 tỷ đồng năm 2014 xuống còn 515,26 tỷ đồng. Để có được kết quả nợ xấu 2.89% tại thời điểm cuối năm 2016 là do công tác quản lý chất lượng tín dụng đã được phát huy và chú trọng hơn, các chi nhánh đã phải cố gắng nỗ lực vừa kiểm soát nợ xấu không để gia tăng phát sinh nợ xấu đột biến, vừa phải tìm mọi cách để giảm nợ xấu hiện hữu. Tại 5 chi nhánh nghiên cứu thì tỷ lệ nợ xấu tại nhánh Hải Phòng giảm nhanh nhất với tốc độ giảm bình quân gần 20% còn chi nhánh Bắc Giang có tốc độ giảm bình quân chậm nhất là 10,60%
* Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động tín dụng là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Trong những năm 2014 - 2016, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của MSB các chi nhánh phía Bắc tăng lên. Cụ thể như sau:
Bảng 3.6: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của MSB các chi nhánh