Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc xử lý tài sản bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại các chi nhánh phía bắc ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 118)

5. Bố cục của luận văn

4.2.6. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc xử lý tài sản bảo

bảo đảm để thu hồi nợ vay

Trong nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, khung pháp lý được đánh giá là “sự cứu cánh pháp lý” hoặc cũng có thể là một trong những yếu tố có khả năng gây rủi ro cho hoạt động ngân hàng xuất phát từ các quyền đối với tài sản và luật pháp về hợp đồng không rõ ràng, không có khả năng cưỡng chế trên thực tế, không bảo đảm được khả năng thực thi các cam kết và nắm giữ tài sản trên thực tế”. Do đó, việc xây dựng khung pháp luật hòan chỉnh, đồng bộ, rõ ràng và đảm bảo khả năng cưỡng chế thu hồi nợ cho MSB các chi nhánh phía Bắc là rất cần thiết.

Trong thực tế, việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của MSB các chi nhánh phía Bắc gặp nhiều vướng mắc. Về xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận giữa các chi nhánh và bên bảo đảm gặp nhiều khó khăn trong thực tế do các trình tự, thủ tục xử lý còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của bên bảo đảm, bên giữ tài sản, MSB các chi nhánh phía Bắc chưa được tòan quyền xử lý tài sảm bảo đảm trong khuôn khổ pháp luật.

Việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và nhà ở đặc biệt gây khó khăn cho MSB các chi nhánh phía Bắc. Thủ tục xử lý tài sản thông qua khởi kiện ra tòa án còn chậm, đặc biệt là thủ tục thi hành án thông thường kéo dài. Thực trang này ảnh hưởng xấu đến hiệu quả thu hồi vốn vay cũng như kết quả kinh doanh của MSB các chi nhánh phía Bắc . Chính vì vậy mà khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm, ngân hàng phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ thi hành.

KẾT LUẬN

1. Kết luận

Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới năm 2007 tạo cho Việt Nam có nhiều cơ hội và thách thức khi chúng ta cam kết phá bỏ những hạn chế đối với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và những bảo hộ của Chính phủ Việt Nam đối với các doanh nghiệp trong nước. Lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng được Chính phủ rất chú trọng trong quá trình đàm phán với các đối tác để đưa ra lộ trình thực hiện quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tìm hiểu các lý luận cơ bản về tín dụng, quản lý hoạt động tín dụng.

Thứ hai, luận văn nghiên cứu tổng quát về tổ chức và hoạt động của MSB các chi nhánh phía Bắc, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng quản lý tín dụng tại MSB các chi nhánh phía Bắc qua đó đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác quản lý tín dụng của MSB các chi nhánh phía Bắc.

Thứ ba, trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại MSB các chi nhánh phía Bắc, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tín dụng đối với MSB các chi nhánh phía Bắc.

2. Kiến nghị

2.1.Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một trong những nguyên nhân của những tồn tại hiện nay về quản lý tín dụng là chưa có một môi trường pháp lý đầy đủ, chặt chẽ đảm bảo cho an toàn của hoạt động tín dụng. Để góp phần khắc phục tình trạng này cần phải bổ sung và sửa đổi một số điểm sau:

- NHNN nước cần tạo lập chính sách tiền tệ tích cực năng động có hiệu quả luôn hướng đến mở rộng mọi nguồn vốn để đầu tư cho đất nước, kiểm soát được mọi nguồn vốn trong và ngoài nước. Thực hiện cơ chế lãi suất dùng nó làm đòn bẩy thúc đẩy tạo điều kiện cho NHTM huy động được vốn cho đầu tư.

- Hiện nay việc cung cấp thông tin của các ngân hàng và các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng cho thông tin tín dụng NHNN (CIC) còn rất chậm trễ, không đầy đủ, chính xác. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng thông tin cung cấp, làm cho việc đánh giá thông tin khách hàng không chính xác, gây rủi ro trong cho vay. Do đó, NHNN cần ban hành quy chế bắt buộc các TCTD và các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng phải cung cấp thông tin cho CIC. Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không chính xác gây rủi ro cho người sử dụng thì người cung cấp thông tin phải chịu trách nhiệm về rủi ro đó.

- Một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong hoạt động ngân hàng là do việc cạnh tranh không lành mạnh ngày càng phổ biến. NHNN cần có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên ngân hàng nhằm lôi kéo khách từ các ngân hàng khác để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát các NHTM, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm mà cố tình không chịu sửa sai. Đặc biệt là kiểm tra chặt chẽ ngân hàng trong việc áp dụng quy định dự trữ bắt buộc và trích lập DPRR nhằm đảm bảo an toàn trong kinh doanh.

2.2.Đối với Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam

Hội sở chính Martime Bank là đơn vị đầu tàu, cốt lõi, chỉ đạo các hoạt động của toàn hệ thống MSB. Để hoạt động kinh doanh bán lẻ của MSBk cả nước nói chung, của MSB các chi nhánh phía Bắc nói riêng ngày càng phát triển, cần phải có sự hỗ trợ rất nhiều từ phía hội sở chính, bởi vì có những giải

pháp mà MSB các chi nhánh phía Bắc không thể thực hiện được với chỉ nội lực vốn có của mình. Sau đây, tôi xin đưa ra một số kiến nghị đối với hội sở chính là:

- Thứ nhất, đa dạng hóa các sản phẩm.

- Thứ hai, xây dựng hệ thống biểu mẫu đảm bảo sự đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn và tích hợp nhiều sản phẩm. Mặt khác, MSB cũng nên đưa ra biểu phí dịch vụ hoàn chỉnh hơn và có sức cạnh tranh với các ngân hàng khác, áp dụng thống nhất cho tất cả các chi nhánh trong toàn hệ thống nhằm tạo sự tương đồng trong quá trình thu phí, đồng thời có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trong quá trình phát triển dịch vụ. Bản thân mỗi chi nhánh của MSB không thể tự tạo ra sản phẩm dịch vụ mà phải thực hiện kinh doanh những sản phẩm dịch vụ mà MSB đã nghiên cứu và đưa ra khai thác trên thị trường.

- Thứ ba, MSB cần có kế hoạch xây dựng công nghệ thông tin đảm bảo nền tảng để phát triển dịch vụ. Hơn nữa công nghệ thông tin cần phải được đầu tư đồng bộ đảm bảo sự kết nối hòa mạng trong toàn hệ thống và kết nối với ngân hàng thương mại khác. Đầu tư công nghệ thường cần nguồn vốn lớn nên rất cần sự hỗ trợ của MSB hội sở chính.

- Thứ tư, tăng cường hỗ trợ chi nhánh trong công tác đào tạo, MSB nên có kế hoạch đào tạo đội ngũ chuyên viên quản trị ngân hàng và đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp trong toàn bộ hệ thống. Ngoài ra nên có chính sách phân phối thu nhập nên linh hoạt hơn để đãi ngộ những người có năng lực thật sự ở lại làm việc với chi nhánh và thu hút được nhân tài từ bên ngoài về làm việc tại chi nhánh. Maritime Bannk cần phân khúc lại thị trường để xây dựng một chiến lược kinh doanh ổn định với các sản phẩm dịch vụ đa dạng phù hợp với từng vùng miền, truyền thống văn hóa, tầng lớp, độ tuổi, nguồn thu nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Các Nguyên tắc cơ bản giám sát ngân hàng có hiệu quả của Ủy ban Basel. 2. Nguyễn Thu Hà, “Những giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng tại

NHTM CP”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 9/2010.

3. Nguyễn Văn Lâm, “Phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng”, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, số 20/2005.

4. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 ban hành quy định về phân loại nợ và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng, Hà Nội.

5. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc (2014) - Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014, mục tiêu năm 2015.

6. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc (2015) - Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015, mục tiêu năm 2016.

7. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc (2016) - Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016, mục tiêu năm 2017.

8. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống

kê, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Tiến (2009), Quản trị rủi ro trong Ngân hàng thương mại,

NXB Thống kê, Hà Nội.

10.Phan Thu Hà, Đàm Văn (2010) Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

11. Perter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính. 12. Quốc Hội (2011), Luật các tổ chức tín dụng, Luật số 47/2010/QH12.

13. Quyết định số 0001/NH-GP ngày 08/06/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tài liệu tiếng Anh:

14. Boxill, Ian; Chambers, Claudia; Wint, Eleanor (1997). Introduction to Social Research: With Applications to the Caribbean. University of The

West Indies Press. Chapter 4, page 36. ISBN 976-8125-22-5.

15. Powell, Ronald R. (1997). Basic Research Methods for Librarians (3 ed.). p. 68. ISBN 1-56750-338-1.

PHỤ LỤC 01

PHIẾU KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG HÀNG HẢI VIỆT NAM

Phiếu khảo sát thu thập thông tin về chất lượng sản phẩm tín dụng của ngân hàng MSB các chi nhánh phía bắc nhằm phục vụ đề tài luận văn cao học. Kết quả khảo sát chỉ phục vụ mục đích khoa học của đề tài nghiên cứu. Thông tin cá nhân của Quý vị được giữ kín và chỉ được công bố khi có sự đồng ý của Quý vị

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG

1.Họ tên: ... 2.Giới tính: ... 3.Trình độ: ...

PHẦN 2.ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG HÀNG HẢI CÁC CHI NHÁNH PHÍA BẮC

Ông/Bà chọn điểm số bằng cách khoanh tròn vào các số từ 1 đến 5 theo quy ước sau: Điểm 1 2 3 4 5 Ý nghĩa Rất không hài lòng Không hài

lòng Bình thường Hài lòng Rất hài

lòng

TT Tiêu chí Điểm

1 2 3 4 5

I Nhóm tiêu chí vê mức độ đáp ứng sản phẩm tín dụng

1 Lãi suất cho vay được điều chỉnh kịp thời và có sức cạnh tranh

2 Quy trình, thủ tục liên quan đến vay vốn đơn giản, thuận tiện

3 Các sản phẩm tín dụng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng

4 Thời gian thực hiện giao dịch trong ngày thuận tiện

II Nhóm tiêu chí vê mức độ tin cậy

5 Ngân hàng tạo được cảm giác an toàn trong giao dịch 6 Hình thức và cách thức tính lãi chính xác và

minh bạch

7 Thông tin cá nhân và giao dịch được bảo mật 8 Ngân hàng thực hiện tốt các cam kết về thời gian

IIINhóm tiêu chí vê năng lực phục vụ

9 Bảng thông báo lãi suất được thiết kế rõ ràng, đầy đủ thông tin

10 Không mất nhiều thời gian cho một giao dịch vay vốn

11 Nhân viên ngân hàng sẵn sàng phục vụ

12

Nhân viên giao dịch có kiến thức, kỹ năng và khả năng truyền đạt, giới thiệu các sản phẩm tín dụng tốt

13 Nhân viên giao dịch có phong cách giao dịch văn minh, lịch sự

IV Nhóm tiêu chí về thái độ phục vụ

14 Những khiếu nại được tiếp nhận và giải quyết kịp thời

15 Nhân viên tư vân, hướng dẫn và giải thích rõ ràng

16 Nhân viên có ý thức tiếp thu, lăng nghe những ý kiến phản hồi từ khách hàng

17 Nhân viên không có thái độ phân biệt đối xử, quan tâm đến khách hàng

18 Nhân viên hiểu và thông cảm với những nhu cầu đặc biệt của khách hàng

V Nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất

19 Ngân hàng có trang thiết bị, công nghệ hiện đại 20 Cơ sở vật chất đầy đủ, có chỗ ngồi trong thời

gian chờ đợi

21 Tờ rơi, tài liệu quảng cáo đầy đủ thông tin và sẵn có 22 Trang phục của nhân viên đồng bộ, gọn gàng,

lịch sự

23 Mạng lưới, địa điểm giao dịch rộng và thuận tiện

Các ý kiến đề xuất khác nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tín dụng của ngân hàng MSB các chi nhánh phía bắc:

... ... ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại các chi nhánh phía bắc ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)