5. Bố cục của luận văn
4.1.3. Định hướng quản lý hoạt động tín dụng tại các chi nhánh phía Bắc Ngân
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
Tập trung phục vụ các khách hàng truyền thống tốt của MSB đặc biệt là các khách hàng sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu; các Tập đoàn, Tổng công ty, khách hàng có năng lực tài chính và trình độ quản lý tốt, có thị trường tiêu thụ ổn định, có khả năng chống đỡ tác động của khủng hoảng kinh tế.
Đối với các khách hàng mới, MSB các chi nhánh phía Bắc chỉ tiếp cận các khách hàng xuất khẩu, khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, có kết quả xếp hạng tối thiểu từ A trở lên.
Phát triển khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, hộ gia đình nhằm đa dạng khách hàng, tăng nhanh thị phần và phân tán rủi ro tín dụng.
Xây dựng các chính sách phù hợp theo từng đối tượng khách hàng, xây dựng hệ thống quản lý, đánh giá khách hàng nhằm theo dõi, phát triển và phục vụ tốt nhất cho những khách hàng hiện tại và các khách hàng tiềm năng.
Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đặc biệt là hạn chế và kiểm soát chặt chẽ cho vay đối với khách hàng thuộc nhóm nợ xấu.
Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng; nghiêm cấm nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng;
Đánh giá, xác định mức độ rủi ro theo từng sản phẩm, ngành nghề, lĩnh vực để thực hiện kiểm soát giới hạn cấp tín dụng tối đa đối với một số ngành, lĩnh vực. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng vào các lĩnh vực: Bất động sản, chứng khoán và cho vay tiêu dùng theo chỉ đạo của NHNN; Đẩy mạnh việc đánh giá, phân tích và xác định khách hàng, nhóm khách hàng mục
tiêu theo các tiêu chí: Xếp hạng khách hàng, vốn điều lệ, tổng nợ phải trả/vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ cho vay, bảo lãnh, mức độ đáp ứng chính sách khách hàng… đặc biệt là khả năng trả nợ của khách hàng để có biện pháp ứng xử phù hợp.
Tuyệt đối tuân thủ giới hạn và các cơ cấu tín dụng được giao.
Đẩy mạnh cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ đối với các khách hàng có nguồn thu ngoại tệ, đồng thời khuyến khích khách hàng sử dụng các công cụ phái sinh như hoán đổi tiền tệ chéo (CCS), hoán đổi lãi suất một đồng tiền (IRS) để phòng ngừa rủi ro; Thực hiện xác định thời hạn cho vay phù hợp với khoảng thời gian của một chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư; trong hợp đồng tín dụng có thoả thuận với khách hàng vay việc trả nợ tiền vay ngay khi khách hàng nhận được ngoại tệ thanh toán từ nước ngoài.
Gia tăng tín dụng tài trợ xuất khẩu gắn với việc thực hiện cung ứng các dịch vụ trọn gói, đặc biệt chú trọng giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm CCS, IRS và gắn với điều kiện tăng khả năng mua ngoại tệ từ các khách hàng này.
Kiểm soát chặt chẽ trong cho vay nhập khẩu, chỉ cho vay phục vụ nhập khẩu các nhóm mặt hàng thiết yếu, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu; các máy móc, thiết bị, dây truyền sản xuất; các mặt hàng đảm bảo cân đối nhu cầu của nền kinh tế với điều kiện khách hàng phải có dự án, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, hợp đồng đầu ra chắc chắn; tuyệt đối không cho vay để nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ, các mặt hàng trong nước sản xuất được.
Đánh giá thực trạng dư nợ nhóm 2, nợ cơ cấu, lãi treo tại chi nhánh trong đó xác định rõ khách hàng có khả năng chuyển lên nhóm 1 để áp dụng chính sách khách hàng phù hợp, các khách hàng khó có khả năng cải thiện nhóm nợ và có nguy cơ phát sinh nợ xấu, từ đó thu hẹp quy mô tín dụng đối
với các khách hàng thuộc nhóm này. Đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo (tính pháp lý, tính khả mại, hiệu quả biện pháp quản lý…), nâng cao chất lượng TSĐB nợ vay để giảm thiểu những tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng.
Tăng cường kiểm tra, quản lý tín dụng, hồ sơ đảm bảo nợ vay theo đúng chỉ đạo.