Thực trạng tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý của tỉnh thái nguyên đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (Trang 65 - 85)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Thực trạng tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh

sách Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2014

3.2.1. Thực trạng tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014 Nguyên giai đoạn 2010 - 2014

Thu chi ngân sách là một trong những chỉ tiêu tài chính phản ánh bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế - xã hội và chính sách tài chính trong từng thời kỳ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của tỉnh. Hàng năm, tỉnh đã ban hành kế hoạch xây dựng dự toán thu, chi ngân sách hợp lý, khoán thu, khoán chi cho các đơn vị trực thuộc. Tăng cƣờng việc quản lý, phát triển và khai thác tốt

mọi nguồn thu. Làm tốt công tác kiểm tra chống trốn thuế, gian lận thƣơng mại để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tăng thêm nguồn thu ngân sách.

Bảng 3.4: Tình hình thu chi ngân sách tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Tổng thu 6 204,9 100,0 7 421,2 100,0 8 671,2 100,0 9 749,9 100,0 10 384,3 100,0

Thu trên địa bàn 2 725,3 43,92 3662 49,35 4056,4 46,78 4606,8 47,25 5077,7 48,90

Thu chuyển nguồn 848,9 13,68 818 11,02 913,6 10,54 513,3 5,26 762,9 7,35

Thu vay đầu tƣ CSHT 190,0 3,06 40 0,54 140 1,61 388 3,98 337 3,25

Kết dƣ ngân sách 31,1 0,50 43,8 0,59 33,6 0,39 33,5 0,34 42,4 0,41

Bổ sung từ ngân sách cấp trên 2 409,6 38,83 2857,4 38,50 3527,6 40,68 4208,3 43,16 4164,3 40,10

Tổng chi 5 777,2 100,0 6 959,8 100,0 8 166,0 100,0 9 128,2 100,0 9 543,2 100,0

Chi trong cân đối NS 3 888,7 67,31 4 963,5 71,32 6 026,2 73,80 6 619,3 72,51 7 580,1 79,43

Chi CTMTQG 755,2 13,07 673,9 9,68 1 123,2 13,75 1 068,4 11,70 714,2 7,48

Chi từ nguồn để lại quản lý qua NSNN 326,8 5,66 403,3 5,79 503,3 6,16 677,6 7,42 161,9 1,70

Chi chuyển nguồn và THCC tiền lƣơng 806,5 13,96 919,1 13,21 513,3 6,29 762,9 8,36 1 087,0 11,39

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010 - 2014)

Số liệu ở bảng 3.4 cho thấy, tổng thu trên địa bàn tăng dần qua các năm cụ thể năm 2010 là 6204,9 tỷ đồng, năm 2014 là 10384,3 tỷ đồng. Năm 2014 tăng 4149,4 tỷ đồng so với năm 2010, trong đó chủ yếu là thu trên địa bàn (thu nội địa) và thu từ nguồn ngân sách cấp trên.

Nguồn thu nội địa năm 2014 tăng mạnh so với những năm trƣớc là nhờ nguồn thu tiền cấp quyền sử dụng đất, thuế ngoài quốc doanh. Trong những năm gần đây, nhất là giai đoạn năm 2011 - 2014, tỉnh Thái Nguyên đã chủ động tập trung đầu tƣ cho các dự án hạ tầng khu công nghiệp và hạ tầng khu dân cƣ, sau đó đấu giá quyền sử dụng các lô đất trong dự án và lấy nguồn thu để đầu tƣ cho các công trình hạ tầng xã hội khác. Nhờ nguồn thu này mà tỉnh có thêm ngân sách để đầu tƣ trên tất cả các lĩnh vực.

Hình 3.4. Tình hình thu ngân sách tỉnh Thái Nguyên (2010-2014)

Theo đó, tổng chi ngân sách tỉnh Thái Nguyên năm 2014 cũng tăng mạnh, nhất là chi từ ngân sách địa phƣơng. Năm 2010 chi 5777,2 tỷ đồng nhƣng đến năm 2014 chi 9543,2 tỷ đồng, tăng 65,19% so với năm 2010. Nhìn chung nhiệm vụ chi ngân sách địa phƣơng về cơ bản đáp ứng kịp thời kinh phí để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng theo dự toán đƣợc giao và tiến độ thực hiện nhiệm vụ của các cấp, các

00 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thu trên địa bàn Thu chuyển nguồn Thu vay đầu tƣ CSHT Kết dƣ ngân sách

ngành, các đơn vị.

Hình 3.5. Tình hình chi ngân sách tỉnh Thái Nguyên (2010 - 2014) 3.2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư và quản lý vốn đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước của tỉnh Thái Nguyên

3.2.2.1. Quy mô nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh

Định hƣớng đầu tƣ của tỉnh đó là phát huy mọi nguồn lực để duy trì phát triển nền kinh tế theo hƣớng hiệu quả và bền vững. Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng phụ trợ cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; y tế; giáo dục. Nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo, giải quyết việc làm; phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Giải quyết tốt các vấn đề về xã hội, giảm nghèo, xóa nhà dột nát và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, đẩy mạnh xử lý ô nhiễm môi trƣờng. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc của các cấp, các ngành; nâng cao chất lƣợng xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách ở địa phƣơng; tăng cƣờng củng cố

00 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chi trong cân đối NS Chi CTMTQG

Chi từ nguồn để lại quản lý qua NSNN

Chi chuyển nguồn và THCC tiền lƣơng

an ninh quốc phòng, giữ vững trật tự an toàn xã hội.

Trong những năm gần đây, công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị đƣợc quan tâm chỉ đạo, tăng cƣờng đầu tƣ và đạt nhiều kết quả tích cực. Đầu tƣ xây dựng tại Thái Nguyên tiếp tục phát triển, phạm vi đầu tƣ mở rộng ở tất cả các lĩnh vực, các địa bàn trong tỉnh, gồm:

-Các dự án y tế: Bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế xã … -Các dự án giao thông vận tải: Dự án đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ, đƣờng giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn …

-Các dự án Giáo dục - Đào tạo và dạy nghề: Dự án đầu tƣ cơ sở vật chất các trƣờng Đại học trên địa bàn, dự án Nhà ở cho sinh viên, đề án kiên cố hóa trƣờng, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên …

-Các dự án hạ tầng - đô thị - cấp thoát nƣớc.

-Dự án đầu tƣ xây dựng các công trình cộng cộng nhƣ: Công viên, Nhà thi đấu đa năng, Thƣ viện, Trung tâm hội nghị thông tin, triển lãm, Khu vui chơi…

-Dự án đầu tƣ xây dựng trụ sở các cơ quan Đảng, quản lý nhà nƣớc thuộc tỉnh và huyện.

-Đề án đầu tƣ trụ sở xã.

-Dự án đầu tƣ xây dựng các khu nhà ở.

-Dự án đầu tƣ xây dựng các công trình thuỷ lợi, nông nghiệp nhƣ: trạm bơm, kênh mƣơng, chuồng trại, giống cây trồng v.v.

-Dự án đầu tƣ xây dựng các khu công nghiệp tập trung, dự án xây dựng các khu cụm công nghiệp làng nghề….

Những lực lƣợng tham gia xây dựng gồm:

-Các nhà thầu thuộc các doanh nghiệp nhà nƣớc và tƣ nhân thuộc địa phƣơng.

-Các nhà thầu thuộc các doanh nghiệp nhà nƣớc của các tỉnh và Trung ƣơng.

-Huy động lao động trong dân tự xây dựng.

Bảng 3.5: Tổng vốn đầu tƣ theo giá hiện hành của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 I. Phân theo cấp quản lý 10.172,90 14.910,00 13.260,20 30.915,70 36.382,20 - TW quản lý 2.910,50 4.774,00 2.629,60 14.069,50 23.362,60 - Địa phƣơng quản lý 7.262,40 10.136,00 10.630,60 16.846,20 13.019,60

II. Phân theo cấu thành 10.172,90 14.910,00 13.260,20 30.915,70 36.382,10

- Vốn đầu tƣ XDCB 6.640,90 9.396,80 8.571,60 19.679,20 21.308,80 - Vốn đầu tƣ khác 3.532,00 5.513,20 4.688,60 11.236,50 15.073,30

II. Phân theo nguồn vốn 10.172,90 14.910,00 13.260,20 30.915,70 36.382,10

- Vốn NSNN 1.314,83 1.549,32 1.696,92 1.917,02 1.774,88 - Vốn của DN 2.129,10 3.240,80 4.800,40 8.814,20 5.270,90 - Vốn tín dụng 2.577,70 3.947,70 1.480,50 1.347,20 1.602,90 - Vốn nhân dân đóng góp 3.097,40 4.855,40 4.020,80 5.883,10 5.646,90 - Vốn nƣớc ngoài 520,70 479,60 490,86 12.343,00 21.484,40 - Vốn khác 533,17 837,18 770,72 611,18 602,12

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2014)

Qua bảng 3.5 ta thấy qui mô vốn đầu tƣ toàn xã hội của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014 có xu hƣớng tăng, năm sau cao hơn năm trƣớc, với tốc độ tăng trung bình là 37,52 %. Riêng năm 2012 do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế nên nguồn vốn đầu tƣ thực hiện có giảm hơn so với năm 2011.

Trong giai đoạn 2010 - 2014, tỉnh Thái Nguyên huy động một lƣợng lớn vốn cho hoạt động đầu tƣ XDCB trên địa bàn tổng vốn đạt 65.597,3 tỷ đồng. Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh có xu hƣớng tăng qua các

năm. Năm 2010 toàn tỉnh huy động 6.640,9 tỷ đồng thì đến năm 2014 là 21.308,8 tỷ đồng, tăng 3,2 lần so với năm 2010.

Hình 3.6. Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2010 - 2014

Các nguồn vốn đầu tƣ chiếm tỷ trọng lớn là những nguồn vốn đầu tƣ: Vốn nƣớc ngoài, vốn của doanh nghiệp, vốn nhân dân đóng góp, vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc, Vốn ngân sách Nhà nƣớc; tổng năm nguồn vốn này thƣờng chiếm trên 85% tổng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010- 2014. Vốn đầu tƣ của khu vực nƣớc ngoài chiếm tỷ trọng cao nhất có đƣợc điều này là do trong những năm gần đây tỉnh Thái Nguyên đã tích cực đầu tƣ phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng khu cụm công nghiệp và tiến hành cải cách hành chính mạnh mẽ nên đã thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ của những tập đoàn lớn trong và ngoài nƣớc tiêu biểu là dự án tổ hợp công nghệ cao Samsung, dự án mỏ quặng đa kim Núi Pháo… Ngoài ra nguồn vốn do nhân dân đóng góp cũng chiếm tỷ trọng lớn cho thấy khả năng, nguồn vốn to lớn còn trong dân cƣ và có thể huy động cho đầu tƣ phát triển, đây là nguồn vốn tiềm năng có thể khai thác để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm tiếp theo. Đó là một lợi thế của Thái Nguyên vì đầu tƣ xây dựng là loại hình đầu tƣ dài hạn, mục đích là nhằm tạo ra cơ sở vật chất lâu dài cho quá trình phát triển kinh tế cũng nhƣ xã hội. Đầu tƣ xây dựng cơ bản luôn là yếu tố đi trƣớc tạo nền tảng, điều kiện cho các hoạt động đầu tƣ khác, tạo cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh sau này.

8% 23% 10% 22% 34% 3%

Giai đoạn năm 2010-2014

- Vốn NSNN - Vốn của DN - Vốn tín dụng - Vốn nhân dân đóng góp - Vốn nƣớc ngoài - Vốn khác

Vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách Nhà nƣớc hàng năm của tỉnh Thái Nguyên chiếm tỷ lệ khoảng 8,0% trong tổng vốn đầu tƣ trên địa bàn Tỉnh. Mặc dù, trong cơ cấu vốn đầu tƣ trên địa bàn Tỉnh, nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc chiếm tỷ lệ không lớn nhƣng đây lại là nguồn vốn khá quan trọng. Nguồn vốn NSNN đƣợc đầu tƣ vào các dự án không hoặc ít có khả năng thu hồi vốn (vốn phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội) và các dự án của tỉnh nhƣ: đƣờng giao thông, cấp thoát nƣớc, điện, trƣờng học, y tế, các công trình văn hoá, thể thao... Có thể khẳng định rằng nguồn vốn NSNN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hƣớng đầu tƣ trên địa bàn, là công cụ để tỉnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành, các vùng thông qua phân bổ vốn đầu tƣ, tạo ra một khối lƣợng cơ sở hạ tầng lớn; tăng mức sống của nhân dân thông qua việc đầu tƣ các công trình phúc lợi xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay nhu cầu về vốn đầu tƣ rất lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp. Bên cạnh đó nguồn vốn huy động trong dân cƣ, tín dụng ƣu đãi, doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp nhiều khó khăn.

3.2.2.3. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Tổng số dự án đã đƣợc phê duyệt bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc năm 2010 đến hết năm 2014 là: 1.425 dự án. Đến hết năm 2014 tổng số nợ đọng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của tỉnh là 968 tỷ đồng. Tỷ lệ vốn nợ đọng xây dựng cơ bản so với cả giai đoạn 2010-2014 là trên 11,73%.

Trong đó:

Số dự án đã hoàn thành, bàn giao đƣa vào sử dụng và phê duyệt quyết toán là: 586 dự án.

Số dự án đang triển khai thực hiện là: 655 dự án. Số dự án khởi công mới là: 184 dự án.

Tình hình thực hiện vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản theo ngành phản ánh khối lƣợng vốn đầu tƣ xây dựng thực hiện của từng ngành trong từng năm và trong cả giai đoạn 2010 - 2014. Qua đó cho thấy tiến độ thực hiện đầu tƣ xây dựng cơ bản của các ngành, từ đó có những biện pháp phù hợp đảm bảo tiến

độ của các công trình đối với từng ngành; mặt khác nó cũng cho thấy đƣợc ngành nào có khối lƣợng vốn đầu tƣ xây dựng thực hiện trong kỳ lớn nhất, vốn đầu tƣ tập trung vào những ngành nào, có phù hợp với định hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hay không.

Bảng 3.6: Vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc đƣợc phê duyệt giai đoạn 2010 - 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng STT Nguồn vốn Năm Tổng số 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng cộng 1.314.830 1.549.320 1.696.922 1.917.021 1.774.882 8.252.975 1 Ngân sách tập trung 200.000 233.000 233.000 233.000 333.000 1.232.000 2 Vốn thu cấp quyền sử dụng đất 141.000 80.000 136.500 120.000 96.070 573.570 3 Nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu 216.600 325.300 501.316 351.602 404.000 1.798.818

4 Nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia 142.700 156.600 202.918 151.332 145.660 799.210

5 Vốn ODA 174.326 252.280 358.083 383.332 262.195 1.430.216

6 Vốn Trái phiếu Chính phủ 434.072 493.280 255.105 212.755 231.957 1.627.169

7 Nguồn sổ xố kiến thiết 6.132 8.860 10.000 10.000 12.000 46.992

8 Tạm ứng Kho bạc Nhà nƣớc trung ƣơng 150.000 200.000 350.000

9 Vay tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc 305.000 90.000 395.000

Qua bảng trên ta thấy tổng khối lƣợng vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014, cao nhất là nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ƣơng cho ngân sách địa phƣơng, kế đến là nguồn vốn trái phiếu chính phủ và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, tiếp nữa là nguồn vốn ngân sách tập trung của tỉnh đây là những nguồn lực cơ bản chiếm tỷ trọng lớn cho đầu tƣ cơ sở hạ tầng của tỉnh.

Nghiên cứu phân bổ vốn theo ngành trong giai đoạn 2010 - 2014 ta thấy ngành có khối lƣợng vốn đầu tƣ XDCB đƣợc phê duyệt cao nhất là hạ tầng - đô thị - cấp thoát nƣớc, qua đây ta thấy định hƣớng trọng tâm của tỉnh đó là tập trung phát triển mạnh cơ sở hạ tầng coi đây là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

Nhƣ vậy có thể thấy trong giai đoạn 2010 - 2014, lĩnh vực đƣợc chú trọng đầu tƣ là hạ tầng - đô thị - cấp thoát nƣớc với tổng vốn đầu tƣ đạt 2.477,724 tỷ đồng chiếm 30,02% tổng vốn đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc và giao thông vận tải là 1.649,524 tỷ đồng chiếm 20,0% tổng vốn đầu tƣ; ngành y tế - xã hội cũng có một khối lƣợng vốn đầu tƣ xây dựng đƣợc phê duyệt lớn, điều này phù hợp vì đây là những ngành then chốt, đòi hỏi vốn đầu tƣ lớn, phục vụ nhu cầu giao thông, chăm sóc sức khoẻ, nhu cầu giáo dục, đào tạo của nhân dân trong tỉnh.

Ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ lợi tiếp tục đƣợc quan tâm đầu tƣ, hƣớng đầu tƣ chủ yếu vào các công trình có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế xã hội của khu vực, ƣu tiên chủ yếu đầu tƣ hồ đập, kênh tƣới tiêu đảm bảo tốt cho việc phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Qua đánh giá khối lƣợng vốn đầu tƣ xây dựng đƣợc phê duyệt trong giai đoạn 2010 - 2014 cho thấy phần nào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý của tỉnh thái nguyên đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (Trang 65 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)