Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý của tỉnh thái nguyên đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (Trang 54 - 60)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc bộ, phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội, Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ. Thái Nguyên nằm ở cửa ngõ phía bắc của Thủ đô Hà Nội, là trung tâm kinh tế văn hóa xã hội, của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 trong cả nƣớc với Đại học Thái Nguyên có 8 trƣờng đại học, đơn vị thành viên và 2 khoa trực thuộc, Đại học Việt Bắc, Phân hiệu Đại học Công nghệ giao thông vận tải, 25 trƣờng cao đằng, trung học chuyên nghiệp và 52 cơ sở đào tạo nghề, là trung tâm y tế vùng với hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh chất lƣợng. Không chỉ đƣợc biết đến với thƣơng hiệu nổi tiếng nhƣ chè và gang thép, Thái Nguyên còn đƣợc thiên nhiên ban tặng nhiều phong cảnh đẹp, các hồ nƣớc lớn, nhiều các di tích lịch sử, công trình kiến trúc, nghệ thuật, lễ hội và có các điểm du lịch hấp dẫn. Vị trí địa lý của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lƣu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong vùng, trong cả nƣớc cũng nhƣ với nƣớc ngoài trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế.

3.1.1.2. Khí hậu

Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh Thái Nguyên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên địa bàn tỉnh TháiNguyên vào mùa nóng (mƣa nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23-280C và lƣợng mƣa trong mùa này chiếm tới 90%

lƣợng mƣa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh (mƣa ít) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Song do có sự khác biệt rõ nét ở độ cao và địa hình, địa thế nên trên địa bàn Thái Nguyên hình thành các cụm tiểu vùng khí hậu khác nhau. Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về các tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thái Nguyên, chúng ta có thể tìm thấy cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây chính là cơ sở cho sự đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các yếu tố sinh thái của tỉnh.

Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Thái Nguyên

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: 02 thành phố là Thái Nguyên và Sông Công, 01 thị xã Phổ Yên và 06 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng. Tổng số gồm 180 xã, phƣờng, thị trấn, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.

3.1.1.3. Điều kiện địa hình

- Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hƣớng Bắc - Nam, thấp dần về phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hoá mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng kéo dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài ra còn có vòng cung Ngân Sơn, Bắc Sơn là những dãy núi cao chắn gió mùa Đông Bắc cho tỉnh.Về kiểu địa hình, địa mạo đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt:

+ Vùng địa hình vùng núi: Tập trung ở các huyện Đại Từ, Định Hóa và một phần của huyện Phú Lƣơng. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt phức tạp do quá trình castơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500 - 1000m, độ dốc thƣờng từ 25-35 độ.

+ Vùng địa hình đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đƣờng quốc lộ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lƣơng. Địa hình gồm các dãy núi thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng. Độ cao trung bình từ 100-300m, độ dốc thƣờng từ 15-25 độ.

+ Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi: Bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng phía Nam tỉnh. Địa hình tƣơng đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, thị xã Phổ Yên, thành phố Sông Công và thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lƣơng. Độ cao trung bình từ 30-50m, độ dốc thƣờng <10 độ.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên khoáng sản:

Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc - Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dƣơng. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, hiện có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các vùng lớn nhƣ Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Trại Cau

(Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai)…Khoáng sản ở Thái Nguyên có thể chia ra làm 4 nhóm: nhóm nguyên liệu cháy, bao gồm: than mỡ (trên 15 triệu tấn), than đá (trên 90 triệu tấn); nhóm khoáng sản kim loại, bao gồm kim loại đen (sắt có 47 mỏ và điểm quặng; titan có 18 mỏ và điểm quặng), kim loại màu (thiếc, vonfram, chì, kẽm, vàng, đồng,…); nhóm khoáng sản phi kim loại, bao gồm pyrits, barit, phốtphorit…tổng trữ lƣợng khoảng 60.000 tấn; nhóm khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm đá xây dựng, đất sét, đá sỏi… với trữ lƣợng lớn, khoảng 84,6 triệu tấn. Sự phong phú về tài nguyên khoáng sản trong đó gồm nhiều loại có ý nghĩa trong cả nƣớc nhƣ sắt, than (đặc biệt là than mỡ) đã tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Đây là thế mạnh đƣa Thái Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của cả nƣớc.

* Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của Thái Nguyên là 353.318,91ha chia ra 3 nhóm đất chính, bao gồm: Đất nông nghiệp, có diện tích là 294.011,32ha ha chiếm 83,21% diện tích tự nhiên; nhóm đất phi nông nghiệp, có diện tích 45.637,8 ha chiếm 12,92 % diện tích tự nhiên; nhóm đất chƣa sử dụng, có diện tích 13.669,79 ha, chiếm 3,87% diện tích tự nhiên.

Do ảnh hƣởng của địa hình, đất đai ở Thái Nguyên đƣợc chia làm 3 loại chính, trong đó, đất núi chiếm diện tích lớn nhất (48,4%), độ cao trên 200 m, tạo điều kiện cho phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, cây đặc sản…, đất đồi chiếm 31,4%, độ cao từ 150 - 200 m, phù hợp với cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm và đất ruộng chiếm 12,4%. Thái Nguyên còn có một diện tích lớn đất chƣa sử dụng, phần lớn là đất trống đồi trọc (do diện tích rừng tự nhiên đã bị khai thác trƣớc kia) nên đây có thể đƣợc coi nhƣ một tiềm năng phát triển lâm nghiệp, tăng độ che phủ rừng ở Thái Nguyên.

* Tài nguyên nước mặt:

bố tƣơng đối đều. Gồm các sông lớn là:

- Sông Cầu: Sông Cầu là sông lớn nhất tỉnh có lƣu vực 3.480 km2. Sông này bắt nguồn từ Chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy theo hƣớng Bắc Đông Nam qua Phú Lƣơng, Đồng Hỷ, Phú Bình gặp Sông Công tại Phù Lôi có chiều dài khoảng 110km.

- Sông Công: có lƣu vực 951 km2

bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá sở Định Hóa chạy dọc chân núi Tam Đảo, đƣợc ngăn lại ở Đại Từ thành hồ Núi Cốc có mặt nƣớc rộng khoảng 25 km2, chứa khoảng 175 triệu m3 nƣớc.

- Sông Dong: Sông này chảy trên địa phận sở Võ Nhai chảy về Bắc Giang. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác phân bố đều khắp và một số hồ chứa tƣơng đối lớn tạo ra nguồn nƣớc mặt khá phong phú, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh.

* Tài nguyên rừng

Thái Nguyên có 206.999 ha đất lâm nghiệp, trong đó 146.639 ha đất có rừng, chiếm 41,5% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, diện tích đất rừng tự nhiên là 102.190 ha, rừng trồng 44,449 ha. Bên cạnh đó, diện tích đất chƣa sử dụng của tỉnh chiếm 17%, trong đó đất rừng phòng hộ 64.553,6 ha, rừng đặc dụng 32.216,4 ha, rừng sản xuất: 110.299,6 ha vừa có tiềm năng phát triển ngành lâm nghiệp, vừa là nhiệm vụ để Thái Nguyên nhanh chóng tiến hành các biện pháp để phủ xanh đất trống đồi trọc. (Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ).

* Tài nguyên du lịch

Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, về mặt tự nhiên có một số thắng cảnh tiêu biểu:

- Khu di tích lịch sử sinh thái ATK huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, là nơi ở, làm việc và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ƣơng Đảng, Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Năm 1981, Khu di tích đã đƣợc Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích quốc gia.

km về hƣớng tây nam,đƣờng giao thông thuận tiện cho việc đi lại. Hồ Núi Cốc là danh thắng và là nơi nghỉ mát lý tƣởng.

- Di tích hang Phƣợng Hoàng, suối Mỏ Gà thuộc xã Phú Thƣợng, huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 42 km về phía đông bắc. Di tích danh thắng phƣợng hoàng, suối nƣớc và bến tắm hang mỏ gà, xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1994.

- Di tích Đền đuổm, di tích nằm ngay chân núi Đuổm, thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lƣơng, Thái Nguyên, cạnh Quốc Lộ 3, cách thành phố Thái Nguyên 23 km về phía Tây Bắc. Đền đƣợc xây dựng từ thời nhà Lý để thờ Phò Mã Dƣơng Tự Minh, Mẫu hậu và hai ngƣời vợ của ông là Diên BìnhCông chúa và Thiều Dung Công chúa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý của tỉnh thái nguyên đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)