Bản đồ địa giới hành chính tỉnh TháiNguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý của tỉnh thái nguyên đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (Trang 56)

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: 02 thành phố là Thái Nguyên và Sông Công, 01 thị xã Phổ Yên và 06 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng. Tổng số gồm 180 xã, phƣờng, thị trấn, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.

3.1.1.3. Điều kiện địa hình

- Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hƣớng Bắc - Nam, thấp dần về phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hoá mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng kéo dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài ra còn có vòng cung Ngân Sơn, Bắc Sơn là những dãy núi cao chắn gió mùa Đông Bắc cho tỉnh.Về kiểu địa hình, địa mạo đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt:

+ Vùng địa hình vùng núi: Tập trung ở các huyện Đại Từ, Định Hóa và một phần của huyện Phú Lƣơng. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt phức tạp do quá trình castơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500 - 1000m, độ dốc thƣờng từ 25-35 độ.

+ Vùng địa hình đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đƣờng quốc lộ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lƣơng. Địa hình gồm các dãy núi thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng. Độ cao trung bình từ 100-300m, độ dốc thƣờng từ 15-25 độ.

+ Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi: Bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng phía Nam tỉnh. Địa hình tƣơng đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, thị xã Phổ Yên, thành phố Sông Công và thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lƣơng. Độ cao trung bình từ 30-50m, độ dốc thƣờng <10 độ.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên khoáng sản:

Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc - Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dƣơng. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, hiện có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các vùng lớn nhƣ Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Trại Cau

(Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai)…Khoáng sản ở Thái Nguyên có thể chia ra làm 4 nhóm: nhóm nguyên liệu cháy, bao gồm: than mỡ (trên 15 triệu tấn), than đá (trên 90 triệu tấn); nhóm khoáng sản kim loại, bao gồm kim loại đen (sắt có 47 mỏ và điểm quặng; titan có 18 mỏ và điểm quặng), kim loại màu (thiếc, vonfram, chì, kẽm, vàng, đồng,…); nhóm khoáng sản phi kim loại, bao gồm pyrits, barit, phốtphorit…tổng trữ lƣợng khoảng 60.000 tấn; nhóm khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm đá xây dựng, đất sét, đá sỏi… với trữ lƣợng lớn, khoảng 84,6 triệu tấn. Sự phong phú về tài nguyên khoáng sản trong đó gồm nhiều loại có ý nghĩa trong cả nƣớc nhƣ sắt, than (đặc biệt là than mỡ) đã tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Đây là thế mạnh đƣa Thái Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của cả nƣớc.

* Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của Thái Nguyên là 353.318,91ha chia ra 3 nhóm đất chính, bao gồm: Đất nông nghiệp, có diện tích là 294.011,32ha ha chiếm 83,21% diện tích tự nhiên; nhóm đất phi nông nghiệp, có diện tích 45.637,8 ha chiếm 12,92 % diện tích tự nhiên; nhóm đất chƣa sử dụng, có diện tích 13.669,79 ha, chiếm 3,87% diện tích tự nhiên.

Do ảnh hƣởng của địa hình, đất đai ở Thái Nguyên đƣợc chia làm 3 loại chính, trong đó, đất núi chiếm diện tích lớn nhất (48,4%), độ cao trên 200 m, tạo điều kiện cho phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, cây đặc sản…, đất đồi chiếm 31,4%, độ cao từ 150 - 200 m, phù hợp với cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm và đất ruộng chiếm 12,4%. Thái Nguyên còn có một diện tích lớn đất chƣa sử dụng, phần lớn là đất trống đồi trọc (do diện tích rừng tự nhiên đã bị khai thác trƣớc kia) nên đây có thể đƣợc coi nhƣ một tiềm năng phát triển lâm nghiệp, tăng độ che phủ rừng ở Thái Nguyên.

* Tài nguyên nước mặt:

bố tƣơng đối đều. Gồm các sông lớn là:

- Sông Cầu: Sông Cầu là sông lớn nhất tỉnh có lƣu vực 3.480 km2. Sông này bắt nguồn từ Chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy theo hƣớng Bắc Đông Nam qua Phú Lƣơng, Đồng Hỷ, Phú Bình gặp Sông Công tại Phù Lôi có chiều dài khoảng 110km.

- Sông Công: có lƣu vực 951 km2

bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá sở Định Hóa chạy dọc chân núi Tam Đảo, đƣợc ngăn lại ở Đại Từ thành hồ Núi Cốc có mặt nƣớc rộng khoảng 25 km2, chứa khoảng 175 triệu m3 nƣớc.

- Sông Dong: Sông này chảy trên địa phận sở Võ Nhai chảy về Bắc Giang. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác phân bố đều khắp và một số hồ chứa tƣơng đối lớn tạo ra nguồn nƣớc mặt khá phong phú, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh.

* Tài nguyên rừng

Thái Nguyên có 206.999 ha đất lâm nghiệp, trong đó 146.639 ha đất có rừng, chiếm 41,5% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, diện tích đất rừng tự nhiên là 102.190 ha, rừng trồng 44,449 ha. Bên cạnh đó, diện tích đất chƣa sử dụng của tỉnh chiếm 17%, trong đó đất rừng phòng hộ 64.553,6 ha, rừng đặc dụng 32.216,4 ha, rừng sản xuất: 110.299,6 ha vừa có tiềm năng phát triển ngành lâm nghiệp, vừa là nhiệm vụ để Thái Nguyên nhanh chóng tiến hành các biện pháp để phủ xanh đất trống đồi trọc. (Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ).

* Tài nguyên du lịch

Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, về mặt tự nhiên có một số thắng cảnh tiêu biểu:

- Khu di tích lịch sử sinh thái ATK huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, là nơi ở, làm việc và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ƣơng Đảng, Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Năm 1981, Khu di tích đã đƣợc Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích quốc gia.

km về hƣớng tây nam,đƣờng giao thông thuận tiện cho việc đi lại. Hồ Núi Cốc là danh thắng và là nơi nghỉ mát lý tƣởng.

- Di tích hang Phƣợng Hoàng, suối Mỏ Gà thuộc xã Phú Thƣợng, huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 42 km về phía đông bắc. Di tích danh thắng phƣợng hoàng, suối nƣớc và bến tắm hang mỏ gà, xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1994.

- Di tích Đền đuổm, di tích nằm ngay chân núi Đuổm, thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lƣơng, Thái Nguyên, cạnh Quốc Lộ 3, cách thành phố Thái Nguyên 23 km về phía Tây Bắc. Đền đƣợc xây dựng từ thời nhà Lý để thờ Phò Mã Dƣơng Tự Minh, Mẫu hậu và hai ngƣời vợ của ông là Diên BìnhCông chúa và Thiều Dung Công chúa.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động:

Thái Nguyên có quy mô dân số tăng nhanh, năm 2010 là 1.131.278 ngƣời, đến năm 2014 dân số Thái Nguyên là 1.173.238 ngƣời trên diện tích 3.533,189 km2. Mật độ dân số trung bình 332 ngƣời/ km2, dân số phân bố không đều, có khoảng 30,27% sống ở thành thị và 69,73% số ở nông thôn. Tốc độ gia tăng dân số của Thái Nguyên cao do xu hƣớng đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Lực lƣợng lao động của tỉnh (lao động từ 15 tuổi trở lên) chiếm 63,16% tổng số dân của tỉnh, nguồn lao động chủ yếu là trẻ, khoẻ. Tuy nhiên, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm tỷ trọng trung bình.

Bảng 3.1: Dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2014

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu Năm

2010 2011 2012 2013 2014

- Phân theo giới tính

+ Nam 558.914 561.667 566.415 569.818 578.293

+ Nữ 572.364 577.777 582.668 586.173 594.945

- Phân theo khu vực

+ Thành thị 293.557 322.207 326.897 344.210 355.120

+ Nông thôn 837.721 817.237 822.186 811.781 818.118

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2010-2014)

Qua bảng 3.1 ta thấy, khu vực thành thị dân số gia tăng nhanh hơn khu vực nông thôn. Trong những năm tới, dự báo dân số tỉnh Thái Nguyên sẽ có tốc độ gia tăng nhanh, đột biến, do tốc độ đô thị hoá và hiện tƣợng di dân từ các địa phƣơng khác đến làm việc tại các khu cụm, công nghiệp. Trình độ học vấn của lực lƣợng lao động cũng đƣợc nâng lên và khả năng tăng nhanh do chính sách khuyến học, khuyến tài của tỉnh. Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58%, công tác đào tạo đang đƣợc tỉnh ngày càng quan tâm hơn. Hiện nay Tỉnh rất trú trọng đến công tác này nhằm nâng cao trình độ sản suất cũng nhƣ phục vụ cho một số dự án lớn trên địa bàn tỉnh cần nguồn lao động có tay nghề cao.

3.1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII đã đề ra mục tiêu tổng quát là “ Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề vững chắc để Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại trƣớc năm 2020 và là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, đào tạo của cả nƣớc".

Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh 2010 liên tục tăng qua các năm, từ 21.466,1 tỷ đồng năm 2010 lên 31.777,3 tỷ đồng năm 2014, tốc độ tăng trƣởng tƣơng ứng từ 10,68% năm 2010 lên 20,00% năm 2014, sở dĩ tỉnh đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng đột biến nhƣ vậy là nhờ thu hút đƣợc tập đoàn Samsung đầu tƣ vào tỉnh với mức vốn đầu tƣ trên 7 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu ngƣời từ 19,0 triệu đồng năm 2010 lên 37,3 triệu đồng năm 2014 vƣợt 19,55% so với kế hoạch năm 2013. Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của tỉnh giai đoạn 2010-2014:

Bảng 3.2: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp đạt được giai đoạn 2010 - 2014

Năm Chỉ tiêu Giai đoạn 2010 - 2014 2010 2011 2012 2013 2014 1.Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh 2010 (tỷ đồng) 21.466,10 23.338,20 24.931,30 26.475,80 31.777,30 2. Tổng sản phẩm trên địa bàn

theo giá hiện hành (tỷ đồng) 21.466,10 27.965,90 32.664,40 36.074,50 43.791,70

3.Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (%) 10,68 8,81 6,81 6,56 20,0

- Nông lâm nghiệp và thủy sản 4,6 5,1 5,8 5,5 4,8

- Công nghiệp và xây dựng 13,1 11,4 7,0 4,6 41,3

- Dịch vụ 11,1 8,0 7,1 8,2 6,4

4. GRDP bình quân đầu ngƣời theo tỷ giá đô la Mỹ hàng năm (USD)

974 1.174 1.359 1.483 2.701

5.GRDP bình quân đầu ngƣời

(giá hiện hành) (triệu đồng) 18,975 24,543 28,426 31,207 37,326

6. Thu nhập bình quân đầu ngƣời

theo giá hiện hành (triệu đồng) 19,0 24,5 28,4 31,2 37,3

Hình 3.2. Tốc độ tăng trường kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thời kỳ 2010 - 2014

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Trong giai đoạn năm 2010 - 2014 tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đã đạt đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.3: Cơ cấu GRDP tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2010-2014

Đơn vị tính: %

Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 21,3 22,4 21,7 21,0 19,0

Công nghiệp và xây dựng 39,5 39,0 39,8 38,3 44,0

Dịch vụ 39,2 38,6 38,6 40,7 37,0

Hình 3.3. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2010-2014

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (%) Thu nhập bình quân đầu ngƣời (triệu đồng) 0 10 20 30 40 50 2010 2011 2012 2013 2014

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2010-2014)

- So với mặt bằng chung toàn quốc, kinh tế của tỉnh tăng trƣởng với nhịp độ cao và toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thủy sản. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong GRDP đạt 81,0%. So với năm 2010, tỷ trọng khu vực nghiệp - xây dựng tăng từ 39,5% lên 44%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 21,3% xuống còn 19,0%.

-Về tài chính, ngân sách: Năm 2010 - 2014 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn năm 2014 là 5.077,7 tỷ đồng, gấp 1,9 lần so với năm 2010. Chi ngân sách đƣợc điều hành khá chặt chẽ, đúng quy định, ƣu tiên chi đầu tƣ phát triển. Tích luỹ từ nội bộ tiếp tục tăng.

+ Về vốn đầu tƣ trên địa bàn theo giá hiện hành: Giá trị năm 2014 cao gấp 3,58 lần so với năm 2010 (năm 2010 đạt 10.173,0 tỷ đồng, năm 2014 đạt 36.382,2 tỷ đồng). Trong đó vốn đầu tƣ XDCB năm 2014 tăng 3,21 lần so với năm 2010 (năm 2010 đạt 6.640,9 tỷ đồng, năm 2014 đạt 21.308.8 tỷ đồng).

- Đến hết năm 2014 nhiều dự án đã hoàn thành, đƣa vào sử dụng đã góp phần đáng kể vào việc tạo ra bộ mặt đô thị Thái Nguyên ngày càng khang trang, hiện đại.

- Văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên, quốc phòng - an ninh đƣợc tăng cƣờng, chính trị xã hội đƣợc giữ vững.

- Tuy đạt đƣợc những kết quả quan trọng trên, song tình hình kinh tế - xã hội Tỉnh Thái Nguyên còn tồn tại một số điểm nhƣ:

+ Nền kinh tế tỉnh tuy đã đạt đƣợc một số thành tựu, nhất là về các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nhƣng tỷ lệ huy động ngân sách còn thấp, khả năng huy động nội lực cho tích lũy đầu tƣ còn thấp và chƣa bền vững, nên nguồn vốn đầu tƣ còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách trung ƣơng và từ bên ngoài v.v… Trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của nhiều ngành và sản

phẩm còn thấp. Nền kinh tế tăng trƣởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và chế biến thô. Thiếu sản phẩm chủ lực có tính đột phá và năng lực cạnh tranh cao. Các tiềm năng đất đai, điều kiện thiên nhiên, khí hậu, lợi thế về địa lý, về kết cấu hạ tầng chƣa đƣợc khai thác với hiệu quả cao.

+ Đặc điểm địa hình của Tỉnh gây nhiều khó khăn cho việc phát triển kết cấu hạ tầng ở một số địa phƣơng trong tỉnh (nhất là các xã miền núi), dẫn đến hạn chế khả năng thu hút đầu tƣ của các địa bàn khó tiếp cận và gây ra sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng.

+ Có sự chênh lệch lớn về trình độ dân trí giữa các vùng trong tỉnh: giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng trung du, thành phố, thị xã với các vùng sâu, vùng xa. Trình độ phát triển của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong Tỉnh còn thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo cao.

+ Mặc dù tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thái Nguyên đạt mức khá so với bình quân của cả nƣớc, song chƣa có cơ chế, chính sách hợp lý và đủ mạnh để thu hút, phát huy năng lực của đội ngũ nhân lực này phục vụ cho sự nghiệp phát triển của Tỉnh. Việc mấy năm gần đây Tỉnh có mức di dân thuần dƣơng (số ngƣời đi khỏi Tỉnh nhỏ hơn số ngƣời đến Tỉnh) cho thấy Thái Nguyên bƣớc đầu đã thu hút và giữ chân nhân lực, tuy nhiên công tác này cần phải tích cực đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý của tỉnh thái nguyên đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)