5. Kết cấu của đề tài
1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm
- Xác định mục tiêu xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ đảm bảo khai thác hiệu quả các thế mạnh của địa phƣơng, tận dụng tốt các cơ hội phát triển để tăng trƣởng nhanh, bền vững, mở rộng các liên kết vùng và hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao đời sống của nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển tỉnh Thái Nguyên sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Nhìn chung, chính sách đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng là chính sách lớn trong đƣờng lối phát triển kinh tế và vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng cao trong chi tiêu của các địa phƣơng. Với chính sách cởi mở, chính quyền cần động viên tƣ nhân bỏ vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ: đƣờng giao thông, thủy lợi, thông tin bằng các hình thức BOT, BTO, BT, PPP.
- Chuẩn hóa và công khai hóa các quy trình xử lý của quá trình đầu tƣ để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy Nhà nƣớc.
- Tăng cƣờng phân cấp đầu tƣ gắn với trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan đơn vị, ngƣời đứng đầu có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tƣ theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chƣơng trình đã phê duyệt, chỉ đƣợc quyết định đầu tƣ khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách để hạn chế đầu tƣ giàn trải hoặc quy mô quá lớn vƣợt khả năng cân đối vốn đầu tƣ.
- Thực hiện xây dựng đơn giá bồi thƣờng và tổ chức GPMB ở địa phƣơng phải trên quan điểm hài hòa lợi ích giữa Nhà nƣớc - Doan nghiệp - Ngƣời dân.
- Nâng cao vai trò tiên phong của cán bộ chủ chốt với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật, đề cao tính sáng tạo vào công việc và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với công dân.
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế đảm bảo tính đồng bộ, có tầm chiến lƣợc lâu dài, hạn chế điều chỉnh mang tính cục bộ và xử lý tình thế trong một thời gian ngắn.
- Giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa quản lý sử dụng vốn đầu tƣ bên trong với thu hút vốn đầu tƣ bên ngoài. Thực chất là quản lý sử dụng nguồn vốn bằng nhiều biện pháp (tập trung, trọng điểm, phân cấp…) nhằm mục tiêu mang lại hiệu quả cao nhất. Chống thất thoát lãng phí trong quản lý vốn đầu tƣ XDCB hiện nay là một vấn đề rất nóng hổi trong đầu tƣ XDCB bằng nguồn vốn NSNN. Làm lành mạnh môi trƣờng đầu tƣ là biện pháp cơ bản và lâu dài trong thu hút đầu tƣ.
- Ƣu tiên đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng những thành tựu của phát triển khoa học công nghệ.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của tỉnh Thái Nguyên hiện nay nhƣ thế nào?
- Công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc của tỉnh gặp những khó khăn bất cập gì?
- Giải pháp tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của tỉnh?
- Qua thực trạng đó cần kiến nghị gì đối với cấp Trung ƣơng và địa phƣơng để thực hiện tốt việc quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp luận
Phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đề tài là phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Thu thập thông tin: Đƣợc tổng hợp và hệ thống hoá từ báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở kế hoạch và đầu tƣ, Sở Tài chính, Cục thống kê tỉnh qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014; Tham khảo ý kiến những ngƣời có trách nhiệm liên quan: Các sở, ban ngành của tỉnh Thái Nguyên. Các ý kiến trao đổi của các chuyên gia Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Cục Thuế tỉnh, Sở Tài Chính, Kho bạc Nhà nƣớc…
- Thể hiện thông tin: Phƣơng pháp thể hiện thông tin chủ yếu thông qua các sơ đồ, bảng, biểu.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Luật Xây dựng năm 2003, Luật Đấu thầu năm 2005, Luật Ngân sách Nhà nƣớc năm 2002; Luật Đầu tƣ năm 2005; Luật Đầu tƣ công năm 2014; Luật Xây dựng năm 2014. Các Nghị định hƣớng dẫn thực hiện các Luật Xây dựng năm 2003, Luật Đấu thầu năm 2005, Luật ngân sách Nhà nƣớc năm 2002; Thông tin từ các Trang Web báo điện tử của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
Thông tin và các số liệu sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc tác giả cập nhật và tính toán tổng hợp thông qua hệ thống các bảng biểu ... Đề tài sử dụng công cụ Microsoft Excel và một số chƣơng trình ứng dụng khác để tính toán.
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả
Dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động và mối quan hệ giữa các hiện tƣợng.
- Phương pháp phân tích so sánh
So sánh các vấn đề có cùng nội dung nhƣng ở những thời điểm khác nhau, để thông qua đó thấy đƣợc mức độ tăng, giảm và xu thế biến động của đối tƣợng nghiên cứu. Sự so sánh đƣợc thể hiện thông qua con số tuyệt đối và tƣơng đối cuả các số liệu thu thập.
- Phương pháp chuyên gia
Giúp thu thập, chọn lọc những thông tin, ý kiến trao đổi của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý vốn đầu tƣ.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước của tỉnh
-Về thẩm quyền quyết định đầu tƣ: Mặc dù Nhà nƣớc đã ban hành văn bản quy định về phân công, phân cấp đầu tƣ nhƣng ở một số nơi còn xảy ra tình trạng quyết định sai thẩm quyền, vƣợt quá thẩm quyền, hiện tƣợng này
xảy ra ở cấp xã và ở một số huyện.
-Về việc cân đối nguồn vốn kế hoạch hàng năm, điều này diễn ra căng thẳng, trì trệ, phổ biến là tổng nhu cầu quá lớn so với khả năng đáp ứng.
- Trong quá trình đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thi công. Đây là khâu hết sức nhạy cảm việc đấu thầu rộng rãi vẫn xẩy ra tình trạng bắt tay nhau giữa các nhà thầu, một số chỉ định thầu có biểu hiện thiếu minh bạch.
- Việc phân công, phân cấp trong quản lý đầu tƣ XDCB còn chồng chéo, lúng túng chƣa bao hàm yêu cầu toàn diện trong việc quản lý đầu tƣ XDCB.
- Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý đầu tƣ XDCB còn yếu chƣa đáp ứng yêu cầu quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tƣ.
2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
Các chỉ tiêu chủ yếu đặt ra là xem xét toàn bộ quá trình đầu tƣ đặc biệt là chất lƣợng, khối lƣợng và đơn giá để phát hiện sai trái chống tiêu cực thất thoát. Những nội dung để đánh giá gồm:
-Về chủ trƣơng đầu tƣ: Việc xây dựng danh mục dự án sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên đầu tƣ để phát huy hiệu quả nhanh còn yếu. Một số công trình đƣợc đầu tƣ theo phong trào (lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao).
- Việc lập thiết kế, dự toán, khối lƣợng, định mức, đơn giá chƣa phù hợp, giám sát thi công thiếu chặt chẽ, gây thất thoát lãng phí.
-Sự chậm trễ trong giải ngân, quyết toán công trình biểu hiện không chỉ ở công nợ nhiều mà có cả những trƣờng hợp tạm ứng sai, thanh toán thiếu căn cứ hợp pháp. Công tác thanh tra phát hiện sai phạm đã truy thu, thu hồi cho ngân sách hoặc công quỹ số tiền khá lớn.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc bộ, phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội, Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ. Thái Nguyên nằm ở cửa ngõ phía bắc của Thủ đô Hà Nội, là trung tâm kinh tế văn hóa xã hội, của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 trong cả nƣớc với Đại học Thái Nguyên có 8 trƣờng đại học, đơn vị thành viên và 2 khoa trực thuộc, Đại học Việt Bắc, Phân hiệu Đại học Công nghệ giao thông vận tải, 25 trƣờng cao đằng, trung học chuyên nghiệp và 52 cơ sở đào tạo nghề, là trung tâm y tế vùng với hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh chất lƣợng. Không chỉ đƣợc biết đến với thƣơng hiệu nổi tiếng nhƣ chè và gang thép, Thái Nguyên còn đƣợc thiên nhiên ban tặng nhiều phong cảnh đẹp, các hồ nƣớc lớn, nhiều các di tích lịch sử, công trình kiến trúc, nghệ thuật, lễ hội và có các điểm du lịch hấp dẫn. Vị trí địa lý của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lƣu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong vùng, trong cả nƣớc cũng nhƣ với nƣớc ngoài trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế.
3.1.1.2. Khí hậu
Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh Thái Nguyên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên địa bàn tỉnh TháiNguyên vào mùa nóng (mƣa nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23-280C và lƣợng mƣa trong mùa này chiếm tới 90%
lƣợng mƣa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh (mƣa ít) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Song do có sự khác biệt rõ nét ở độ cao và địa hình, địa thế nên trên địa bàn Thái Nguyên hình thành các cụm tiểu vùng khí hậu khác nhau. Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về các tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thái Nguyên, chúng ta có thể tìm thấy cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây chính là cơ sở cho sự đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các yếu tố sinh thái của tỉnh.
Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Thái Nguyên
Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: 02 thành phố là Thái Nguyên và Sông Công, 01 thị xã Phổ Yên và 06 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng. Tổng số gồm 180 xã, phƣờng, thị trấn, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.
3.1.1.3. Điều kiện địa hình
- Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hƣớng Bắc - Nam, thấp dần về phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hoá mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng kéo dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài ra còn có vòng cung Ngân Sơn, Bắc Sơn là những dãy núi cao chắn gió mùa Đông Bắc cho tỉnh.Về kiểu địa hình, địa mạo đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt:
+ Vùng địa hình vùng núi: Tập trung ở các huyện Đại Từ, Định Hóa và một phần của huyện Phú Lƣơng. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt phức tạp do quá trình castơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500 - 1000m, độ dốc thƣờng từ 25-35 độ.
+ Vùng địa hình đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đƣờng quốc lộ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lƣơng. Địa hình gồm các dãy núi thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng. Độ cao trung bình từ 100-300m, độ dốc thƣờng từ 15-25 độ.
+ Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi: Bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng phía Nam tỉnh. Địa hình tƣơng đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, thị xã Phổ Yên, thành phố Sông Công và thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lƣơng. Độ cao trung bình từ 30-50m, độ dốc thƣờng <10 độ.
3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên khoáng sản:
Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc - Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dƣơng. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, hiện có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các vùng lớn nhƣ Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Trại Cau
(Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai)…Khoáng sản ở Thái Nguyên có thể chia ra làm 4 nhóm: nhóm nguyên liệu cháy, bao gồm: than mỡ (trên 15 triệu tấn), than đá (trên 90 triệu tấn); nhóm khoáng sản kim loại, bao gồm kim loại đen (sắt có 47 mỏ và điểm quặng; titan có 18 mỏ và điểm quặng), kim loại màu (thiếc, vonfram, chì, kẽm, vàng, đồng,…); nhóm khoáng sản phi kim loại, bao gồm pyrits, barit, phốtphorit…tổng trữ lƣợng khoảng 60.000 tấn; nhóm khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm đá xây dựng, đất sét, đá sỏi… với trữ lƣợng lớn, khoảng 84,6 triệu tấn. Sự phong phú về tài nguyên khoáng sản trong đó gồm nhiều loại có ý nghĩa trong cả nƣớc nhƣ sắt, than (đặc biệt là than mỡ) đã tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Đây là thế mạnh đƣa Thái Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của cả nƣớc.
* Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của Thái Nguyên là 353.318,91ha chia ra 3 nhóm đất chính, bao gồm: Đất nông nghiệp, có diện tích là 294.011,32ha ha chiếm 83,21% diện tích tự nhiên; nhóm đất phi nông nghiệp, có diện tích 45.637,8 ha chiếm 12,92 % diện tích tự nhiên; nhóm đất chƣa sử dụng, có diện tích 13.669,79 ha, chiếm 3,87% diện tích tự nhiên.
Do ảnh hƣởng của địa hình, đất đai ở Thái Nguyên đƣợc chia làm 3 loại chính, trong đó, đất núi chiếm diện tích lớn nhất (48,4%), độ cao trên 200 m, tạo điều kiện cho phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, cây đặc sản…, đất đồi chiếm 31,4%, độ cao từ 150 - 200 m, phù hợp với cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm và đất ruộng chiếm 12,4%. Thái Nguyên còn có một diện tích lớn đất chƣa sử dụng, phần lớn là đất trống đồi trọc (do diện tích rừng tự nhiên đã bị khai thác trƣớc kia) nên đây có thể đƣợc coi nhƣ một tiềm năng phát triển lâm nghiệp, tăng độ che phủ rừng ở Thái Nguyên.
* Tài nguyên nước mặt:
bố tƣơng đối đều. Gồm các sông lớn là:
- Sông Cầu: Sông Cầu là sông lớn nhất tỉnh có lƣu vực 3.480 km2. Sông này bắt nguồn từ Chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy theo hƣớng Bắc Đông Nam qua Phú Lƣơng, Đồng Hỷ, Phú Bình gặp Sông Công tại Phù Lôi có chiều dài khoảng 110km.
- Sông Công: có lƣu vực 951 km2
bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá sở Định Hóa chạy dọc chân núi Tam Đảo, đƣợc ngăn lại ở Đại Từ thành hồ Núi Cốc có mặt nƣớc rộng khoảng 25 km2, chứa khoảng 175 triệu m3 nƣớc.
- Sông Dong: Sông này chảy trên địa phận sở Võ Nhai chảy về Bắc