Nội dung đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 202 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại tổng công ty may 10 CTCP,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 29 - 33)

1.2 Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

1.2.2. Nội dung đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp

a) Các phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp Có rất nhiều phương pháp phân tích tài chính của doanh nghiệp cũng như phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản. Tuy nhiên với giới hạn bài luận văn này, tôi xin đề cập tới 3 phương pháp cơ bản sau:

- Phương pháp so sánh:

+ So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích; vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh được các chỉ tiêu tài chính, như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán, đồng thời theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh.

+ Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu số gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu kỳ trước (nghĩa là năm nay so với năm trước) và có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.

+ Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian. Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng 3 hình thức tuy nhiên em chỉ đề cập tới 2 hình thức phổ biến nhất.

+ So sánh theo chiều ngang: là việc so sánh, đối chiều tình hình biến động cả về số tuyệt đôi và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính. Thực chất của việc phân tích này là phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục, trên từng báo cáo tài chính của DN. Qua đó, xác định được mức biến động về quy mô của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu phân tích đến chỉ tiêu phân tích.

+ So sánh theo chiều dọc: là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính của DN. Thực chất của việc phân tích theo chiều dọc trên các báo cáo tài chính là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính DN.

- Phương pháp tỉ lệ: Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ như:

+ Tỷ lệ về khả năng thanh toán : Được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của DN.

+ Tỷ lệ về khả năng CCDC : Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng nguồn lực của DN.

+ Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của DN.

- Phương pháp Dupont: Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến số. Về thực chất, phương pháp Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lợi của một DN bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống dựa trên mối liên hệ giữa khả năng sinh lợi của DN với các chỉ tiêu tài chính. Thông qua sự phân tích mối

liên kết giữa khả năng sinh lợi với các chỉ tiêu tài chính, các nhà quản lý có thể phát hiện ra những nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của DN; trên cơ sở đó đề ra giải pháp thích hợp.

b) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp * Nhóm chỉ tiêu tổng hợp

- Khả năng sinh lời tổng tài sản

Hệ sinh lời trên tổng tài sản( ROA: Return on assets) cho biết một đơn vị tài sản tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao cho thấy cách quản lý tài sản của doanh nghiệp càng có hiệu quả. Khả năng sinh lợi tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.

Có nhiều cách để tính ROA:

EBIT ROA

= NnTTTTTTNTTNTTT

Theo quan điểm này, ROA là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản trong khi nguồn hình thành tài sản bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay. Theo ý nghĩa này, các chi phí về vốn vay (chi phí lãi vay) và thuế thu nhập doanh nghiệp cũng phải được cộng vào để tính hiệu quả của doanh nghiệp chứ không chỉ bao gồm phần mà chủ doanh nghiệp thu về.

Tuy nhiên cách phổ biến nhất để tính hiệu quả sử dụng tổng tài sản là theo Lợi nhuận sau thuế và lãi vay

ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân

Theo phương pháp Dupont, ta có thể phân tích ROA thành các chỉ tiêu tài chính khác để thấy được tác động của từng nhân tố tới hệ số doanh lợi.

ROA = ,'τ 'l''uτ sa''.t"ττ = LNST

x DT =

ROS x Hiệu suất sử dụng TTS

Tổng tài sản bình quân DT TS &

Như vậy, hệ số doanh lợi phụ thuộc vào hai nhân tố sau:

+ ROS: doanh lợi tiêu thụ, phản ánh tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. PM thể hiện doanh nghiệp quản lý doan thu- chi phí có hiệu quả hay không.

+ Hiệu suất sử dụng TTS: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản trong doanh nghiệp. Do vậy, muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một công ty chúng ta cần so sánh khả năng sinh lợi tài sản của công ty đó với khả năng sinh lợi tổng tài sản bỉnh quân của ngành.

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

ʌ, , -1 . , Tổng doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = ' ' ,ʃ. , ~,. 7∖

Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tài sản tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ tài sản vận động chậm làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong các doanh nghiệp.

* Nhóm các chỉ tiêu phân tích

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH

Hiệu quả sử dụng TSNH là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều mặt tác động khác nhau. Vì vậy, khi phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSNH ta cần xem xét trên nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Nhưng trên hết vẫn cần chú ý đến hai chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số sinh lời tài sản ngắn hạn

m2 .. V • 1 1'∙.'∙ .2. í 1________________ Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất sinh lời tài sản ngắn hạn= ^ ʌ

j ' Tài sản ngăn hạn bình quân

Chỉ số này cho biết một đồng tài sản ngắn hạn mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Ngoài ra, khi phân tích sâu hơn để làm rõ nguyên nhân thay đổi, cũng như hiệu quả sử dụng của từng thành phần trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, ta cũng có thể phân tích đến các chỉ tiêu như: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán (khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh), chỉ tiêu về khả năng hoạt động (vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu)

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn, người ta đưa ra các tiêu chí cơ bản sau:

, rτ,, ʌ, . 1 , Lợi nhuận sau thuế + Tỷ suất sinh lời tài sản dài hạn= ———^. ^——

Tài sản dài hạn bình quân

Tương tự như tỷ suất sinh lời tài sản ngắn hạn, tỷ suất sinh lời tài sản dài hạn cho biết một đồng tài sản dài hạn đưa vào sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

+ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Trong các cấu phần của tài sản dài hạn, tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng cao nhất. Bởi vậy phân tích đến hiệu quả sử dụng tài sản, ta không thể không phân tích đến hiệu qủa sử dụng tài sản cố định. Trong đó, hiệu suất sử dụng tài sản cố định là chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất.

Dth

HsTSCĐ=TÉĐbq Trong đó:

HSTSCĐ : Hiệu suất sử dụng TSCĐ Dth: Tổng doanh thu thuần trong kỳ TSCĐbq: TSCĐ bình quân trong kỳ

'ΓCΓVT1 TSCDdk+TSCD ck ISDHbq = “

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, cứ một đồng TS CĐ bình quân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ đem về cho doanh nghiệp bao nhiêu doanh thu thuần. Thông thường, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu suất sử dụng càng tốt, đồng thời phản ánh mức độ sử dụng TSCĐ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Một phần của tài liệu 202 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại tổng công ty may 10 CTCP,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w