Các chỉ tiêu thành phần phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu 202 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại tổng công ty may 10 CTCP,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 79 - 82)

Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ta cần xem xét nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau.

a) Tỷ suất sinh lời tài sản ngắn hạn

Cũng giống như TSSL tổng tài sản, tỷ suất sinh lời TSNH giảm với tốc độ chậm dần qua các năm là một dấu hiệu không mấy tích cực đối với công ty trong việc quản lý và khai thác tài sản ngắn hạn.

Để nâng cao lợi nhuận, ngoài việc tối thiểu hoá các chi phí sản xuất, bán hàng, nhân công thì khai thác tài sản ngắn hạn như thế nào cho hợp lý cũng là một nhân tố quan trọng. Bởi vậy, việc quản lý chưa tốt các tài sản ngắn hạn tại Tổng công ty May 10 - CTCP cũng là một phần nguyên nhân khiến lợi nhuận của công ty chưa có được sự bứt phá.

Để phân tích sâu hơn về việc sụt giảm này, ta nghiên cứu đến các chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý và hiệu suất sử dụng của các cấu phần trong tài sản ngắn hạn, bao gồm: vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho và các chỉ tiêu thanh toán.

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Trung bình

ngành năm 2018 Vòng quay hàng tồn kho 8.09 7.41 6.27 9.06 Vòng quay các khoản phải thu 9.6 8.02 5.72 10.88 Hệ số thanh toán hiện hành 1.075 1.25 1.5 1.57 Hệ số thanh toán nhanh 0.71 0.68 0.53 1.06

Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC Hợp nhất đã kiếm toán TCT May 10- CTCP và tổng cục thống kê

b) Vòng quay hàng tồn kho và vòng quay khoản phải thu

Hai chỉ số này đều ở mức thấp so với trung bình ngành may mặc là 9.06 và 10.88, tuy nhiên so với vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu của công ty mẹ là Tập đoàn Dệt May Việt Nam Vinatex và các doanh nghiệp có quy mô doanh số tương đương thì số hai chỉ số này ở mức trung bình. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp thường ứ đọng nhiều về hàng tồn kho, đặc biệt đối với các mặt hàng thiết kế, hàng tiêu thụ trong nước tại các khu vực Gia Lâm, Vĩnh Phúc là dòng Made By Graco 10 và Gruz do giá thành khá cao so với mức thu nhập của người dân tại địa bàn tiêu thụ. Ngoài ra việc áp dụng các chính sách mở rộng tín dụng thương mại đã làm tăng tổng số ngày phải thu với các đối tác lớn như đã phân tích ở trên, vòng quay các khoản phải thu cũng giảm dần qua các năm, tuy nhiên tương đối

ổn định. Vì vậy, công ty cần quản lý chặt chẽ hơn các khoản này để tránh tình trạng chiếm dụng vốn, thiếu thanh khoản để tái xoay vòng vốn, tái sản xuất kinh doanh.

- Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Để phân tích sâu về hiệu quả sử dụng TSNH, ngoài các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động, chúng ta cũng cần phân tích thêm về các chỉ số khả năng thanh toán

Chỉ số thanh toán hiện hành tăng qua mỗi năm và đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy công ty có thể đảm bảo khả năng thanh toán cho các chủ nợ khi đến hạn và không cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, tránh dẫn đến việc tăng chi phí sử dụng vốn và không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Ngược lại, khả năng thanh toán nhanh của công ty lại ở mức thấp so với trung bình ngành may mặc và còn có dấu hiệu giảm dần qua các năm. Điều đó thể hiện việc chuyển đổi thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh khoản mà không phụ thuộc vào hàng tồn kho là thấp. Đây là một trong những đặc điểm của những công ty sản xuất trong ngành may mặc, khi sản lượng hàng tồn kho nhiều, tiền mặt ở quỹ ở mức thấp. Tuy nhiên, công ty vẫn cần chú trọng hơn trong công tác quản trị để tránh mất khả năng toán.

Một phần của tài liệu 202 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại tổng công ty may 10 CTCP,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w