Các chỉ tiêu thành phần phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Một phần của tài liệu 202 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại tổng công ty may 10 CTCP,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 82)

a) Tỷ suất sinh lời tài sản dài hạn:

Chỉ tiêu này chỉ ra lượng lợi nhuận được tạo ra từ 1 đồng vốn đầu tư vào TSDH. Năm 2016 tỷ số này đạt ở mức 15%, tuy nhiên giảm lần lượt ở các năm tiếp theo và chỉ còn 13.45% vào năm 2018, nghĩa là một đồng TSDH trong kỳ chỉ mang về 13.45 đồng doanh thu, một dấu hiệu không tốt cho việc tốn quá nhiều chi phí đầu tư trong khi hiệu quả mang lại không thay đổi. Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2016-2018, công ty không ngừng đầu tư vào tài sản dài hạn, đặc biệt là tài sản cố định và các công trình xây dựng cơ bản, làm giá trị tài sản dài hạn tăng lên liên tục, tuy nhiên việc sử dụng các tài sản này vẫn chưa thực sự có hiệu quả khi sự đóng góp của nó vào mức tăng trưởng của doanh thu là không lớn, doanh thu các năm không có sự tăng trưởng đột phá, thậm chí còn có lúc giảm; dẫn đến tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản dài hạn. Bởi vậy, công ty cần có những biện pháp hợp lý hơn, thắt chặt các chính sách đầu tư để nâng cao hiệu quả sản xuất

8.00% ---

7.00% --- 7.11% 6.69% A A∩6.60%oz

6.00% ---

kinh doanh vào năm sau.

b) Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Tỷ số này cũng giảm qua các năm với tốc độ tăng dần, đạt 11,34 vào năm 2016, giảm 0.9 lần còn 10.44 vào 2017 và chỉ còn 9.11 vào năm 2018. Giai đoạn 2016-2018 là giai đoạn công ty tích cực đầu tư hệ thống xử lý nước thải, cải tạo nhà máy nén khí tại XN may Hưng Hà; mua mới các bị chiều sâu khiến giá trị tài sản cố định tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, việc quản lý những tài sản này chưa thực sự hiệu quả, công ty chưa khai thác hết được tiềm năng của nó. Cũng giống như tỷ suất sinh lời TSDH, hiệu suất sử dụng TSCĐ là dấu hiệu về việc sử dụng tài sản dài hạn chưa thực sự hiệu quả tại TCT Cổ phần May 10. 2.4 Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Tổng công ty May 10- CTCP

2.4.1 Ket quả đạt được

Với hơn 70 năm thành lập và phát triển, Tổng Công ty May 10 - CTCP đã dành được nhiều thành tựu cũng như vị trí nhất định trong ngành Dệt May của Việt Nam. Dù cũng phải trải qua những thời điểm khó khăn của nền kinh tế, nhưng hoạt động đầu tư và nhân rộng các chuỗi cửa hàng của công ty vẫn không ngắt quãng. “Đại diện của Tổng công ty May 10 cho biết, hàng loạt trung tâm thời trang mang thương hiệu May 10 đã được hình thành theo tiêu chí: thời trang châu Âu, công nghệ Nhật Bản, tiện dụng Mỹ và giá cả Việt Nam, mang đậm phong cách Việt. Ngoài việc duy trì hơn 200 cửa hàng, đại lý trên toàn quốc, tổng công ty tiếp tục đầu tư, nâng cấp và mở rộng các cửa hàng, trung tâm thời trang có quy mô từ 200 đến 300 m2 cùng với hàng trăm mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng.” Trích Báo đầu tư

Đặc biệt, tư năm 2016 đên nay công ty luôn tích cực trong việc tăng cường đầu tư về chiều sâu, giúp việc quan lý tài san cũng trở nên khoa học và hiệu quả hơn. Với những phân tích về thực trạng hiệu quả sử dụng tài san, ta có thể thấy một vài điểm sáng trong việc quản lý cũng như nỗ lực nâng cao HQSD tài sản của công ty như sau:

Thứ nhất, các chỉ tiêu sinh lợi tài sản giảm nhưng tốc độ giảm đã chậm dần và được duy trì khá ổn định qua các năm.

Điều này đến từ việc doanh thu của công ty luôn đạt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra, không giảm quá sâu kể cả trong những năm nền kinh tế gặp khó khăn về tăng trưởng.Thị phần của được duy trì dù có sự gia nhập ngày càng nhiều của các đối thủ mới là các chuỗi siêu thị thời trang bán lẻ như M2, Zara, H&M,.... Việc gia nhập của các đối thủ này cũng là động lực giúp May 10 không ngừng cải tiến công nghệ may, đầu tư quy mô về cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các dự án mới, mở rộng thương hiệu và củng cố thị phần. Dù có sự giảm sút vào một số năm nền kinh tế gặp khó khăn tăng trưởng, tiêu biểu như 2 năm gần đây nhất, thương mại toàn cầu thấp hơn so với dự báo. Mục tiêu XK dệt may dù đã điều chỉnh giảm so với năm trước nhưng vẫn không đạt được, tuy nhiên doanh thu của công ty vẫn giữ được ở mức tương đối ổn định, không giảm quá sâu, đóng góp vào việc duy trì tỷ suất sinh lời tổng tài sản cũng như TSSL TSNH và TSSL TSDN.

Thứ hai, hai tỷ lệ chi phí so với doanh thu thuần đều có xu hướng giảm, đặc biệt rõ nét nhất ở tỷ lệ chi phí quản lý/doanh thu thuần.

Trong giai đoạn 2016-2018 Tổng Công ty thường xuyên tăng cường đầu tư phần mềm quản lý giúp việc quản lý diễn ra có hiệu quả hơn, đồng thời cũng không ngừng đào tạo, tổ chức các lớp dạy, cuộc thi nâng cao tay nghề của công nhân, giảm các hao phí từ sản phẩm lỗi trong quá trình sản xuất. Do đó, công ty có được mức tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng nhẹ, đóng góp 1.88% vào việc tăng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản.

Biểu đồ 2.6 Tỷ lệ chi phí so với doanh thu thuần 2016-2018

5.00% --- 4.00% --- 3.00% --- 2.00% --- 1.00% --- 0.00% 5.74% 5.79% 5.73% 2016 2017 2018

Tỉ lệ chi phí bán hàng/ Doanh thu thuần Tỉ lệ chi phí quản lý/ Doanh thu thuần

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán TCT Cổ phần May 10 năm 2018

Hai tỷ lệ chi phí so với doanh thu đều xu hướng giảm qua các năm, đặc biệt rõ nét nhất ở tỷ lệ chi phí quản lý/ doanh thu thuần. Điều này có được nhờ các chính sách cải tiến tổ chức sản xuất. Những năm gần đây, công ty tập trung vào công tác nghiên cứu và tổ chức sản xuất, tại khâu may, IEs (các kỹ sư công nghiệp) đã tiến hành nghiên cứu hiệu suất để chỉ ra cho người lao động các hao phí, lãng phí trong quá trình sản xuất, chú trọng công tác công nhân và áp dụng triệt để cữ gá lắp trong sản xuất giúp giảm tỷ lệ hàng lỗi, hàng hỏng. Bên cạnh đó việc duy trì tổ chức thi thợ giỏi tại các xí nghiệp Hưng Hà, Đông Hưng, Veston Hưng Hà góp phần giảm chi phí, tăng năng suất khâu may. Ngoài ra việc tăng cường đầu tư chiều sâu vào các phần mềm quản lý tại khu văn phòng 3 và các phần mềm bán hàng cũng giúp tỷ lệ ROS được giảm đi đáng kể.

Thứ ba, Cơ câu tài san ngăn hạn và dài hạn ơ mức họp lý

Tỷ lệ tài sản ngắn hạn, dài hạn trong giai đoạn 2016-2018 đều đam bao cho việc hoạt động SXKD diễn ra thuận lợi, phù hợp với quy mô và các lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh. Hàng tôn kho luôn được duy trì ở mức đam bao cung ưng cho nhu câu cua khách hàng trong ngăn han. Vòng quay HTK trong 4 năm đều đat ơ

duy trì ở mức trung bình so với công ty mẹ và công ty cùng quy mô doanh thu, thề hiện tôc độ luân chuyền hàng tôn kho khá ổn định, duy trì được hoat động san xuât.

2.4.2 Hạn chế

Bền canh các kềt qua đat được trong việc duy trì hoạt động, Tổng Công ty cung tôn tai nhùng han chề nhât đinh trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, chưa tương xưng vơi tiềm năng cua Công ty, biều hiện ơ các mặt sau:

Thứ nhất, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn giảm với tốc độ nhanh dần và thấp hơn tương đối so với trung bình ngành. Để tạo ra một đồng doanh thu, công ty cũng cần tiêu hao nhiều hơn tài sản của mình. Đây là dấu hiệu cho thấy công ty chưa có những biện pháp hợp lý trong việc khai thác tài sản, sử dụng chưa hết công suất gây lãng phí tiềm năng của tài sản.

Thứ hai, tỷ suất sinh lời tài sản dài hạn giảm dần qua ba năm và thấp hơn trung bình ngành. Điều này đến từ việc công ty đầu tư tràn lan các công trình xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định nhưng chưa có kế hoạch sử dụng hợp lý

dẫn đến tốc độ tăng của tài sản dài hạn lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Tuy nhiên, vấn đề này được dự đoán sẽ được cải thiện vào những năm tiếp theo khi các hạng mục đầu tư của Công ty, điển hình là Trung tâm thương mại và sản xuất Công nghệ cao Hưng Hà, hoàn tất và đóng góp đáng kể vào doanh thu của công ty.

Thứ ba, vòng quay hàng tồn kho ở mức thấp hơn trung bình ngành. Đây là dấu hiệu của việc hàng hoá hay ở tình trạng ứ đọng, khó tiêu thụ.

Thứ tư, tỷ lệ thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, lượng tiền mặt tại quỹ chưa đảm bảo được nhu cầu thanh toán khi không phụ thuộc vào hàng tồn kho. Khi phân tích đến vòng quay HTK, ta cũng thấy hàng tồn kho của công ty thường xuyên bị ứ đọng và khó luân chuyển. Hơn thế nữa, hoạt động kinh doanh của công ty là các sản phẩm may mặc và hàng tiêu dùng, hàng tồn kho là các sản phẩm giá trị nhỏ lẻ dễ thất thoát, bởi vậy việc phụ thuộc vào hàng tồn kho sẽ rất dễ gây tổn thất cho công ty. Từ đó có thể làm tăng chi phí sử dụng vốn, giảm lợi nhuận khi công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán.

Thứ năm, vòng quay khoản phải thu thấp, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi của công ty cũng tăng lên đáng kể. Trong những khoảng thời gian nhu cầu mua hàng hoá của khách hàng không tăng, công ty thường áp dụng các chính sách tín dụng thương mại để kích cầu. Tuy nhiên, điều này khiến dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi của công ty cũng tăng lên đáng kể. Đây là dâu hiệu không tôt trong chính sách tín dụng thương mại cua của công ty. Có thể thấy công ty đã lạm dụng chính sách này trong khi chưa phân tích được rõ ràng khả năng tài chính của khách hàng.

2.5.3 Nguyên nhân

a) Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, Nguồn cung ứng máy móc, thiết bị sản xuất đều ở nước ngoài khiến việc nhập khẩu, mua mới, thay thế và bảo hành gặp khó khăn.

Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các máy móc phục vụ cho ngành dệt may đều phải đi nhập từ nước ngoài. "Tại triển lãm gần 300 gian hàng giới thiệu các loại máy móc, nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may hầu hết đến từ: Hàn Quốc,

Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu. Các gian hàng của doanh nghiệp Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay với những sản phẩm đơn giản, như: mực in, khóa. Riêng máy móc công nghệ cao dùng cho ngành dệt may mang thương hiệu Việt Nam không có.” trích báo Đầu tư. Bên cạnh đó sư thiêu nghiêm minh, đồng bộ cua hệ thống phap luật đa gây không ít kho khăn cho qua trình nhập khấu may moc thiêt bi phục vu san xuất. Các thiết bị nhập khẩu hoàn toàn cũng là nguyên nhấn khiến việc đào tạo sử dụng cũng như sửa chữa khó khăn hơn.

Thứ hai, Đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều, nguy cơ mất thị phần ngày càng tăng lên.

Thị trường hàng may mặc ở Việt Nam hiện nay ngày càng có nhiều đối thủ từ các thị trường quốc tế xâm nhập với giá thành rẻ và mẫu mã đa dạng. Các mặt hàng Made in Viet Nam hiện nay tuy có chất lượng tốt nhưng lại không cạnh tranh được do giá thành khá đắt đỏ và mẫu mã chưa thực sự bắt kịp xu hướng tiêu dùng. Điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến công tác bán hàng và gây tồn đọng hàng tồn kho.

b) Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, giá trị tổng tài sản tăng nhưng doanh thu không có sự tăng trưởng mạnh mẽ, dẫn đến tốc độ tăng của tài sản lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu, từ đó làm cho hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ lệ sinh lời tài sản giảm dần. Vấn đề này phát sinh do:

- Trình độ của cán bộ cồng nhấn viên và năng lực quản lý tài sản còn hạn chế.

Với đặc thù của ngành dệt may là thâm dụng lao động, chất lượng nhân công luôn là một trong những yếu tố quyết định đối với đầu ra của công ty. Mặc dù luôn coi trọng đào tạo và nâng cao tay nghề, nhưng không thể không phủ nhận với số lượng cán bộ cồng nhấn viên đồng đảo (hơn 8000 người), tổng cồng ty cũng rất khó để có đội hình đội ngu nhấn viên đồng đều. Đặc biệt khi cồng ty đang ngày càng đầu tư thiết bị mới với các chức năng nâng cao, việc phổ cập cho toàn bộ nhân công làm quen và biết kỹ càng để sử dụng hết hiệu suất của các thiết bị là rất khó. Các

máy móc như đã nói hầu hết đều nhập khẩu từ nước ngoài, vì vậy việc đào tạo để có thể tận dụng được tối đa năng suất tài sản cũng gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra công ty vẫn chưa xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp để lên kế hoạch cụ thể cho việc mua mới, sử dụng tài sản cố định cũng như các công trình xây dựng cơ bản. Các máy móc thiết bị mua mới hầu hết được đầu tư sau khi đã khấu hao hết các TSCĐ cũ, trong khi các dây chuyền mới cập nhật khá chậm. Với bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì cập nhật các máy móc, thiết bị mới luôn là điều mà công ty phải chú trọng. Việc không có kế hoạch khai thác chi tiết, cụ thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của công ty do chi phí đầu tư vào các tài sản là lớn, doanh thu lại không có sự tăng trưởng mạnh, làm suất hao phí tài sản trên doanh thu tăng nhiều hơn.

Về công tác quản lý các khoản phải thu, do lạm dụng chính sách mở rộng tín dụng thương mại và chưa có sự đánh giá đúng đắn về tình hình tài chính của khách hàng nên phải thu khó đòi tăng lên đáng kể.

Cùng với đó, công tác quản lý HTK cũng gặp nhiều vấn đề khó khăn do đặc thù HTK của công ty: Việc kiêm kê hang tôn kho chi được thực hiện đinh ky 6 thang, trong khi kho cua Công ty được đê ngoai trơi, nếu không co sư quan lỵ- chặt chẽ sẽ dễ gây thât thoat tai san. Giá trị các mặt hàng HTK nhỏ lẻ, nhưng chỉ được kiểm kế theo hình thức thủ công, cũng gây nhiều khó khăn để nắm bắt kịp thời tình hình sử dụng và các tổn thất khi xảy ra.

- Chưa ứng dụng được nền tảng công nghệ cao vào quản lý tài sản cũng như sản xuất kinh doanh

Tại Châu Âu hiện nay, các doanh nghiệp may mặc hầu như đều sử dụng robot thay thế hoàn toàn cho công nhân trong việc may các sản phẩm tiêu chuẩn, nâng năng suất lên 5-6 lần. Tuy nhiên tại May 10 nói riêng cũng như các doanh nghiệp đầu ngành nói chung, phương thức sản xuất ODM (thiết kế trên ý tưởng có sẵn, sản xuất) mới chỉ được đưa vào thử nghiệm trong thời gian ngắn, các công nghệ dệt may từ khâu lên ý tưởng, khảo sát người tiêu dùng như: áp dụng AI vào phân tích nhu cầu và thu thập đánh giá ý kiến khách hàng thông qua các đơn hàng, đến việc sản xuất như áp dụng công nghệ in 3D theo nhu cầu khách hàng và tự động

Một phần của tài liệu 202 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại tổng công ty may 10 CTCP,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w