1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản
1.3.2 Nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan luôn tác động tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Có những lúc các nhân tố này tác động làm cho doanh nghiệp phát triển một các thuận lợi nhưng có những khi lại kìm hãm sự phát triển của các hoạt động kinh doanh.
Sự tác động của các nhân tố khách quan không thuộc tầm kiểm soát của các doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp phải luôn cố gắng điều chỉnh mình để hạn chế
tác động của những nhân tố không tốt và phát huy những nhân tố tốt thúc đẩy cho sựphát triển của doanh nghiệp
* Kinh tế - chính trị
Môi trường chính trị ổn định là nhân tố rất quan trọng trong phát triển kinh tế, bởi vì nếu tình hình chính trị thiếu ổn định sẽ tạo ra rủi ro và như vậy các doanh nghiệp sẽ rất khó huy động vốn và bản thân họ cũng không muốn đầu tư. Do vậy, để phát triển kinh tế, các nước đều chú trọng tạo lập một môi trường chính trị ổn định, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo vốn và ảnh hưởng tới việc sử dụng tài sản, nhân tố không thể thiếu được là vai trò của chính sách tiền tệ, trong đó việc kiềm chế lạm pháp ở mức hợp lý có tác dụng kich thich tăng trưởng kinh tế. Lạm pháp ở mức cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ không tạo ra sự tin tưởng của các nhà đầu tư, vì vậy doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc huy động vốn để sản xuất kinh doanh, dẫn đến tài sản không được sử dụng một cách hiệu quả và lợi nhuận tạo ra thấp.
* Sự quản lý của Nhà nước
Trong nền kinh tế tồn tại nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, mỗi loại hình doanh nghiệp mang một đặc thù riêng nó, Nhà nước có trách nhiệm quản lý các doanh nghiệp đó để nó đi vào hoạt động theo một khuôn khổ mà Nhà nước quy định.Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải tuân theo pháp luật mà Nhà nước đưa ra, từ khi bắt đầu thành lập đến khi hoạt động và ngay cả giải thể hay phá sản doanh nghiệp đều phải tuân theo chế độ hiện hành.
Đảng và Nhà nước ban hành các luật lệ, chính sách nhằm mục đich tránh sự gian lận, đảm bảo sự công bằng và an toàn trong xã hội. Sự thắt chặt hay lới lỏng chính sách quản lý kinh tế đều có ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp như quyết định đầu tư, quá trình sản xuất kinh doanh,...
* Khoa học - công nghệ
Khoa học - công nghệ là một trong các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Chúng quyết định tới năng suất lao động và trình độ sản xuất của các doanh nghiệp.
Khoa học - công nghệ luôn luôn thay đổi và phát triển không ngừng. Sự tiến bộ của khoa học - công nghệ sẽ góp phần làm cho các doanh nghiệp tăng năng suất lao động, giảm thiểu chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, sự tiến bộ không ngừng đó sẽ làm cho tài sản của doanh nghiệp bị hao mòn vô hình một cách nhanh chóng, dẫn tới máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất.... sẽ trở lên lạc hậu trong sản xuất. Vì vậy, việc theo dõi cập nhật khoa học công nghệ là công việc cần thiết trong doanh nghiệp, từ đó. doanh nghiệp sẽ có các quyết định đầu tư đúng đắn để đạt hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng tài sản và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Môi trường cạnh tranh
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong bất kì lĩnh vực nào đều có đối thủ cạnh tranh.Khi nền kinh tế phát triển, có sự mở rộng về các loại hình doanh nghiệp cũng như lĩnh vực hoạt động, thì yếu tố cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng tăng lên. Doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến tính cạnh tranh khi lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng dự trữ nguyên vật liệu chỗ thừa, chỗ thiếu, ách tắc trong khâu lưu thông. Khi thị trường ngày càng cạnh tranh, việc đưa ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh lượng hàng tiêu thụ, khiến doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng cũng làm cho việc quản lý các khoản phải thu khó khăn. Sự phát triển hay suy thoái của đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tiêu thụ hàng hoá của công ty.
* Nhu cầu của khách hàng
Nhu cầu khách hàng là nhân tố ảnh hưởng lớn tới việc ra quyết định của doanh nghiệp trong việc sản xuất ra loại sản phẩm gì, chất lượng ra sao, mẫu mã như thế nào.Từ đó. doanh nghiệp sẽ có những chiến lược sử dụng tài sản của mình sao cho hợp lý phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Con người hiện nay ngày càng có nhu cầu cao trong việc mua sắm chọn lựa sản phẩm. để đáp ứng được nhu cầu đó mỗi doanh nghiệp luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm cùng với đa dạng hóa mẫu mã. Những doanh nghiệp mà đội ngũ nhân viên khéo léo. tận tình cộng với công tác xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm của mình để thâm nhập vào thị trường mới sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm làm doanh thu của doanh nghiệp tăng nhanh.
* Đặc điểm - quy trình sản xuất kinh doanh
Đặc điểm sản xuất kinh doanh là nhân tố quan trọng trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Mỗi ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhau sẽ có những quyết định sử dụng tài sản khác nhau. Có những ngành nghề cần tập trung nhiều cho tài sản ngắn hạn lại có những ngành cần đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn.
Một quy trình hợp lý sẽ làm chu kỳ sản xuất - kinh doanh được vận hành một các hiệu quả, không bị chồng chéo giữa các khâu, góp phần làm giảm chi phí bất hợp lý, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguồn nhân lực từ đó dẫn tới hiệu quả sử dụng tài sản được nâng cao.
Ngoài các yếu tố khách quan chính trên, doanh nghiệp cần để ý tới những yếu tố như: chinh sách thuế của nhà nước, văn hóa xã hội, tỷ lệ lãi suất,.. .Phát huy được những yếu tố tốt và hạn chế được những yếu tố xấu sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
Ket luận chương 1
Chương 1 của Khóa luận tập trung vào việc hệ thống hóa các cơ sở lý luận cơ bản nhất về hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. Cụ thể, chương 1 đã đưa ra các khái niệm và nội dung quản lý tài sản cũng như các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản. Đây là cơ sở để phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Tổng Công ty cổ phần May 10.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI TỔNG CÔNG TY MAY 10 - CÔNG TY CỔ PHẦN