Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty May10 qua ba

Một phần của tài liệu 202 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại tổng công ty may 10 CTCP,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 59)

2018

công nhân viên tốt nghiệp THPT trở lên. Để khắc phục hạn chế về đặc điểm nguồn nhân lực trong ngành dệt may, thường chỉ có chuyên môn khá nhưng trình độ sản xuất theo phong cách công nghiệp còn yếu, tiếp cận với phương thức quản lý hiện đại còn ít, các lao động sau khi được tuyển dụng sẽ được công ty tổ chức đào tạo huấn luyện không chỉ về kỹ thuật may mà còn về cả ý thức, tác phong và thái độ làm việc. Nằm trong cùng hệ thống kinh doanh, công ty đã phối hợp với trường Cao đẳng nghề Long Biên để đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội. Với mô hình là một trường doanh nghiệp, gắn đào tạo với thực tế sản xuất kinh doanh, sinh viên tại đây luôn được học, thực tập trên các phương tiện, trang thiết bị và quy trình công nghệ tiên tiến, cũng nhờ vậy mà đầu ra của trường, một phần trong đó là lực lượng lao động của May 10, đã đáp ứng được yêu cầu về nhân lực ngành may trong thời đại 4.0. Trong những năm gần đây, Tổng công ty liên tục tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu, nâng cao về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá của khách hàng- SLA, các lớp đào tạo về ATVSLĐ, khóa học New way of working management tại các phòng ban, xí nghiệp có liên quan trực tiếp đến SXKD trong tổng công ty nhằm mục đích tìm ra phương pháp làm việc, quản lý mới và thiết lập bộ máy chuyển đổi Core team để duy trì cải tiến. Cùng với đó, công ty định kỳ tổ chức tay nghề thi thợ giỏi tại một số công đoạn chủ chốt của đơn vị như một hình thức đào tạo, lựa chọn những cá nhân điển hình nhằm nhân rộng và khuyến khích thi đua trong lao động sản xuất. Không chỉ chú trọng vào việc phát triển trình độ của nhân viên, công ty còn tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty với chính sách phúc lợi khá tốt so với các doanh nghiệp cùng ngành khác.

2.1.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty May 10 qua banăm (2016-2018) năm (2016-2018)

Tình hình tài chính của Tổng công ty May 10 đang khá lành mạnh với đòn bẩy tài chính thấp và quy mô tổng tài sản tăng trưởng ổn định. Đặc biệt, sau đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng năm 2016, sức khoẻ tài chính của công ty tiếp tục cải thiện trên cả phương diện (1) Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận; (2) Chất lượng tài sản, danh mục đầu tư và cơ cấu vốn.

Doanh thu (Tỷ đồng) 2923.68 3028.55 2980.32

Tăng trưởng (%) 7.78% 3.59% -1.59%

Giá vốn hàng bán (Tỷ đồng) 2483.34 2584.21 2513.68

Lợi nhuận gộp (Tỷ đồng) 439.86 443.80 466.35

Chi phí bán hàng (Tỷ đồng) 167.86 175.18 172.28

Chi phí quản lý doanh nghiệp (Tỷ đồng) 207.82 202.50 213.20

EBIT (Tỷ đồng) 64.18 66.12 80.87

Doanh thu tài chính(Tỷ đồng) 18.52 16.55 18.18

Chi phí tài chính (Tỷ đồng) 22.78 20.16 37.51

Lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên

kết (Tỷ đồng) 0.00 0.00 0.00

Lợi nhuận sau thuế (Tỷ đồng) 51.95 52.49 55.73

Tăng trưởng (%) 6.98% 1.04% 6.16%

EPS(đồng/CP) 5144.00 2863.00 1830.00

16.66%

15.05%

15.65%

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán TCT Cổ phần May 10 từ 2016-2018

Doanh thu duy trì tương đối ổn định qua các năm, tuy nhiên tăng trưởng sụt giảm do các tác động xấu từ môi trường bên ngoài

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tác động đến xu hướng dịch chuyển đơn hàng dệt may, dịch chuyển đầu tư dệt từ Trung Quốc và các nước phát triển sang Việt Nam tuy nhiên quá trình dịch chuyển này còn kéo dài trong khoảng 10 năm tới. Trong khi đó, tình trạng dịch chuyển các đơn hàng sản xuất may lớn, tính thời trang giản đơn từ khi đó, tình trạng dịch chuyển các đơn hàng sản xuất lớn, tính thời trang đơn giản từ Việt Nam sang các nước có lao động giá rẻ như Bangladesh, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Myanma đi kèm chính sách thuế nhập khẩu không đồng nhất (0% vào EU cho hàng dệt may nhập từ các nước kém phát triển như Campuchia, Myanma, Bangladesh..., Mỹ áp dụng thuế suất ưu đãi 0% cho một số mặt hàng của Campuchia tuy nhiên dệt may Việt Nam vẫn phải chịu mức thuế bình quân 17.5% vào thị trường Mỹ khiến giá vốn hàng bán không giảm trong khi khả năng cạnh tranh của dệt may Việt Nam lại bị kém hơn so với các nước được ưu đãi thuế.

Trong khi tình hình trong nước vẫn phải tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn do nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng không tăng. Tổng cầu thế giới về dệt may chỉ tăng đến 2% thậm chí là không đổi. Mức lương tối thiểu vùng tăng 6.5% so với 2017 cùng với nhiều chi phí đầu vào như than, điện, chi phí vận tải phân vân tiếp tục tăng trong khi đơn giá gia công giảm chậm, tình trạng biến động lao động do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài ngành gây thiếu hụt lao động. Số lao động mới tuyển chưa đáp ứng được yêu cầu tay nghề, doanh nghiệp phải dành nhiều thời gian đào tạo ảnh hưởng đến năng suất lao động.

Biểu đồ 2. 1 Kết quả kinh doanh 2016-2018

Kết quả kinh doanh 2016-2018 3,500.00 3,000.00 2,500.00 2,000.00 1,500.00 1,000.00 500.00 0.00

Năm 2016 2017 2018 Tỉ lệ chi phí bán hàng/ Doanh thu

thuần

5.74% 5.79% 5.73% Tỉ lệ chi phí quản lý/ Doanh thu thuần 7.11% 6.69% 6.60%

2016 2017 2018

Doanh số thuần Giá vốn hàng bán Tỉ suất biên lợi nhuận gộp

17.00% 16.50% 16.00% 15.50% 15.00% 14.50% 14.00%

Biểu đồ 2.2 Tình hình lợi nhuận 2016-2018

Tình hình lợi nhuận 2016-2018 57.00 56.00 55.00 54.00 53.00 52.00 51.00 50.00 1.90% 1.85% 1.80% 1.75% 1.70% 1.65%

Lãi/(lỗ) thuần sau thuế Tỉ suất lợi nhuận ròng

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán TCT Cổ phần May 10 từ 2016-2018

Trong 2018, May 10 đạt doanh thu gần 3 tỷ đồng, giảm 1.59% so với doanh thu cùng kỳ và đạt 96.77% so với kế hoạch đặt ra năm trước. CAGR giai đoạn 2016-2018 của doanh thu thuần đạt 0.97% nhờ sự ổn định trong quản lý chính sách bán hàng bằng việc tăng số ngày phải thu từ 38 ngày (năm 2016) lên 48 ngày (năm 2018). Biên lợi nhuận gộp của Công ty duy trì ổn định quanh mức 15%, trong khi biên lợi nhuận ròng ở quanh ngưỡng 1.8%. Cả hai chỉ số đều tăng nhẹ qua các năm nhờ việc quản lý chi phí khá tốt khiên cho tỷ lệ các chi phí này trên doanh thu có xu hướng giảm nhẹ: tỷ lệ chi phí bán hàng/ doanh thu thuần giảm từ 7% năm 2014 xuống còn 6.6% vào năm 2018; tỷ lệ chi phí quản lý/ doanh thu thuần giảm từ 5.79% vào năm 2017 xuống còn 5.73% vào năm 2018

STT Chỉ tiêu Giá trị

1. Doanh thu trung bình hàng năm 251.05 tỷ đồng 2. Lợi nhuận trung bình hàng năm 75.60 tỷ đồng 3. Giá trị hiện tại của thu nhập thuần 7.47 tỷ đồng

4. Tỷ suất thu nhập nội bộ (IRR): 12.43%

5. Thời gian thu hồi vốn 7 năm 8 tháng.

6. Đóng góp ngân sách nhà nước trung bình hàng

năm 7.01 tỷ đồng

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán TCT Cổ phần May 10 từ 2016-2018

Tuy nhiên mức biên lợi nhuận này vẫn tương đối thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành khác (trung bình khoảng 3%). Do đặc tính của các công ty may mặc ở Việt Nam tập trung sản xuất theo hình thức FOB và các hoạt động gia công nên biên lợi nhuận ròng thường ở mức tương đối thấp. Do vậy, May 10 càng phải tích cực hơn nữa trong việc chủ động quản lý chuỗi cung ứng, giảm chi phí đầu vào, thiết kế, cũng như các chi phí trong việc tiêu thụ sản phẩm giúp cải thiện biên lợi nhuận của mình. Năm 2016 là năm công ty có sự tăng trưởng mạnh nhất về doanh thu, cũng như các chi phí do đầu tư thêm nhiều dự án, đổi mới trang thiết bị công nghệ tại Trung tâm thương mại và sản xuất Công nghệ cao Hưng Hà (Giai đoạn II), mà công ty thực hiện từ số tiền thu về qua chào bán cổ phiếu (80 tỷ đồng). Dự kiến với sự đầu tư này, trung tâm sản xuất sẽ đóng góp giúp doanh thu của May 10 từ năm 2020 tăng 251.05 tỷ đồng mỗi năm, đóng góp 9% vào tổng doanh thu của Tổng công ty. Do vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của May 10 được dự kiến sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm tới đây, nhờ sự tăng cường đầu tư cũng như hưởng lợi từ sự chuyển dịch thị trường sản xuất trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Dưới đây là bảng dự phóng doanh thu dựa vào các chỉ tiêu kế hoạch của công ty đặt ra và dự phóng của tác giả trên cơ sở sự đóp góp các dự án mới của Tổng công ty.

Bảng 2.6 Hiệu quả đầu tư dự kiến dự án Trung tâm thương mại và sản xuất Công nghệ cao Hưng Hà

71.77% 72.02 % 27.98 % 28.23%

Nguồn: Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công chúng TCT CP May 10 2016

2.2 Phân tích thực trạng sử dụng tài sản tại Tổng công ty May 10 - CTCP

2.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài sản tại công ty giai đoạn 2016-2018

Tổng công ty Cổ phần May 10 hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc. Tuy nhiên doanh thu đến từ bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng gần 30% trong tổng doanh thu, từ đó khiến cơ cấu về tài sản của May 10 có sự chênh lệch lớn với TSNH chiếm tỷ trọng chủ yếu. Qua mỗi năm đều có sự tăng lên về giá trị, tuy nhiên tỷ lệ Tài sản ngắn hạn/ Tài sản dài hạn không có sự thay đổi đáng kể, dao động quanh mức 7/3. Tỷ lệ này có thể coi là hợp lý với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế tại công ty.

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu tài sản công ty

Cơ cấu tài sản công ty 2,000.00 1,500.00 1,000.00 500.00 0.00 69.96% 30.04%

Danh

mục T12/2016 T12/2017 T12/2018 Tăng trưởng 2017 sovới 2016 Tăng trưởng 2018so với 2017

2017 2018

2016

■Tài sản dài hạn BTài sản ngắn hạn

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán TCT Cổ phần May 10 từ 2016-2018

Tổng tài sản của May 10 tăng trưởng đáng kể qua các năm với tốc độ tăng trưởng kép CAGR giai đoạn 2016-2018 đạt 16.75%. Đặc biệt giai đoạn 2015-2016, tổng tài sản bình quân tăng tăng 515 tỷ đồng tương đương với 80.78%, trong đó tổng tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu nhờ tăng khoản phải thu và hàng tồn kho; tài sản dài hạn tăng mạnh thông qua các dự án xây mới, đầu tư nâng cấp hệ thống thiết bị sản xuất kinh doanh nhờ nguồn tiền thu được từ chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Để làm rõ hơn về sự thay đổi của hai thành phần này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sự thay đổi trong cơ cấu của từng thành phần trong phần dưới đây.

) Bảng 2.7 Tăng trưởng các cấu phần thành phần tài sản 2016-2018

Tương

đối (%) Tuyệtđối Tươngđối (%) Tuyệtđối

TSNH 896.80 1,003.64 1,102.00 11.91% 106.84 9.80% 98.36 Tiền và tương đương tiền 225.76 149.16 64.10 -33.93% -76.60 -57.02% -85.06 Hàng tồn kho, ròng 302.45 452.74 588.85 49.69% 150.29 30.06% 136.11 Tài sản ngắn hạn khác 51.97 19.94 29.24 -61.62% -32.03 46.62% 9.30 TSDH 377.61 360.89 467.5 -4.43% -16.72 29.54% 106.61 Phải thu dài

hạn 52.59 36.91 44.93 -29.82% -15.68 21.73% 8.02 Tài sản cố định 290.66 289.38 364.7 -0.44% -1.28 26.03% 75.32 Tài sản dở dang dài hạn 0.63 6.39 29.1 914.29% 5.76 355.40% 22.71 Tài sản dài hạn khác 33.72 28.21 28.77 -16.34% -5.51 1.99% 0.56

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán TCT Cổ phần May 10 từ 2016-2018

Hàng tồn kho T12/2016 T12/2017 T12/2018

Hàng mua đang đi đường 12.32 39.05 45.92 Nguyên liệu, vật liệu 142.59 222.37 311.03

Công cụ, dụng cụ 1.14 1.75 1.66 Chi phí SX, KD dở dang 19.89 33.67 26.16 Thành phẩm 85.37 116.62 142.05 Hàng hóa 28.18 22.20 32.47 Hàng gửi đi bán 16.32 20.70 32.76 Tổng cộng 305.81 456.37 592.07

2.2.2 Phân tích tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty

Tài sản ngắn hạn tăng với tốc độ chậm dần qua các năm, ngược lại với xu hướng dịch chuyển của tài sản dài hạn là tăng nhanh dần.

Đi sâu vào các bộ phận,ta thấy: tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh; hàng tồn kho ròng tăng nhưng cũng với tốc độ chậm dần; trong khi đó khoản mục tài sản ngắn hạn khác biến động không đồng đều qua các năm.

Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng các khoản mục thành phần của tài sản ngắn hạn

Tỷ trọng các khoản mục thành phần của tài sản ngắn hạn

■Tiền và các khoản tương đương tiền

■Các khoản phải thu ngắn hạn

■ Hàng tồn kho ròng

■Tài sản ngắn hạn khác

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán TCT Cổ phần May 10 năm 2018

- Tiền và các khoản tương đương tiền:

Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 10.13% trong tổng tài sản ngắn hạn. Khoản mục này có tốc độ tăng chậm dần qua các năm, và giảm mạnh 57.02% vào năm 2018. Sự sụt giảm này chủ yếu đến từ việc tiền gửi ngân hàng sụt giảm, các khoản tương đương tiền là khoản đầu tư ngắn hạn đến hạn thu hồi, không có phương án đầu tư thêm nên giảm lần lượt là 32.03 tỷ vào năm 2017 và 9.3 tỷ vào năm, trong khi đó tiền mặt tăng nhẹ 3.26%. Dấu hiệu sụt giảm này là một sự cảnh báo về tính thanh khoản đi xuống của công ty, đặc biệt trong tình hình lạm phát những năm vừa qua ở Việt Nam được duy trì ở mức tương đối thấp và ổn định, duy trì tiền tại quỹ cũng không gây ra chi phí cơ hội lớn.

- Các khoản phải thu ngắn hạn:

Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 38.07%, lớn thứ hai sau hàng tồn kho trong tổng tài sản ngắn hạn. Khoản mục này tăng dần qua các năm bởi chính sách bán hàng nới lỏng, thu chậm. Cụ thể, công ty áp dụng chính sách thu tiền chậm hơn 25 ngày với các hợp đồng của các khách hàng lớn là Oktava Hong Kong Limited, Lever Shirt Limited, Brandtex A/C; và đơn hàng của công ty liên quan là Công ty TNHH Thiệu Đô. Ngoài ra, các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng một phần vì kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng trừ dần vào tiền thuê đất hơn 400 triệu mỗi năm.

- Hàng tồn kho:

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán TCT Cổ phần May 10 năm 2018

Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất, 50%, trong tổng tài sản ngắn hạn. Trong hàng tồn kho, nguyên vật liệu luôn là khoản mục lớn nhất và tăng dần qua các năm. Để đáp ứng được các đơn hàng với khối lượng lớn từ các đối tác, việc duy trì ổn định nguyên liệu, vật liệu sẽ giúp công ty không bị mất cơ hội kinh doanh. Các nguyên phụ liệu chiếm tỷ trọng lớn trong kho tại Tổng công ty May 10

bao gồm: Vải chính/ Main fabric, Dựng may/ Interlining; Bông tẩm/ Padding, Vải giả da/ Fake leather và Vải lót/ Lining.

Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là thành phầm, các thành phầm này tồn đọng chủ yếu là từ các đơn hàng chưa đến hạn xuất kho của các khách hàng: BODONO, LIFUNG, NEWM.

Trong khi những khoản mục kể trên hầu hết đến từ các xí nghiệp may, thì hàng hoá và hàng gửi bán là hai khoản mục với số lượng tồn chủ yếu ở chuỗi các siêu thị của M10 Mart. Hai khoản mục này chiếm tỷ trọng khá lớn, và tăng dần do hoạt động mở rộng chuỗi siêu thị của công ty.

- Tài sản ngắn hạn khác:

Tài sản ngắn hạn khác chiếm 2.34% trong cơ cấu hàng tồn kho, giảm 31.06% trong năm 2018. Cấu thành khoản mục này là các chi phí trả trước ngắn hạn, chiếm

Một phần của tài liệu 202 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại tổng công ty may 10 CTCP,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w