Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại Tổng Công ty cổ phần May

Một phần của tài liệu 202 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại tổng công ty may 10 CTCP,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 76)

2.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Để đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản trong công ty, ta kết hợp các chỉ tiêu đánh giá với tình hình thực tế tại tổng công ty.

Bảng 2.11 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản tại TCT CP May 10 2016-2018

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán TCT Cổ phần May 10 năm 2018

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Chỉ tiêu này thể hiện quy mô doanh thu thuần được tạo ra từ mỗi đồng vốn đầu tư vào tổng tài sản

Năm 2016, một đồng đầu tư vào tài sản tạo ra được 2.54 đồng doanh thu, sang đến 2017 giảm còn 2.3 đồng, và chỉ còn 2.03 đồng vào 2018. Sự sụt giảm này là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp chưa có những biện pháp hợp lý trong việc khai thác tài sản, sử dụng chưa hết công suất gây lãng phí tiềm năng của tài sản. Điều đó thể hiện thông qua việc dù đã có sự đầu tư mạnh mẽ vào nâng cấp, đổi mới thiết bị mỗi năm, nhưng doanh thu không được cải thiện đáng kể, lên xuống thất thường, cao nhất là 3000 tỷ vào năm 2017. Một phần nguyên do đến từ việc công ty chưa có đội ngũ tập trung về phân tích và quản lý tài sản chuyên sâu. Việc đầu tư mới các phần mềm, thiết bị chưa được lên kế hoạch để đạt được hết năng suất và chưa đưa ra được bài toán chi phí ROI hiệu quả nhất, từ đó khiến việc triển khai quản lý tài sản tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí. Các nguyên nhân này sẽ được làm rõ trong phần tiếp theo của bài luận văn này.

-Tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROA):

Nhìn vào chỉ tiêu ROA tính theo LNST hay Lợi nhuận trước thuế và lãi vay ta thấy cả hai chỉ tiêu này đều giảm qua các năm. Như vậy, dù tính cả tác động của thuế và lãi vay hay không, thì ta vẫn thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty đang đi xuống, đến từ nguyên nhân hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm dần.

Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản giảm với tốc độ chậm dần qua các năm. Mức sinh lợi này khá thấp so với trung bình mức sinh lợi tổng tài sản trung bình ngày dệt may tại Việt Nam năm 2018 là 5% và doanh nghiệp lớn là Việt Tiến thuộc cùng hệ thống công ty con của Tập đoàn Dệt May Vinatex là 11.07%. Tuy nhiên, khi so sánh sánh với mức sinh lợi trung bình của công ty mẹ Vinatex (3.4%), và các công ty ngành Dệt may tương đương về quy mô lợi nhuận là May Đức Giang (3.81%) và CTCP Damsan (3.44%) thì mức sinh lời tổng tài sản này ở mức trung bình, có thể chấp nhận được.

Mặc dù vậy, chỉ tiêu này giảm sút qua từng năm cũng là một dấu hiệu cảnh báo cho việc sử dụng sản không hiệu quả của doanh nghiệp. Nó nói lên rằng một đồng tài sản tại năm 2018 chỉ tạo ra được 3.82 đồng lợi nhuận sau thuế, thấp hơn nhiều so với 3 năm về trước, một đồng tài sản tạo ra được4.51đồng lợi nhuận. Để

tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân của việc sụt giảm này, ta sử dụng phương pháp Dupont để phân tích từng thành phần cấu tạo.

Lợi nhuận sau thuế LNST DTT

ROA = ɪʃ “ , β" h — = BTT x -ψξ- = ROS x Hiệu suất sử dụng TTS Áp dụng vào trường hợp của Tổng công ty May 10:

ROA2017 = ROS2017 x Hiệu suất sử dụng TTS2017 = 1.72% x 2.3 ROA2018 = ROS2018 x Hiệu suất sử dụng TTS2018 = 1.88% x 2.03

Như vậy tỷ suất sinh lời của công ty bị giảm sút không đến từ kết quả hoạt động kinh doanh mà là từ việc sử dụng các tài sản trong công ty chưa thực sự hiệu quả. Khi phân tích đến ROS, chỉ tiêu thể hiện quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng doanh thu, ta cũng thấy doanh thu, lợi nhuận của TCT khá ổn định trong các năm gần đây. Hệ số tăng qua mỗi năm gián tiếp thể hiện khả năng quản lý chi phí tốt hơn của doanh nghiệp. Ngược lại, hiệu suất sử dụng tài sản giảm dần là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của ROA.

2.3.2 Các chỉ tiêu thành phần phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ta cần xem xét nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau.

a) Tỷ suất sinh lời tài sản ngắn hạn

Cũng giống như TSSL tổng tài sản, tỷ suất sinh lời TSNH giảm với tốc độ chậm dần qua các năm là một dấu hiệu không mấy tích cực đối với công ty trong việc quản lý và khai thác tài sản ngắn hạn.

Để nâng cao lợi nhuận, ngoài việc tối thiểu hoá các chi phí sản xuất, bán hàng, nhân công thì khai thác tài sản ngắn hạn như thế nào cho hợp lý cũng là một nhân tố quan trọng. Bởi vậy, việc quản lý chưa tốt các tài sản ngắn hạn tại Tổng công ty May 10 - CTCP cũng là một phần nguyên nhân khiến lợi nhuận của công ty chưa có được sự bứt phá.

Để phân tích sâu hơn về việc sụt giảm này, ta nghiên cứu đến các chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý và hiệu suất sử dụng của các cấu phần trong tài sản ngắn hạn, bao gồm: vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho và các chỉ tiêu thanh toán.

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Trung bình

ngành năm 2018 Vòng quay hàng tồn kho 8.09 7.41 6.27 9.06 Vòng quay các khoản phải thu 9.6 8.02 5.72 10.88 Hệ số thanh toán hiện hành 1.075 1.25 1.5 1.57 Hệ số thanh toán nhanh 0.71 0.68 0.53 1.06

Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC Hợp nhất đã kiếm toán TCT May 10- CTCP và tổng cục thống kê

b) Vòng quay hàng tồn kho và vòng quay khoản phải thu

Hai chỉ số này đều ở mức thấp so với trung bình ngành may mặc là 9.06 và 10.88, tuy nhiên so với vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu của công ty mẹ là Tập đoàn Dệt May Việt Nam Vinatex và các doanh nghiệp có quy mô doanh số tương đương thì số hai chỉ số này ở mức trung bình. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp thường ứ đọng nhiều về hàng tồn kho, đặc biệt đối với các mặt hàng thiết kế, hàng tiêu thụ trong nước tại các khu vực Gia Lâm, Vĩnh Phúc là dòng Made By Graco 10 và Gruz do giá thành khá cao so với mức thu nhập của người dân tại địa bàn tiêu thụ. Ngoài ra việc áp dụng các chính sách mở rộng tín dụng thương mại đã làm tăng tổng số ngày phải thu với các đối tác lớn như đã phân tích ở trên, vòng quay các khoản phải thu cũng giảm dần qua các năm, tuy nhiên tương đối

ổn định. Vì vậy, công ty cần quản lý chặt chẽ hơn các khoản này để tránh tình trạng chiếm dụng vốn, thiếu thanh khoản để tái xoay vòng vốn, tái sản xuất kinh doanh.

- Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Để phân tích sâu về hiệu quả sử dụng TSNH, ngoài các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động, chúng ta cũng cần phân tích thêm về các chỉ số khả năng thanh toán

Chỉ số thanh toán hiện hành tăng qua mỗi năm và đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy công ty có thể đảm bảo khả năng thanh toán cho các chủ nợ khi đến hạn và không cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, tránh dẫn đến việc tăng chi phí sử dụng vốn và không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Ngược lại, khả năng thanh toán nhanh của công ty lại ở mức thấp so với trung bình ngành may mặc và còn có dấu hiệu giảm dần qua các năm. Điều đó thể hiện việc chuyển đổi thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh khoản mà không phụ thuộc vào hàng tồn kho là thấp. Đây là một trong những đặc điểm của những công ty sản xuất trong ngành may mặc, khi sản lượng hàng tồn kho nhiều, tiền mặt ở quỹ ở mức thấp. Tuy nhiên, công ty vẫn cần chú trọng hơn trong công tác quản trị để tránh mất khả năng toán.

2.3.3 Các chỉ tiêu thành phần phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạna) Tỷ suất sinh lời tài sản dài hạn: a) Tỷ suất sinh lời tài sản dài hạn:

Chỉ tiêu này chỉ ra lượng lợi nhuận được tạo ra từ 1 đồng vốn đầu tư vào TSDH. Năm 2016 tỷ số này đạt ở mức 15%, tuy nhiên giảm lần lượt ở các năm tiếp theo và chỉ còn 13.45% vào năm 2018, nghĩa là một đồng TSDH trong kỳ chỉ mang về 13.45 đồng doanh thu, một dấu hiệu không tốt cho việc tốn quá nhiều chi phí đầu tư trong khi hiệu quả mang lại không thay đổi. Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2016-2018, công ty không ngừng đầu tư vào tài sản dài hạn, đặc biệt là tài sản cố định và các công trình xây dựng cơ bản, làm giá trị tài sản dài hạn tăng lên liên tục, tuy nhiên việc sử dụng các tài sản này vẫn chưa thực sự có hiệu quả khi sự đóng góp của nó vào mức tăng trưởng của doanh thu là không lớn, doanh thu các năm không có sự tăng trưởng đột phá, thậm chí còn có lúc giảm; dẫn đến tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản dài hạn. Bởi vậy, công ty cần có những biện pháp hợp lý hơn, thắt chặt các chính sách đầu tư để nâng cao hiệu quả sản xuất

8.00% ---

7.00% --- 7.11% 6.69% A A∩6.60%oz

6.00% ---

kinh doanh vào năm sau.

b) Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Tỷ số này cũng giảm qua các năm với tốc độ tăng dần, đạt 11,34 vào năm 2016, giảm 0.9 lần còn 10.44 vào 2017 và chỉ còn 9.11 vào năm 2018. Giai đoạn 2016-2018 là giai đoạn công ty tích cực đầu tư hệ thống xử lý nước thải, cải tạo nhà máy nén khí tại XN may Hưng Hà; mua mới các bị chiều sâu khiến giá trị tài sản cố định tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, việc quản lý những tài sản này chưa thực sự hiệu quả, công ty chưa khai thác hết được tiềm năng của nó. Cũng giống như tỷ suất sinh lời TSDH, hiệu suất sử dụng TSCĐ là dấu hiệu về việc sử dụng tài sản dài hạn chưa thực sự hiệu quả tại TCT Cổ phần May 10. 2.4 Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Tổng công ty May 10- CTCP

2.4.1 Ket quả đạt được

Với hơn 70 năm thành lập và phát triển, Tổng Công ty May 10 - CTCP đã dành được nhiều thành tựu cũng như vị trí nhất định trong ngành Dệt May của Việt Nam. Dù cũng phải trải qua những thời điểm khó khăn của nền kinh tế, nhưng hoạt động đầu tư và nhân rộng các chuỗi cửa hàng của công ty vẫn không ngắt quãng. “Đại diện của Tổng công ty May 10 cho biết, hàng loạt trung tâm thời trang mang thương hiệu May 10 đã được hình thành theo tiêu chí: thời trang châu Âu, công nghệ Nhật Bản, tiện dụng Mỹ và giá cả Việt Nam, mang đậm phong cách Việt. Ngoài việc duy trì hơn 200 cửa hàng, đại lý trên toàn quốc, tổng công ty tiếp tục đầu tư, nâng cấp và mở rộng các cửa hàng, trung tâm thời trang có quy mô từ 200 đến 300 m2 cùng với hàng trăm mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng.” Trích Báo đầu tư

Đặc biệt, tư năm 2016 đên nay công ty luôn tích cực trong việc tăng cường đầu tư về chiều sâu, giúp việc quan lý tài san cũng trở nên khoa học và hiệu quả hơn. Với những phân tích về thực trạng hiệu quả sử dụng tài san, ta có thể thấy một vài điểm sáng trong việc quản lý cũng như nỗ lực nâng cao HQSD tài sản của công ty như sau:

Thứ nhất, các chỉ tiêu sinh lợi tài sản giảm nhưng tốc độ giảm đã chậm dần và được duy trì khá ổn định qua các năm.

Điều này đến từ việc doanh thu của công ty luôn đạt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra, không giảm quá sâu kể cả trong những năm nền kinh tế gặp khó khăn về tăng trưởng.Thị phần của được duy trì dù có sự gia nhập ngày càng nhiều của các đối thủ mới là các chuỗi siêu thị thời trang bán lẻ như M2, Zara, H&M,.... Việc gia nhập của các đối thủ này cũng là động lực giúp May 10 không ngừng cải tiến công nghệ may, đầu tư quy mô về cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các dự án mới, mở rộng thương hiệu và củng cố thị phần. Dù có sự giảm sút vào một số năm nền kinh tế gặp khó khăn tăng trưởng, tiêu biểu như 2 năm gần đây nhất, thương mại toàn cầu thấp hơn so với dự báo. Mục tiêu XK dệt may dù đã điều chỉnh giảm so với năm trước nhưng vẫn không đạt được, tuy nhiên doanh thu của công ty vẫn giữ được ở mức tương đối ổn định, không giảm quá sâu, đóng góp vào việc duy trì tỷ suất sinh lời tổng tài sản cũng như TSSL TSNH và TSSL TSDN.

Thứ hai, hai tỷ lệ chi phí so với doanh thu thuần đều có xu hướng giảm, đặc biệt rõ nét nhất ở tỷ lệ chi phí quản lý/doanh thu thuần.

Trong giai đoạn 2016-2018 Tổng Công ty thường xuyên tăng cường đầu tư phần mềm quản lý giúp việc quản lý diễn ra có hiệu quả hơn, đồng thời cũng không ngừng đào tạo, tổ chức các lớp dạy, cuộc thi nâng cao tay nghề của công nhân, giảm các hao phí từ sản phẩm lỗi trong quá trình sản xuất. Do đó, công ty có được mức tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng nhẹ, đóng góp 1.88% vào việc tăng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản.

Biểu đồ 2.6 Tỷ lệ chi phí so với doanh thu thuần 2016-2018

5.00% --- 4.00% --- 3.00% --- 2.00% --- 1.00% --- 0.00% 5.74% 5.79% 5.73% 2016 2017 2018

Tỉ lệ chi phí bán hàng/ Doanh thu thuần Tỉ lệ chi phí quản lý/ Doanh thu thuần

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán TCT Cổ phần May 10 năm 2018

Hai tỷ lệ chi phí so với doanh thu đều xu hướng giảm qua các năm, đặc biệt rõ nét nhất ở tỷ lệ chi phí quản lý/ doanh thu thuần. Điều này có được nhờ các chính sách cải tiến tổ chức sản xuất. Những năm gần đây, công ty tập trung vào công tác nghiên cứu và tổ chức sản xuất, tại khâu may, IEs (các kỹ sư công nghiệp) đã tiến hành nghiên cứu hiệu suất để chỉ ra cho người lao động các hao phí, lãng phí trong quá trình sản xuất, chú trọng công tác công nhân và áp dụng triệt để cữ gá lắp trong sản xuất giúp giảm tỷ lệ hàng lỗi, hàng hỏng. Bên cạnh đó việc duy trì tổ chức thi thợ giỏi tại các xí nghiệp Hưng Hà, Đông Hưng, Veston Hưng Hà góp phần giảm chi phí, tăng năng suất khâu may. Ngoài ra việc tăng cường đầu tư chiều sâu vào các phần mềm quản lý tại khu văn phòng 3 và các phần mềm bán hàng cũng giúp tỷ lệ ROS được giảm đi đáng kể.

Thứ ba, Cơ câu tài san ngăn hạn và dài hạn ơ mức họp lý

Tỷ lệ tài sản ngắn hạn, dài hạn trong giai đoạn 2016-2018 đều đam bao cho việc hoạt động SXKD diễn ra thuận lợi, phù hợp với quy mô và các lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh. Hàng tôn kho luôn được duy trì ở mức đam bao cung ưng cho nhu câu cua khách hàng trong ngăn han. Vòng quay HTK trong 4 năm đều đat ơ

Một phần của tài liệu 202 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại tổng công ty may 10 CTCP,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w