Sự cần thiết phải quản lý chi đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tam dương, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 25 - 27)

Từ thực tế khách quan của hoạt động quản lý chi đầu tư XDCB, yêu cầu cấp thiết đặt ra cho công tác quản lý chi đầu tư XDCB có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi những lý do sau đây:

Nguồn lực của NSNN có hạn, nguồn thu NSNN chủ yếu là tiền thu từ thuế và của nhân dân đóng góp, do đó không thể chỉ tiêu một cách lãng phí. Vì vậy, quản lý chi NSNN nói chung và đầu tư XDCB nói riêng thực sự trở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước. Thực hiện tốt công tác này sẽ có ý nghĩa lớn trong việc thực hành tiết kiệm, tập trung nguồn lực tài chính cho phát triển KT-XH, chống tiêu cực, lãng phí, góp phần lành mạnh hóa nền tài chính của Quốc gia.

Cơ chế đầu tư XDCB hiện nay tuy thường xuyên được sửa đổi, hoàn thiện nhưng cũng chỉ quy định được những vấn đề chung nhất, mang tính

nguyên tắc. Vì vậy, nó không thể bao quát hết tất cả những hiện tượng nảy sinh trong hoạt động đầu tư XDCB. Mặt khác, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động KT-XH, hoạt động đầu tư XDCB cũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Điều này cũng làm cho công tác quản lý đầu tư XDCB nhiều khi không còn đồng bộ với các biến động và sự phát triển của hoạt động đầu tư XDCB; thể hiện trong quy trình công tác lập và quản lý quy hoạch phát triển làm căn cứ xây dựng các chương trình và kế hoạch đầu tư công trung hạn, các quy định về phân cấp, phân quyền cũng chưa rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của các tổ chức liên quan trong hoạt động đầu tư, công tác tổ chức thẩm tra, chồng chéo, hệ thống tiêu chuẩn định mức thiếu đồng bộ, thiếu căn cứ để có thể thẩm định; tạo ra những bất cập trong công tác điều hành của bộ máy quản lý công quyền; lợi dụng những kẽ hở của cơ chế quản lý một số những cá nhân, đơn vị dựa vào chức vụ được giao lợi dụng chiếm đoạt tài sản công quỹ của Nhà nước gây thiệt hại cho lợi ích Quốc gia, làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân, gây tiền lệ xấu cho xã hội.

Quan điểm vẫn còn tồn tại mang dấu ấn lịch sử của thời kinh tế tập trung bao cấp, phân bổ NSNN theo biến tướng cơ chế “xin –cho”. Do vậy gây ra sự giả tạo trong phân bổ nguồn vốn, không công bằng nơi thừa vốn, nơi thiếu vốn. Tâm lý chung của các đơn vị được giao quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo cơ chế này thường có chung một tư tưởng là tìm mọi cách sử dụng hết số dự toán kinh phí được phân bổ mà không quan tâm đến việc quản lý và sử dụng sao cho có hiệu quả, tiết kiệm và đúng chế độ quy định. Nhiều dự án do vướng mắc công tác triển khai thực hiện dự án chậm nên thường xảy ra tình trạng hết năm kế hoạch, dự án không có khả năng giải ngân hết số vốn được giao. Để tiêu được hết vốn, các chủ đầu tư (CĐT) thường lập hồ sơ, chứng từ thanh toán ứng khối lượng, sai chế độ quy định.

Do tính chất cấp phát trực tiếp không hoàn lại của các khoản chi đầu tư XDCB là một ưu thế đối với các CĐT. Trách nhiệm của họ là phải chứng minh được kết quả sử dụng nguồn vốn được giao bằng sản phẩm XDCB hoàn thành. Các công cụ sử dụng để đánh giá và đo lường, lượng hóa bằng các chỉ tiêu thường gặp những khó khăn trong việc xác định tiêu chí để đo mức độ chính xác đem lại. Việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi đầu tư XDCB chỉ thực hiện có hiệu quả trong điều kiện thực hiện cơ chế chi trả trực tiếp từ cơ quan quản lý vốn đầu tư XDCB đến từng đối tượng thụ hưởng, kiên quyết không chuyển kinh phí của NSNN qua các cơ quan quản lý tài chính nhà nước, điều này nhằm hạn chế cơ chế “xin - cho” góp phần giảm thất thoát lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tam dương, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)