Quản lý chi đầu tư XDCB qua KBNN Tam Dương giai đoạn 2016-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tam dương, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 53 - 56)

2020

Thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm, giai đoạn giai đoạn 2016-2020, huyện Tam Dương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế tăng trưởng khá cao cả về tốc độ, quy mô, cả về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được đầu tư tạo cơ sở, điều kiện tốt cho phát triển. Môi trường kinh doanh, đầu tư được cải thiện. Nông nghiệp tạo được nhiều vùng hàng hóa nông sản. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm chưa đạt mục tiêu đề ra; chất lượng tăng trưởng chưa ổn định, vững chắc. Sức cạnh tranh cấp tỉnh, doanh nghiệp và sản phẩm chưa cao. Tiến độ cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm. Môi trường đầu tư, kinh doanh còn hạn chế. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém. Chất lượng các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa xã hội cải thiện còn chậm. Công tác quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB còn chưa thực sự phát huy hết hiệu quả.

Về nguồn vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Tam Dương, từ năm 2016 đến năm 2019 (Chi tiết xem bảng 3.1 dưới đây)

Bảng 3.1: Vốn đầu tư XDCB qua KBNN Tam Dương giai đoạn 2016-2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT CHỈ TIÊU

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng giai đoạn 2016 -2019 Kế hoạch Tỷ trọng (%) Kế hoạch Tỷ trọng (%) Kế hoạch Tỷ trọng (%) Kế hoạch Tỷ trọng (%) Kế hoạch Tỷ trọng (%) A Tổng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN 201 100 271 100 293 100 337 100 1102 100 Trong nước 201 100 271 100 293 100 337 100 1102 100 Ngoài nước 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

I Ngân sách Trung ương 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

1 Trong nước 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

2 Ngoài nước 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

II Ngân sách địa phương 133 66,1 163 60,1 196 66,8 242 71,8 734 66,6

1 Nguồn cân đối NSĐP 133 66,1 163 60,1 196 66,8 242 71,8 734 66,6

Trong nước 133 66.1 163 60,1 196 66,8 242 71,8 734 66,6

Ngoài nước 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

2 Nguồn TW hỗ trợ có mục tiêu 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

3 Nguồn khác (vay tín dụng, vay KBNN) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

III Nguồn TPCP 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Từ bảng 3.1 trên cho thấy:

Về cơ cấu, nguồn vốn đầu tư XDCB qua KBNN Tam Dương kiểm soát thanh toán trên địa bàn huyện Tam Dương chỉ có ngân sách địa phương tham gia đầu tư, chưa có phát sinh các nguồn vốn khác. Nguồn vốn NSĐP tham gia đầu tư những công trình thuộc địa phương quyết định đầu tư, vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Nguồn vốn đầu tư của ngân sách địa phương chiếm tỷ lệ quan trọng trên 60% chi đầu tư XDCB từ NSNN để đầu tư tập trung cho các công trình kết cấu hạ tầng (như giao thông các trục chính, thuỷ lợi, y tế, giáo dục..) không có khả năng thu hồi vốn, tỷ lệ đầu tư giữa các năm với nhau có sự tăng giảm không đều; nếu tính theo cơ cấu vốn đầu tư thì năm 2017 nguồn cân đối NS địa phương đầu tư giảm so với năm 2016 là 6%; nhưng sang năm 2018 tỷ lệ ngân sách địa phương dùng để đầu tư trong năm là 66,8% tăng so với năm 2017 là 6,7% và năm 2019 nguồn cân đối NSĐP tăng 5% so với năm 2018. Nhìn vào số tương đối của nguồn vốn bố trí cho từng năm thì năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2019 tăng so với năm 2016 là 167,6% (từ 201 tỷ lên 337 tỷ).

Vốn đầu tư từ NSNN do KBNN Tam Dương kiểm soát năm sau luôn cao hơn năm trước là do sự phân cấp ngày càng mạnh từ tỉnh, chuyển toàn bộ nguồn vốn đầu tư của ngân sách tỉnh cho các dự án do cấp huyện quyết định đầu tư về cân đối ngân sách cấp huyện, số kế hoạch này được phản ánh chi ngân sách huyện. Nguồn vốn tăng là nguồn lực rất quý cho một huyện trung du, miền núi còn nhiều khó khăn như Tam Dương, nhưng bên cạnh đó nó cũng tạo nên những thách thức trong công tác quản lý vốn khi mà trình độ năng lực của nhiều CĐT chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra. Trong đầu tư, sử dụng, quản lý quyết toán vốn có tình trạng đầu tư dàn trải do nguồn vốn eo hẹp, bố trí vốn không đủ làm kéo dài dự án gây tăng chi phí, giảm hiệu

quả vẫn diễn ra. Về công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư: Một số dự án CĐT chưa bám sát quy hoạch nên khi lập dự án không đảm bảo tính khả thi. Chất lượng hồ sơ dự án chưa tốt nên khi trình cơ quan thẩm định còn phải chỉnh sửa nhiều lần, dẫn đến kéo dài thời gian. Công tác quản lý, thanh toán vốn đầu tư XDCB có tình trạng chậm thu hồi tạm ứng vốn đầu tư còn khá phổ biến, có hiện tượng chạy tạm ứng vào cuối năm để tránh bị xem xét điều chuyển hoặc cắt bớt nguồn vốn. Về công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB: Tình trạng chậm quyết toán vốn đầu tư XDCB vẫn diễn ra. Năng lực, trách nhiệm của CĐT hạn chế; chậm trễ trong giải quyết các vướng mắc khi lập báo cáo quyết toán và thiếu kiểm tra, đôn đốc của cơ quan chức năng; thái độ xử lý vi phạm không cương quyết của người có thẩm quyền là các nguyên nhân chính của tình trạng chậm quyết toán các dự án hoàn thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tam dương, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)