Đây là nhân tố cơ bản, quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý chi đầu tư XDCB qua KBNN.
Một là, tổ chức bộ máy, trình độ năng lực của người lãnh đạo, của cán
bộ làm công tác quản lý chi đầu tư XDCB qua KBNN.
Sắp xếp bộ máy làm việc phải có tính khoa học, phù hợp với năng lực và sở trường và mục tiêu quản lý chung của đơn vị, tránh chồng chéo và trùng lặp, tiết kiệm được thời gian và công sức nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Phân công nhiệm vụ gắn liền với trách nhiệm tự kiểm tra, kiểm soát được lẫn nhau. Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, phù hợp thì kiểm soát thanh toán đầu tư XDCB sẽ hiệu quả, tránh được thất thoát, lãng phí.
Trình độ, năng lực của người Lãnh đạo, của cán bộ chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả quản lý chi đầu tư XDCB qua KBNN. Cán bộ thanh toán có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt sẽ xử lý công việc một cách nhanh chóng và chính xác, chấp hành nghiêm chỉnh quy trình nghiệp vụ, qua đó đảm bảo việc thanh toán đầy đủ, kịp thời vốn đầu tư cho các dự án, đồng thời hạn chế được rủi ro xảy ra sai phạm.
Hai là, quy trình nghiệp vụ quản lý chi đầu tư XDCB qua KBNN. Quy
trình nghiệp vụ kiểm soát chi đầu tư XDCB là trình tự các bước công việc phải thực hiện do KBNN quy định bằng văn bản về nội dung kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, trách nhiệm của cán bộ thanh toán, quy trình luân chuyển chứng từ và trách nhiệm của các bộ phận liên quan. Đây là cây gậy chỉ đường, là cẩm nang để các cán bộ nghiệp vụ, các bộ phận tham gia quản lý chi đầu tư XDCB.
Quy trình nghiệp vụ khoa học, quy định rõ ràng từng công việc, từng bước thực hiện các thao tác quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư sẽ tạo thuận lợi cho việc tác nghiệp của các cán bộ nghiệp vụ. Những quy định rõ ràng về hồ sơ tài liệu, quá trình luân chuyển chứng từ, sự chi tiết trong nội
dung kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và sự rõ ràng về trách nhiệm của các bộ phận có liên quan sẽ tạo điều kiện để KBNN quản lý kiểm soát thanh toán vốn đầu tư chặt chẽ hơn, nhanh chóng hơn, không phiền hà cho chủ đầu tư.
Ba là, sự phối hợp giữa KBNN với các ban, ngành, địa phương, chủ
đầu tư và ban quản lý dự án (BQLDA).
Trong công tác quản lý kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, KBNN cần phải thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, địa phương và CĐT cũng như ban quản lý dự án để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư, trong quá trình thanh toán vốn đầu tư như hướng dẫn các CĐT các thủ tục, hồ sơ thanh toán, tham gia với các cơ quan quản lý Nhà nước trong cải cách, sửa đổi, bổ sung thủ tục đầu tư và xây dựng, bố trí kế hoạch đầu tư… Nhờ đó, KBNN có thể đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nâng cao tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh toán vốn và chất lượng chi đầu tư XDCB từ NSNN.
Bốn là, các trang thiết bị, phương tiện làm việc và một phần mềm ứng
dụng công nghệ thông tin đáp ứng đầy đủ yêu cầu trong công tác quản lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tiền tệ trong thanh toán và góp phần làm tinh gọn bộ máy, tạo tiền đề cho những cải cách thủ tục hành chính.
1.3.5.2. Nhân tố khách quan
Thứ nhất, ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát: Đây có thể nói là căn cứ
quan trọng ảnh hưởng tới quá trình kiểm soát chi. Là điều kiện để xây dựng định mức chi tiêu đảm bảo cân đối thu- chi Ngân sách.
Thứ hai, điều kiện KT –XH của quốc gia: Đối với một quốc gia đang
phát triển như nước ta, với nguồn Ngân sách hạn hẹp nhưng nhu cầu chi đầu tư để phát triển lớn. Vì thế, tình trạng số lượng các dự án cần đầu tư nhiều, nhưng kế hoạch vốn thì hạn hẹp, cơ chế phân bổ lại dàn trải nên dẫn đến
nhiều dự án bị kéo dài, nợ đọng vốn đầu tư XDCB qua nhiều năm.
Thứ ba, môi trường pháp lý về quản lý đầu tư XDCB từ NSNN: Đây là
hệ thống văn bản pháp quy về quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật đầu tư công do Quốc hội ban hành; các nghị định về quản lý đầu tư và xây dựng do Chính phủ ban hành; các văn bản hướng dẫn quản lý chi đầu tư XDCB của các bộ, ngành, địa phương. Cùng với sự biến động của thực tiễn, các quy định này cũng thường xuyên thay đổi và không đồng bộ, nên phần nào đã làm giảm chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật, cá biệt có những điều, khoản thuộc các văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau lại mâu thuẫn với các văn bản ban hành trước hoặc không thể thực hiện được trong thực tế, gây khó khăn cho chủ đầu tư, cơ quan kiểm soát thanh toán. Vì vậy, một môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ, thống nhất, đầy đủ và những quy định rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu sẽ tạo điều kiện chung cho các chủ thể liên quan thực hiện có hiệu quả cũng như để KBNN kiểm soát chặt chẽ, thanh toán đầy đủ, kịp thời vốn đầu tư cho các dự án, qua đó nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN.
Thứ tư, công tác lập, phân bổ dự toán, xây dựng kế hoạch vốn đầu tư
công trung hạn và hàng năm của địa phương có tác động lớn đến công tác quản lý chi đầu tư XDCB qua KBNN. Việc lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm sát với thực tế NSNN hàng năm, ưu tiên phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án đang trong quá trình triển khai thực hiện, có khối lượng và khả năng thu hồi vốn đã tạm ứng cao giúp cho công tác quản lý chi đầu tư XDCB qua KBNN gặp nhiều thuận lợi, công tác kiểm soát thanh toán, kế toán, quyết toán vốn đầu tư hàng năm theo Luật NSNN đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định. Nếu công tác này mà thiếu chính xác, dẫn đến tình trạng thiếu vốn và thừa vốn, nhiều dự án bị nợ đọng vốn XDCB kéo
theo dự án công trình giãn tiến độ thi công gây lãng phí nguồn vốn sử dụng NSNN. Mặt khác, việc phân bổ kế hoạch vốn cho các dự án đầu tư chưa đầy đủ thủ tục theo quy định sẽ dẫn đến tình trạng chậm triển khai dự án, ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân vốn đầu tư XDCB hàng năm.
Thứ năm, việc chấp hành đúng quy trình quản lý chi đầu tư XDCB của
địa phương, CĐT sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý chi đầu tư XDCB của KBNN sẽ thuận lợi, quá trình kiểm soát thanh toán vốn sẽ nhanh chóng, rút ngắn thời gian luân chuyển của tiền trong lưu thông, tăng vòng quay của vốn, kích thích kinh tế phát triển. Quá trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án không tuân thủ đầy đủ chế độ quy định dẫn đến tình trạng khi thực hiện phải điều chỉnh thay đổi cơ cấu thiết kế của dự án, quy mô dự án làm đội vốn đầu tư cho dự án, việc thay đổi dự án cũng mất nhiều thời gian, lãng phí công sức hiệu quả dự án khi hoàn thành đưa vào sử dụng không theo như quả như mục tiêu ban đầu. Điều này cũng làm cho công tác quản lý chi đầu tư XDCB quan KBNN gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi, điều chỉnh nguồn vốn phù hợp với điều chỉnh dự án.
1.3.6. Một số bài học kinh nghiệm về quản lý chi đầu tư XDCB qua KBNN 1.3.6.1. Thực tiễn kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN của KBNN Thanh Hóa
KBNN Thanh Hóa với vai trò là cơ quan kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN trên địa bàn, trong đó có một bộ phận quan trọng là vốn đầu tư công, trong những năm qua, KBNN Thanh Hóa đã nghiêm chỉnh thực hiện chỉ đạo của KBNN, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN, nhất là trong lĩnh vực đầu tư XDCB.
Theo số liệu thống kê năm 2018 tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hóa đạt 102,1% kế hoạch, đứng thứ 2 toàn quốc. tính đến cuối tháng 5 năm 2019, tỷ lệ này đạt khoảng 44% cao hơn tỷ lệ bình quan chung
của cả nước khoảng 25%; trong đó một số nguồn vốn giải ngân đạt trên 60% kế hoạch như vốn đầu tư từ sổ số kiến thiết 100%, chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội các vùng 70%. Có thể thấy rằng việc KBNN Thanh Hóa vượt mức kế hoạch năm 2018 trong bối cảnh tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư chung của cả nước không đạt kế hoạch đề ra. Có được những thành tích trên trước hết là sự quyết tâm trong công tác Lãnh đạo KBNN Thanh Hóa đã quán triệt tới từng công chức là nhiệm vụ kiểm soát chi luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tình hướng dẫn chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tạo thuận lợi tối đa cho các đơn vị đến giao dịch. Qua đó, góp phần giảm thời gian đi lại cho khách hàng, đồng thời không để xảy ra tình trạng tồn đọng hồ sơ thanh toán trong đầu tư xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, KBNN Thanh Hóa cũng rất chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai các quy định của pháp luận về kiểm soát, giải ngân vốn đầu tư công. Từ đó, phát hiện kịp thời những tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát chi để có biện pháp chấn chỉnh, mặt khác cũng đưa ra những ý kiến đóng góp với các cơ quan liên quan khi nhận thấy có sự bất cập, chưa phù hợp với thực tế trong cơ chế, chính sách.
1.3.6.2. Thực tiễn kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN của KBNN Hải Dương
Trong quá trình hoạt động và phát triển, KBNN Hải Dương luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã được Bộ Tài chính, KBNN và Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh ghi nhận. Với những thành tích đạt được, KBNN Hải Dương đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba cùng nhiều phần thưởng cao quý khác tặng cho tập thể và cá nhân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền, tài sản nhà nước giao cho quản lý. Về công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB: Trong những năm gần đây, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở KBNN Hải Dương tăng đều qua các năm và tỷ lệ giải ngân đạt khá cao
(năm 2017: 1.734.106 triệu đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 90,98%; năm 2018: 2.086.258 triệu đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 93,21%; năm 2018: 2.456,478 triệu đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 96%). Trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, KBNN Hải Dương đã thực hiện kiểm soát chặt chẽ hồ sơ thanh toán do CĐT gửi đến nên đã phát hiện được những sai sót như: Sai khối lượng giữa bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanh toán so với khối lượng trong hợp đồng đã ký kết; sai do cộng số học...Trên cơ sở đó đã từ chối thanh toán hàng trăm món chi đầu tư và tiết kiệm nhiều tỷ đồng cho NSNN (năm 2016: 5.193 triệu đồng; năm 2017: 4.832 triệu đồng; 2018: 3.659 triệu đồng). Có được những thành tích trên là do KBNN Hải Dương đã tích cực đào tạo cán bộ, tích cực hướng dẫn cho các CĐT về chính sách mới của Nhà nước. Ngoài ra, trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, KBNN Hải Dương đã phối hợp tốt với sở, ngành liên quan trong thực thi nhiệm vụ, thực hiện tốt vai trò tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương. Chủ động kiểm tra thực tế tại hiện trường một số dự án trọng điểm để nắm bắt tình hình thực hiện triển khai dự án, từ đó tham mưu đề xuất cho UBND các giải pháp chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công, thu hồi tạm ứng, quyết toán dự án hoàn thành, điều chỉnh kế hoạch vốn, bố trí sử dụng vốn hợp lý, không để tồn đọng và gây lãng phí. Trên cơ sở phân cấp của tỉnh và thực trạng đội ngũ cán bộ, KBNN từng bước thực hiện phân cấp nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cho KBNN cấp dưới theo mức vốn, nguồn vốn để tạo điều kiện cho các CĐT, BQLDA trên địa bàn huyện giao dịch thuận lợi, đồng thời giảm bớt khối lượng công việc kiểm soát thanh toán của Phòng Kiểm soát chi NSNN KBNN tỉnh để dành thời gian nhiều hơn tập trung cho công việc kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ cho các CĐT, KBNN huyện và đánh giá tổng hợp, phân tích tham mưu cho tỉnh về công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN, bên cạnh đó
phòng Kiểm soát chi cũng đã đã mạnh dạn thực hiện chức năng chuyên môn hóa công tác kiểm soát thanh toán đối với các dự án sử dụng nguồn vốn Trái phiếu chính phủ, dự án sử dụng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, điều đó giúp cán bộ làm công tác kiểm soát chi nắm chắc hơn những quy định, cơ chế quản lý tài chính của từng dự án đối với từng nguồn vốn.
1.3.6.3. Bài học kinh nghiệm
Qua thực tiễn hoạt động quản lý chi đầu tư XDCB qua KBNN Thanh Hóa và KBNN Hải Dương, KBNN Tam Dương có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, về mặt chỉ đạo điều hành thực hiện quản lý chi đầu tư XDCB
phải thống nhất để chủ động triển khai đồng bộ và có hiệu quả nhiều biện pháp tích cực nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó cần bám sát vào quy trình, chủ động nghiên cứu văn bản chế độ hướng dẫn trong lĩnh vực đầu tư XDCB để không bị động trong giải quyết các tình huống mới phát sinh trong thực thi công vụ.
Thứ hai, công tác sử dụng và đào tạo cán bộ hợp lý, bố trí đúng người,
đúng việc phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ. Coi trọng việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, động viên khuyến khích cán bộ nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ, coi việc tổ chức, học tập chế độ chính sách, cập nhật kiến thức mới là một yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ, tiến tới tổ chức các buổi học tập như một sinh hoạt thường xuyên trong cơ quan.
Thứ ba, hiện đại hóa chương trình ứng dụng quản lý, kiểm soát thanh
toán vốn đầu tư XDCB. Thực hiện việc tích hợp giữa chương trình ứng dụng này với các chương trình ứng dụng quản lý NSNN khác. Thực hiện việc kết nối thông tin, cơ sở dữ liệu với các sở, ban, ngành để tiến hành trao đổi, cung
cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời cho các cấp, các ngành trong quá trình quản lý, điều hành kế hoạch đầu tư XDCB từ NSNN.
Thứ tư, thực hiện phối hợp chặt chẽ với phòng, ban liên quan trong quá
trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB để kịp thời trao đổi, tìm ra hướng giải quyết đối với những khó khăn, vướng mắc trong thực thi nhiệm vụ. Đồng thời, thực hiện tốt vai trò tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương trong quá trình điều hành NSNN nói chung và trong đầu tư XDCB nói riêng, đảm bảo bố trí sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, không để tồn đọng và gây lãng phí cho NSNN.
Thứ năm, thực hiện tốt công tác tự kiểm tra nội bộ nhằm kịp thời chấn
chỉnh, uốn nắn các sai sót xảy ra trong quá trình quản lý chi đầu tư XDCB.