Hệ thống chỉ tiêu phản ánh chất lượng kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tam dương, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 48)

Các chỉ tiêu chủ yếu đặt ra là việc xem xét chất lượng công tác quản lý đầu tư XDCB qua KBNNN Tam Dương, đặt biệt là việc chấp hành chế độ chính sách, quy trình lập kế hoạch, tổ chức triển khai và kiểm tra giám sát. Chấp hành tiêu chuẩn chế độ theo quy định của nhà nước, giá trị chấp nhận

thanh toán của KBNN với giá trị đề nghị thanh toán của CĐT. Tập trung đánh giá vào các chỉ tiêu sau:

- Số lượng phát hiện ra hồ sơ sai sót trong quá trình quản lý đầu tư XDCB qua KBNN.

- Số tiền tiết kiệm chi thông qua công tác quản lý thanh toán. - Số món từ chối thông qua hoạt động quản lý thanh toán. 2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quy mô quản lý thanh toán.

Các chỉ tiêu chủ yếu đặt ra là việc xem xét quy mô hoạt động quản lý đầu tư XDCB qua KBNN qua các năm thông qua các chỉ tiêu để đánh giá như sau:

- Quản lý chi đầu tư giai đoạn 2016- 2019 qua KBNN Tam Dương. - Số dự án thực hiện quản lý thanh toán qua các năm 2016 -2019. - Số lượng hồ sơ kiểm soát.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KBNN TAM DƢƠNG

3.1. Khái quát về hoạt động quản lý chi đầu tƣ XDCB qua KBNN Tam Dƣơng Dƣơng

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển KBNN Tam Dương

Kho bạc Nhà nước Tam Dương được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 1998 theo Quyết định số 1104/1998/QĐ-BTC ngày 26/8/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trên cơ sở được chia tách từ Kho bạc Nhà nước Tam Đảo.

Đến năm 2004, KBNN Tam Dương được thành lập trên cơ sở chia tách huyện Tam Dương thành hai huyện, Tam Dương và Tam Đảo. Trụ sở đơn vị tại trung tâm thị trấn Hợp Hoà huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, phía trước cơ quan là con đường quốc lộ 2C đi Lập Thạch, Sơn Dương và đi ra Vĩnh Yên. Tổng diện tích cơ quan là: 2.656m2 gồm: trụ sở nhà làm việc và các công trình phụ trợ; với tổng số cán bộ, công chức trong cơ quan là 12 đồng chí (trong đó trình độ đại học là 10 đồng chí, trình độ trung cấp là 2 đồng chí). Trong những năm gần đây do cơ chế luân chuyển cán bộ, sự thay đổi cơ chế quản lý tài chính cho phù hợp với Luật ngân sách đã nảy sinh những khó khăn, vướng mắc trong công tác tổ chức cũng như công tác quản lý quĩ Ngân sách Nhà nước đối với Kho bạc Nhà nước Tam Dương nói riêng và ngành Kho bạc nói chung.

3.1.2. Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN Tam Dương Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN cấp huyện quy định cụ thể tại Quyết định số 4236 - KBNN ngày 08/09/2017

quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh như sau:

+ Cơ cấu tổ chức: Ban lãnh đạo KBNN Tam Dương gồm: 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc; Tổ kế toán 01 Kế toán trưởng, 05 Kế toán viên; Tổ hành chính 02 chuyên viên, 01 nhân viên hành chính.

Mô hình tổ chức bộ máy của KBNN Tam Dương được thể hiện qua sơ đồ 3.1 dưới đây

Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy KBNN Tam Dương

* Về nhiệm vụ:

- KBNN huyện được tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án, dự án thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- KBNN huyện quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, …theo quy định của pháp luật. Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN.

Ban lãnh đạo Tổ Tổng hợp- Hành chính Tổ kế toán

- Thực hiện giao dịch thu - chi tiền bằng tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc.

- Thực hiện công tác kế toán NSNN.

- Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi NSNN, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận đối chiếu số liệu thu, chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc. Thực hiện tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh với các đơn vị liên quan tại Kho bạc.

- Quản lý ngân quỹ Nhà nước tại Kho bạc theo chế độ quy định như việc mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc.

- Thực hiện tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Kho bạc theo quy định.

- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc.

- Quản lý đội ngũ công chức, lao động hợp đồng; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại kho bạc theo quy định.

- Tổ chức thực hiện các chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc giao.

+ Quyền hạn:

Kho bạc Nhà nước Tam Dương có quyền trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; được phép từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng tiêu chuẩn, định

mức, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

3.1.3. Quản lý chi đầu tư XDCB qua KBNN Tam Dương giai đoạn 2016-2020 2020

Thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm, giai đoạn giai đoạn 2016-2020, huyện Tam Dương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế tăng trưởng khá cao cả về tốc độ, quy mô, cả về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được đầu tư tạo cơ sở, điều kiện tốt cho phát triển. Môi trường kinh doanh, đầu tư được cải thiện. Nông nghiệp tạo được nhiều vùng hàng hóa nông sản. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm chưa đạt mục tiêu đề ra; chất lượng tăng trưởng chưa ổn định, vững chắc. Sức cạnh tranh cấp tỉnh, doanh nghiệp và sản phẩm chưa cao. Tiến độ cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm. Môi trường đầu tư, kinh doanh còn hạn chế. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém. Chất lượng các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa xã hội cải thiện còn chậm. Công tác quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB còn chưa thực sự phát huy hết hiệu quả.

Về nguồn vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Tam Dương, từ năm 2016 đến năm 2019 (Chi tiết xem bảng 3.1 dưới đây)

Bảng 3.1: Vốn đầu tư XDCB qua KBNN Tam Dương giai đoạn 2016-2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT CHỈ TIÊU

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng giai đoạn 2016 -2019 Kế hoạch Tỷ trọng (%) Kế hoạch Tỷ trọng (%) Kế hoạch Tỷ trọng (%) Kế hoạch Tỷ trọng (%) Kế hoạch Tỷ trọng (%) A Tổng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN 201 100 271 100 293 100 337 100 1102 100 Trong nước 201 100 271 100 293 100 337 100 1102 100 Ngoài nước 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

I Ngân sách Trung ương 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

1 Trong nước 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

2 Ngoài nước 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

II Ngân sách địa phương 133 66,1 163 60,1 196 66,8 242 71,8 734 66,6

1 Nguồn cân đối NSĐP 133 66,1 163 60,1 196 66,8 242 71,8 734 66,6

Trong nước 133 66.1 163 60,1 196 66,8 242 71,8 734 66,6

Ngoài nước 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

2 Nguồn TW hỗ trợ có mục tiêu 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

3 Nguồn khác (vay tín dụng, vay KBNN) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

III Nguồn TPCP 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Từ bảng 3.1 trên cho thấy:

Về cơ cấu, nguồn vốn đầu tư XDCB qua KBNN Tam Dương kiểm soát thanh toán trên địa bàn huyện Tam Dương chỉ có ngân sách địa phương tham gia đầu tư, chưa có phát sinh các nguồn vốn khác. Nguồn vốn NSĐP tham gia đầu tư những công trình thuộc địa phương quyết định đầu tư, vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Nguồn vốn đầu tư của ngân sách địa phương chiếm tỷ lệ quan trọng trên 60% chi đầu tư XDCB từ NSNN để đầu tư tập trung cho các công trình kết cấu hạ tầng (như giao thông các trục chính, thuỷ lợi, y tế, giáo dục..) không có khả năng thu hồi vốn, tỷ lệ đầu tư giữa các năm với nhau có sự tăng giảm không đều; nếu tính theo cơ cấu vốn đầu tư thì năm 2017 nguồn cân đối NS địa phương đầu tư giảm so với năm 2016 là 6%; nhưng sang năm 2018 tỷ lệ ngân sách địa phương dùng để đầu tư trong năm là 66,8% tăng so với năm 2017 là 6,7% và năm 2019 nguồn cân đối NSĐP tăng 5% so với năm 2018. Nhìn vào số tương đối của nguồn vốn bố trí cho từng năm thì năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2019 tăng so với năm 2016 là 167,6% (từ 201 tỷ lên 337 tỷ).

Vốn đầu tư từ NSNN do KBNN Tam Dương kiểm soát năm sau luôn cao hơn năm trước là do sự phân cấp ngày càng mạnh từ tỉnh, chuyển toàn bộ nguồn vốn đầu tư của ngân sách tỉnh cho các dự án do cấp huyện quyết định đầu tư về cân đối ngân sách cấp huyện, số kế hoạch này được phản ánh chi ngân sách huyện. Nguồn vốn tăng là nguồn lực rất quý cho một huyện trung du, miền núi còn nhiều khó khăn như Tam Dương, nhưng bên cạnh đó nó cũng tạo nên những thách thức trong công tác quản lý vốn khi mà trình độ năng lực của nhiều CĐT chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra. Trong đầu tư, sử dụng, quản lý quyết toán vốn có tình trạng đầu tư dàn trải do nguồn vốn eo hẹp, bố trí vốn không đủ làm kéo dài dự án gây tăng chi phí, giảm hiệu

quả vẫn diễn ra. Về công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư: Một số dự án CĐT chưa bám sát quy hoạch nên khi lập dự án không đảm bảo tính khả thi. Chất lượng hồ sơ dự án chưa tốt nên khi trình cơ quan thẩm định còn phải chỉnh sửa nhiều lần, dẫn đến kéo dài thời gian. Công tác quản lý, thanh toán vốn đầu tư XDCB có tình trạng chậm thu hồi tạm ứng vốn đầu tư còn khá phổ biến, có hiện tượng chạy tạm ứng vào cuối năm để tránh bị xem xét điều chuyển hoặc cắt bớt nguồn vốn. Về công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB: Tình trạng chậm quyết toán vốn đầu tư XDCB vẫn diễn ra. Năng lực, trách nhiệm của CĐT hạn chế; chậm trễ trong giải quyết các vướng mắc khi lập báo cáo quyết toán và thiếu kiểm tra, đôn đốc của cơ quan chức năng; thái độ xử lý vi phạm không cương quyết của người có thẩm quyền là các nguyên nhân chính của tình trạng chậm quyết toán các dự án hoàn thành.

3.2. Phân tích thực trạng quản lý chi đầu tƣ XDCB qua KBNN Tam Dƣơng Dƣơng

3.2.1. Lập kế hoạch tổ chức bộ máy quản lý chi đầu tư XDCB qua KBNN Tam Dương Tam Dương

Thực hiện nhiệm vụ quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN, KBNN Tam Dương tổ chức phân công nhiệm vụ như sau:

Tại KBNN huyện, tổ Tổng hợp có 02 cán bộ, thực hiện kiểm soát thanh toán nguồn vốn ngân sách huyện, xã và các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên như vốn ngân sách tỉnh, vốn chương trình mục tiêu quốc gia.

Mô hình kiểm soát được tổ chức như sau:

Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ của CĐT gửi đến KBNN.

Bước 2: Cán bộ tiến hành kiểm soát hồ sơ (bao gồm hồ sơ ban đầu và

hồ sơ từng lần tạm ứng hoặc thanh toán), hoàn thành các chứng từ thanh toán vốn đầu tư trình Lãnh đạo phụ trách KSC đầu tư ký duyệt.

bộ phận Kế toán.

Bước 4: Bộ phận Kế toán kiểm tra giấy rút vốn đầu tư, trình Lãnh đạo

KBNN phụ trách kế toán ký giấy rút vốn đầu tư. Lãnh đạo KBNN phụ trách kế toán ký giấy rút vốn đầu tư và chuyển trả bộ phận Kế toán.

Bước 5: Bộ phận Kế toán thực hiện các thủ tục chuyển tiền cho đơn vị

thụ hưởng, chuyển lại chứng từ đã thanh toán cho cán bộ KSC đầu tư.

Bước 6: Cán bộ KSC lưu 01 liên chứng từ vào hồ sơ còn lại trả lại chứng từ đã thanh toán cho CĐT.

Sơ đồ 3.2: Quy trình luân chuyển chứng từ đầu tư XDCB qua KBNN Tam Dương

3.2.2. Quy trình quản lý chi đầu tư XDCB qua KBNN Tam Dương 3.2.2.1. Xây dựng và công khai bộ thủ tục hành chính 3.2.2.1. Xây dựng và công khai bộ thủ tục hành chính

Để thực hiện công khai các thủ tục hành chính trong công tác quản lý chi đầu tư XDCB. KBNN Tam Dương đã ban hành và niêm yết công khai bộ thủ tục hành chính theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 áp dụng đối với các khoản chi đầu tư XDCB theo từng giai đoạn đầu tư. Các hồ sơ thủ tục trong thanh

(2) (6) Lãnh đạo KBNN Bộ phận Kế toán (3) CB chuyên quản bộ phận KSC Đơn vị thụ hưởng (1) Chủ đầu tư (BQLDA) (4) (6) (5)

toán vốn đầu tư được KBNN Tam Dương niêm yết công khai tại các phòng nghiệp vụ. Công khai thủ tục hành chính thể hiện tính minh bạch, dân chủ trong công tác quản lý chi đầu tư XDCB. Công khai các thủ tục hành chính gồm:

Bảng 3.2: Danh mục quản lý thủ tục hành chính theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 tại KBNN Tam Dương.

- Kiểm soát thanh toán vốn chuẩn bị đầu tư:

Thứ tự Thành phần hồ sơ, chứng từ Biểu mẫu Số lƣợng

Yêu cầu chứng

thực A Hồ sơ pháp lý (tài liệu gửi một

lần)

1 Tài liệu để mở tài khoản thực hiện

theo Thông tư số 61/2014/TT-BTC 01 Bản chính

2

Văn bản phê duyệt dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư kèm theo dự toán được duyệt;

01

Bản chính hoặc bản sao y bản

chính

3 Văn bản lựa chọn nhà thầu theo

quy định của Luật Đấu thầu; 01

Bản chính hoặc bản sao y bản

chính 4 Hợp đồng giữa CĐT với đơn vị

nhận thầu. 01 Bản chính

B Hồ sơ, chứng từ giải ngân

I Tạm ứng vốn đầu tư

1 Giấy đề nghị tạm ứng Phụ lục

05 03 Bản chính

2 Giấy rút vốn đầu tư C3-01/NS 03 Bản chính

II Thanh toán vốn đầu tư

1 Giấy đề nghị thanh toán Phụ lục

05 03 Bản chính

2 Giấy rút vốn đầu tư C3-01/NS 03 Bản chính

3 Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng C3-02/NS 03 Bản chính

Thứ tự Thành phần hồ sơ, chứng từ Biểu mẫu lƣợng Số

Yêu cầu chứng

thực

thành theo hợp đồng 03A

5 Bảng xác định khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng (nếu có)

Phụ lục

04 01 Bản chính

- Kiểm soát thanh toán vốn thực hiện đầu tư:

Thứ tự Thành phần hồ sơ, chứng từ Biểu mẫu Số lƣợng Yêu cầu chứng thực A Hồ sơ pháp lý

1 Tài liệu để mở tài khoản thực hiện

theo Thông tư số 61/2014/TT-BTC 01 Bản chính

2

Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật kèm quyết định đầu tư của cấp có thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tam dương, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)