Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tam dương, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 79 - 85)

Luật đầu tư công năm 2014 chưa được Quốc hội chỉnh sửa, bổ sung do đó còn nhiều lúng túng trong việc thực hiện phân bổ, giải ngân theo quy trình thủ tục; một số quy định về đầu tư công còn chưa thống nhất, mâu thuẫn khác với quy định tại các Luật khác, các quy định của Quốc hội, Chính phủ. Luật

đầu tư công quy định một trong những điều kiện để chương trình dự án được bố trí vốn trung hạn là phải được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn để thực hiện chương trình, dự án. Trong thực tế khó có thể lập, trình duyệt chủ trương đầu tư tất cả dự án trong kế hoạch trung hạn 5 năm tại thời điểm năm đầu của kế hoạch 5 năm. Mặt khác, mức vốn của chương trình dự án tại thời điểm phê duyệt chủ trương đầu tư có thể không còn phù hợp khi triển khai thực hiện ở các năm sau nhất là những năm về cuối của kế hoạch. Về nguyên tắc khi lập kế hoạch đầu tư công phải có danh mục dự án đăng ký kế hoạch thì mới xác định được khả năng cân đối vốn. Tuy nhiên, để phê duyệt chủ trương đầu tư một công trình và đưa vào đăng ký kế hoạch thì phải dự kiến được khả năng cân đối nguồn vốn. Khi đó, việc xây dựng danh mục dự án đầu tư công sẽ gặp lúng túng và không thống nhất khi thực hiện.

Ngoài ra, tại nghị định 77 (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 120/2018/ NĐ-CP ngày 13/9/2018) có quy định, một trong các điều kiện để các dự án khởi công mới được bố trí kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm là phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư trước ngày 31/10 của năm trước năm kế hoạch. Trong thực tế, nội dung này đã thực sự gây khó khăn cho địa phương. Bởi lẽ, đối với các dự án khởi công mới được đầu tư từ các nguồn thu của địa phương, khi có được nguồn thu được trong năm, một số dự án mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư và trong thực tế không ít trường hợp thời điểm phê duyệt sau mốc thời điểm 31/10 quy định tại Nghị định 77. Như vậy, theo quy định, KBNN sẽ không có cơ sở để giải ngân cho các dự án này. Điều đó cũng làm cho công tác giải ngân vốn đầu tư công bị hạn chế, trong khi nguồn thu của địa phương vẫn có thể bố trí được.

Về điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng , tại khoản 7, Điều 67 Luật đấu thầu năm 2013 quy định “Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp

đồng mà không làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến độ làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét quyết định”; tại Điểm C, khoản 3 Điều 143 Luật xây dựng năm 2014 quy định: “Khi điều chỉnh hợp đồng làm thay đổi mục tiêu đầu tư, thời gian thực hiện hợp đồng, làm vượt dự toán gói thầu xây dựng được duyệt phải được người quyết định đầu tư cho phép” và tại Khoản 3, điều 39 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng đã nêu cụ thể: “Khi điều chỉnh tiến độ hợp đồng không làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng (bao gồm cả thời gian được kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng theo quy định của hợp đồng xây dựng) thì CĐT và nhà thầu thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến độ làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng thì CĐT phải báo cáo Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét quyết định”. Như vậy, cùng điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng nhưng có sự không thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật gây ra sự lúng túng cho các CĐT khi lần đầu gặp tình huống này.

Bên cạnh đó, tại một số công trình, việc nhà thầu không có đủ năng lực, kinh nghiệm thi công xây lắp lại được lựa chọn thực hiện gói thầu đã dẫn đến tiến độ thi công không đạt kế hoach đề ra, làm chậm quá trình giải ngân vốn của công trình dự án. Thêm một điểm nữa, Luật đầu tư công có quy định “Thời gian giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hàng năm được kéo dài sang năm sau. Trường hợp đặc biệt được cấp có thẩm quyền kéo dài thời gian giải ngân nhưng không quá kế hoạch đầu tư trung hạn”. Nội dung này đã làm cho nhiều CĐT, Ban QLDA có tâm lý ỉ lại, không thực sự quyết liệt giải ngân kế hoạch vốn trong năm do quy định vốn vẫn được phép chuyển nguồn sang năm sau để giải ngân tiếp. Đồng thời ở địa phương cũng xuất hiện tình trạng để

dồn việc vào cuối năm mới quan tâm đôn đốc các CĐT, Ban QLDA đẩy nhanh công tác giải ngân vốn. Điều này gây ra sự thiếu chủ động, tâm lý chủ quan và chưa bám sát thực tế trong quá trình thực hiện kế hoạch, quản lý thanh toán vốn đầu tư công ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ giải ngân vốn trong những năm qua.

Hồ sơ thủ tục trong quản lý chi đầu tư XDCB còn khá phức tạp, chưa phù hợp với trình độ quản lý của các CĐT, đặc biệt đối với dự án do cấp xã làm CĐT, phổ biến tình trạng hồ sơ pháp lý dự án do bên nhận thầu làm sau đó CĐT chỉ việc ký. Bên cạnh đó, cơ chế xử phạt trong đầu tư XDCB chưa thực hiện nghiêm, đặc biệt các chế tài trong đấu thầu và thực hiện hợp đồng giữa bên A và bên B chưa được tôn trọng, hợp đồng sao chép không thực tế đối với từng công trình.

Ý thức chấp hành chính sách, chế độ về đầu tư của một số các CĐT chưa nghiêm, đồng thời địa phương cũng chưa chấp hành đúng quy định về việc phân bổ kế hoạch, điều kiện ghi kế hoạch, dẫn đến việc phân bổ kế hoạch còn dàn trải, thiếu thủ tục và chưa đồng bộ. Ngoài ra, việc chấp hành chế độ quyết toán vốn của một số CĐT chưa nghiêm, nên cho đến nay còn nhiều dự án tuy hoàn thành và đã đưa vào sử dụng nhưng CĐT vẫn chưa thực hiện việc quyết toán, dẫn đến tồn đọng tài khoản với số lượng lớn.

Quy trình quản lý chi đầu tư XDCB còn nhiều bất cập và chưa được bổ sung, điều chỉnh kịp thời khi nhà nước có sự thay đổi về cơ chế, chính sách. Quy trình chưa bao quát hết các nội dung kiểm soát thanh toán đầu tư XDCB, và nằm ở nhiều văn bản khác nhau như kiểm soát thanh toán đầu tư XDCB nguồn vốn trong nước, kiểm soát thanh toán đầu tư XDCB nguồn vốn ngoài nước, kiểm soát thanh toán đầu tư XDCB vốn chương trình mục tiêu, kiểm soát thanh toán đầu tư XDCB nguồn vốn TPCP. Biểu mẫu chứng từ sử dụng trong đầu tư XDCB còn không đồng nhất gây khó hiểu, khó làm cho Chủ đầu

tư và cơ quan thanh toán. (như bảng xác định KLHT theo TT 08/2016/TT- BTC khác của TT 28/2012/TT-BTC).

Kiến thức hiểu biết về lĩnh vực xây dựng đầu tư XDCB của cán bộ có hạn do chỉ được đào tạo về lĩnh vực tài chính trong các trường kinh tế, số lượng văn bản về công tác nói chung, đầu tư XDCB nói riêng rất lớn, thường xuyên sửa đổi, ngoài ra cán bộ cấp huyện còn kiêm nhiều việc khác theo quy định về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức trong KBNN cấp huyện do đó việc cập nhật các văn bản mới có khi chưa kịp thời nên có biểu hiện giải quyết công việc theo cảm tính, thói quen, dẫn đến khi kiểm soát lại phát hiện hồ sơ chưa đảm bảo nên khách hàng phải đi lại nhiều lần. Trong quá trình kiểm soát thanh toán không báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc với lãnh đạo để thống nhất hướng giải quyết dẫn đến công việc bị ách tắc, trì trệ.

Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước còn thiếu chặt chẽ và chưa đồng bộ. Đặc biệt sự phối hợp giữa KBNN với Phòng Tài chính huyện trong việc nhập dự toán vào chương trình TABMIS. Theo quy định, sau khi có quyết định phân bổ kế hoạch của cấp có thẩm quyền, Phòng Tài chính có trách nhiệm nhập dự toán cho các dự án đầu tư vào chương trình TABMIS để KBNN có nguồn thanh toán. Tuy nhiên Phòng Tài chính không nhập kịp thời kế hoạch vốn trên TABMIS dẫn đến tình trạng nhiều dự án đã có đủ hồ sơ thanh toán nhưng khi Kho bạc kiểm soát thanh toán mới phát hiện thiếu dự toán của cơ quan Tài chính. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian giải ngân trong hoạt động đầu tư XDCB.

Kết luận chƣơng 3: Trong giai đoạn 2016-2019, quản lý chi đầu tư

XDCB trên địa bàn huyện Tam Dương có xu hướng gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh; quy trình quản lý chi đầu tư XDCB trên địa bàn cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, Quy trình quản lý chi đầu

tư XDCB tại huyện Tam Dương vẫn còn một số bất cập. Nội dung Chương này tác giả đã đi sâu phân tích, chứng minh bằng các số liệu cụ thể nhận định trên; từ đó đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và tìm ra được nguyên nhân của những hạn chế. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất một số giải pháp tác giả sẽ trình bày ở Chương 4. Các giải pháp sẽ tập trung vào những hạn chế và nguyên nhân và giải quyết các nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất để tăng cường, nâng cao chất lượng công tác quản lý chi đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Tam Dương trong thời gian tới.

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƢ XÂY

DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC TAM DƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tam dương, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)