Hoàn thiện công tác kiểm tra, tự kiểm tra hoạt động quản lý chi đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tam dương, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 91 - 101)

4.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra, tự kiểm tra hoạt động quản lý chi đầu tư XDCB qua KBNN XDCB qua KBNN

Việc thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nội bộ giúp cho KBNN kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm, hạn chế rủi ro khách quan và chủ quan đem lại. Tuy nhiên trong những năm vừa qua, công tác thanh, kiểm tra trong lĩnh vực đầu tư XDCB còn chưa được coi trọng. Số đợt được kiểm tra còn ít, chất lượng công tác kiểm tra còn hạn chế nên chưa góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng công tác quản lý chi đầu tư XDCB. Công tác tự kiểm tra đã được thực hiện thường xuyên tuy nhiên còn mang tính hình thức, đối phó, chưa phát hiện được những sai sót của hồ sơ thanh toán. Vì vậy, KBNN Tam Dương cần đề nghị KBNN tỉnh tăng cường công tác thanh kiểm tra, tăng số đợt và mở rộng phạm vi kiểm tra, áp dụng biện pháp kiểm tra chéo giữa các KBNN huyện, giữa các cán bộ làm công tác chi đầu tư XDCB. Có như vậy mới kịp thời phát hiện, uốn nắn những sai phạm, nâng cao nhận thức cho cán bộ làm công tác . Đối với công tác kiểm tra việc sử dụng vốn đầu tư của các CĐT.

Hiện nay, KBNN đang thực hiện chức năng kiểm soát thanh toán trên cơ sở hồ sơ tài liệu, chức năng kiểm tra còn chưa được hoàn thiện, chưa có các quy định về xử lý các sai phạm trong quá trình kiểm soát thanh toán nên ý thức chấp hành của các CĐT chưa nghiêm. Ngày 24/4/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 54/2014/TT-BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN theo Nghị định số 192/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Đây là một cơ chế hết sức quan trọng đối với công tác đầu tư XDCB, góp phần ngăn chặn các sai phạm và nâng cao ý

thức chấp hành của CĐT trong quá trình thanh toán. Trước mắt, KBNN Tam Dương cần phổ biến, tuyên truyền rộng rãi tới các đơn vị sử dụng NSNN, các CĐT về các hành vi vi phạm, các hình thức xử phạt hành chính trong quá trình đầu tư quản lý đầu tư XDCB.

4.2.4. Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý chi đầu tư XDCB

Quản lý chi đầu tư XDCB là một lĩnh vực phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan quản lý nhà nước. Công tác chi đầu tư XDCB chỉ là một khâu trong hoạt động đầu tư XDCB. Để hoạt động quản lý chi đầu tư XDCB được thuận lợi, thông suốt, KBNN Tam Dương cần tăng cường phối hợp với các cơ quan như Phòng Tài chính, Phòng hạ tầng kinh tế, Ban quản lý dự án huyện Tam Dương. Cụ thể:

- Phối hợp với Phòng Tài chính -Kế hoạch trong khâu thẩm tra phân bổ kế hoạch vốn hàng năm đảm bảo các dự án được phân bổ kế hoạch có đầy đủ các thủ tục đầu tư theo quy định. Tham gia ý kiến với Phòng Tài chính -Kế hoạch trong công tác tham mưu giúp UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác giải ngân vốn đầu tư. Đây là giải pháp rất quan trọng giúp cho công tác quản lý chi đầu tư XDCB được thuận lợi, thông suốt, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân và tiến độ triển khai các dự án đầu tư.

- Phối hợp chặt chẽ với Phòng Tài chính trong công tác nhập dự toán vốn đầu tư XDCB vào hệ thống TABMIS. Thường xuyên đối chiếu, rà soát đảm bảo các dự án đầu tư được phân bổ kế hoạch vốn đều được Phòng Tài chính nhập dự toán kịp thời. Như vậy khi dự án có đủ thủ tục thanh toán, KBNN mới thanh toán kịp thời cho các CĐT.

- Phối hợp với Phòng Hạ tầng kinh tế trong công tác đào tạo, tập huấn, hướng dẫn cho các CĐT và cán bộ kiểm soát thanh toán những kiến thức về quản lý chi đầu tư XDCB. Tham gia các hội nghị tập huấn do UBND tỉnh tổ

chức, phối hợp với các ngành phổ biến các văn bản chế độ, quy trình thủ tục về công tác quản lý chi đầu tư XDCB. Qua đó, giúp cho các CĐT nắm bắt được các quy định về kiểm soát thanh toán, góp phần giảm bớt những sai sót về hồ sơ thủ tục, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư.

- Thống nhất các biểu mẫu báo cáo, các đối chiếu có các yêu cầu quản lý tương đồng chỉ nên làm một loại để giảm bớt các thao tác thực hiện của cán bộ, tránh mất thời gian không đáng có. Đề nghị Bộ Tài chính xem xét các biểu mẫu thanh toán khối lượng hoàn thành thống nhất một loại từ NSĐP đến NSTW và phù hợp với các quy định liên quan khác về xây dựng của Bộ xây dựng ban hành.

4.2.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi đầu tư XDCB

Hiện nay tại KBNN Tam Dương chỉ ứng dụng một chương trình THBC_DTKB_LAN để phục vụ một số báo cáo thống kê theo Thông tư 82/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 (thay thế thông tư số 99/2013/TT-BTC ngày 26/7/2013) và Thông tư số 85/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 (thay thế TT 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010), vì thế các thông tin quản lý dự án chưa được quản lý và kiểm soát đầy đủ như: Quyết định lựa chọn nhà thầu; số và ngày của hợp đồng; số và ngày của các Quyết định đầu tư..., gây khó khăn trong việc cung cấp số liệu báo cáo đòi hỏi nhiều thông tin cho các cấp lãnh đạo. Do đó thời gian tới cần xây dựng một chương trình quản lý được đầy đủ các thông tin dự án từ khi giao nhận hồ sơ khởi không đến khi tất toán tài khoản để giảm thiểu tác nghiệp thủ công như hiện nay và chương trình đó phải kết nối với hệ thống TABMIS để việc tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo được thuận lợi, đảm bảo đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác chỉ đạo điều hành. Chương trình sẽ giúp cho Lãnh đạo quản lý được số bộ hồ sơ đã nhận, thời gian giải quyết hồ sơ có đảm bảo thời hạn hay không, số hồ sơ tồn đọng

chưa giải quyết, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động chi đầu tư XDCB, hạn chế được những biểu hiện sách nhiễu, phiền hà trong đầu tư XDCB.

4.3. Một số kiến nghị về hoạt động quản lý chi đầu tƣ XDCB từ NSNN qua KBNN.

+ Về văn bản, chế độ chính sách

Cần nghiên cứu và sớm sửa đổi những quy định chưa phù hợp với thực tế cũng như chưa thống nhất tại Luật đầu tư công, Luật xây dựng, Luật đất đai... và các văn bản hướng dẫn có liên quan để hoàn thiện thể chế về đầu tư công theo hướng thống nhất, minh bạch, bám sát thực tiễn. Ví dụ như quy định cụ thể về nguồn vốn đầu tư công, phân loại nguồn vốn, phạm vi điều chỉnh, điều kiện áp dụng; phân loại dự án, thống nhất giữa kế hoạch đầu tư công trung hạn theo luật đầu tư công và kế hoạch tài chính 5 năm theo Luật NSNN năm 2015; đồng thời, các quy trình, thủ tục liên quan cũng cần sửa đổi, tinh gọn với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính.

Cần nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý quy hoạch phát triển làm căn cứ xây dựng các chương trình và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Trước mắt, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quy hoạch để có thể triển khai ngay công tác lập mới quy hoạch cho giai đoạn 2021 – 2030 theo hướng đổi mới cách thức lập và quản lý, tạo sự thống nhất, đồng bộ, khắc phục những bất cập hiện nay.

Cần thống nhất các nội dung về điều chỉnh hợp đồng giữa các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó cần thống nhất thời gian tiếp nhận, kiểm soát và giải ngân vốn đầu tư công của cơ quan thanh toán để có cơ sở quy trách nhiệm khi có sự ách tắc xảy ra làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của CĐT và nhà thầu.

+ Về thời hạn phê duyệt dự án đầu tư

khởi công mới phải có quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền trước ngày 31/10 năm trước năm kế hoạch. Tuy nhiên đối với các dự án khởi công mới được đầu tư từ nguồn thu để lại và nhất là các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách huyện, ngân sách xã do tính chất nguồn thu không ổn định, tính chủ động không cao thì việc lập và phê duyệt dự án trước ngày 31/10 năm trước năm kế hoạch là rất khó thực hiện sát đúng. Do vậy, KBNN Tam Dương kiến nghị thay vì quy định “Các dự án khởi công mới phải có quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền trước ngày 31/10 năm trước năm kế hoạch” chỉ nên quy định “Các dự án khởi công mới có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

Kết luận Chƣơng 4: Trên cơ sở nghiên cứu quy hoạch tổng thể phát

triển KT-XH huyện Tam Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; kế hoạch phát triển KT-XH và đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 tại địa phương để thấy được xu hướng chi đầu tư XDCB những năm tới; tại Chương này, tác giả đề xuất 5 giải pháp: Hoàn thiện kế hoạch tổ chức quản lý chi XDCB qua KBNN; hoàn thiện đổi mới nội dung quy trình quản lý chi đầu tư XDCB qua KBNN; Hoàn thiện công tác kiểm tra và tự kiểm tra hoạt động quản lý chi đầu tư XDCB qua KBNN; tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác quản lý chi đầu tư XDCB; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi đầu tư XDCB qua KBNN.

KẾT LUẬN

Qua những nghiên cứu về quản lý chi đầu tư XDCB và thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN và các nhân tố ảnh hưởng giúp cho chúng ta có được tư duy và cách nhìn nhận khách quan, khoa học trong việc đánh giá thực trạng công tác quản lý chi đầu tư XDCB qua KBNN, quản lý vốn đầu tư XDCB là trách nhiệm của các ngành, các cấp từ khâu lập, thẩm định phân bổ dự toán, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB. Trong đó, KBNN giữ vai trò quan trọng trong khâu kiểm soát thanh toán với chức năng là cơ quan kiểm soát cuối cùng trước khi vốn đầu tư XDCB của nhà nước ra khỏi quỹ NSNN.

Mô hình của hệ thống KBNN được tổ chức theo hệ thống ngành dọc thống nhất từ trung ương đến địa phương. Song song với sự hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư XDCB của nhà nước, KBNN đã kịp thời xây dựng chế độ văn bản hướng dẫn công tác quản lý chi đầu tư XDCB đảm bảo thông suốt, không để ách tắc; vừa tổng hợp thông tin báo cáo phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của các cấp quản lý. Hệ thống KBNN đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong lĩnh vực quản lý, thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN các cấp.

Quản lý, thanh toán vốn đầu tư là một trong những nhiệm vụ quan trọng của KBNN trong giai đoạn hiện nay. Với ý nghĩa là cơ quan kiểm soát cuối cùng trong việc quản lý chi đầu tư XDCB của NSNN, thông qua công tác đầu tư XDCB, KBNN đã hoàn thành tốt vai trò và nhiệm vụ của mình, công tác thanh toán đơn giản về hồ sơ, thủ tục; đảm bảo thời gian theo quy định nhưng vẫn chặt chẽ đúng quy trình; góp phần chống thất thoát lãng phí vốn cho Nhà nước, hạn chế những tiêu cực, những chi phí không hợp lý, làm cho vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư. Như vậy nếu như chi đầu tư XDCB là cần thiết trong

giai đoạn hiện nay thì vai trò của quản lý chi đầu tư XDCB qua KBNN càng được khẳng định hơn bao giờ hết.

Quản lý chi đầu tư XDCB là lĩnh vực phụ thuộc vào nhiều nhân tố tác động, không chỉ là cơ chế chính sách, con người mà còn thuộc mạnh mẽ về các điều kiện khách quan khác. Song, những nỗ lực cải cách, đổi mới trong công tác đầu tư XDCB những năm qua trên các mặt đã mang lại những kết quả nhất định. Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của tầng lớp nhân dân làm tăng trưởng an sinh và phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, hoạt động chi đầu tư còn là một quá trình phức tạm và còn nhiều bất cập từ khâu phê duyệt dự án, thực hiện dự án cho đến khi dự án được cấp quyết định đầu tư phê duyệt quyết toán. Trong những năm qua phát huy những thành tích đạt được, KBNN Tam Dương đang hướng tới nâng cao và đổi mới nội dung công tác quản lý đầu tư XDCB, vừa đảm bảo thanh toán vốn kịp thời đúng, đủ an toàn hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước vừa chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng. Để nghiên cứu giải quyết vấn đề này, luận văn nghiên cứu đề tài khoa học “Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc đã đi sâu nghiên cứu và làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản sau:

Một, hệ thống hoá và trình bày tổng quan những nội dung cơ bản về cơ

sở lý luận và thực tiễn quản lý đầu tư XDCB qua KBNN. Từ đó, đề tài tiếp tục mạch tư duy hệ thống các vấn đề tiếp theo.

Hai, đề tài đã phân tích thực trạng hoạt động quản lý chi đầu tư XDCB

trên địa bàn huyện Tam Dương giai đoạn 2016-2019 và công tác quản lý chi đầu tư XDCB qua KBNN Tam Dương để có những đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân thuộc về yếu tố khách quan cũng như chủ quan để tìm ra giải pháp phù hợp.

trung ương và KBNN Tam Dương trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý chi đầu tư XDCB, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư XDCB qua KBNN Tam Dương ở Chương 4.

Đây là một đề nghiên cứu bao hàm cả lý luận và thực tiễn, tác giả đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Mặc dù vậy, nội dung của đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả mong muốn nhận được những đóng góp quý báu của các Thầy, Cô và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, 2008. Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi Ngân sách Nhà nước qua

Kho bạc Nhà nước. Hà Nội

2. Bộ Tài chính, 2011. Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất

đầu tư thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước. Hà Nội.

3. Bộ Tài chính, 2012. Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.

Hà Nội.

4. Bộ Tài chính, 2016. Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 về quản

lý và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư nguồn Ngân sách Nhà nước. Hà

Nội.

5. Bộ Tài chính, 2016. Thông tư 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 sửa đổi bổ sung Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 về quản lý và

kiểm soát thanh toán vốn đầu tư nguồn Ngân sách Nhà nước. Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tam dương, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 91 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)