Kinh nghiệm quản lý, phát triển nguồn nhân lực phát thanh,truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại đài phát thanh và truyền hình tỉnh phú thọ (Trang 29 - 31)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý, phát triển nguồn nhân lực phát thanh,truyền

hình trong nước

1.2.1.1.Kinh nghiệm của Đài PT-TH tỉnh Vĩnh Phúc

Truyền hình là lĩnh vực truyền thông có công nghệ tiên tiến, hiện đại, đòi hỏi NNL phải được đào tạo bài bản, chuyên sâu tại các trường đại học về trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đến nay, lực lượng lao động của Đài đã khẳng định được trình độ tiếp cận khoa học công nghệ của mình, cơ bản đã đáp ứng được hầu hết các giai đoạn sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình.

Để có một lực lượng lao động đủ về số lượng, đồng bộ về chất lượng và cơ cấu như hiện nay, Đài PT-TH tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện một số biện pháp, như:

(i) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý NNL; rà soát, đánh giá đội ngũ NNL từ đó sàng lọc tinh giảm những người không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

(ii) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; phân nhóm đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng; khuyến khích và có chính sách khen thưởng người lao động tự học tập về chuyên môn kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ nhằm nâng cao trình độ của bản thân phục vụ tốt công việc được giao; liên kết đào tạo với nước ngoài để lựa chọn cán bộ cử đi học tập tại các nước tiên tiến trên thế giới nhằm tiếp thu những công nghệ cao.

(iii) Ban hành các chính sách thu hút, đãi ngộ như: Chính sách tuyển dụng, chính sách tiền lương, tiền thưởng, đề bạt nhằm thu hút nhân tài và ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Đài PT-TH tỉnh Thái Bình

Trước yêu cầu phát triển mới của tỉnh, Phát thanh - Truyền hình Thái Bình cần phải vươn lên đáp ứng vai trò của một cơ quan báo chí chủ lực, thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước tới các tầng lớp nhân dân; phát huy vai trò to lớn của nhân dân trong phát triển KT-XH; quảng bá hình ảnh, góp phần thu hút các nguồn lực trong và ngoài tỉnh vì sự giàu mạnh của quê hương, đất nước. Để đạt được điều này, vấn đề mà Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình chú trọng đầu tiên đó là nâng cao chất lượng quản lý nguồn nhân lực, thông qua các biện pháp như:

(i) Đổi mới phương thức hoạt động và quản lý. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức theo hướng chuyên nghiệp hóa, chuyên sâu hóa, đặc biệt là cán bộ quản lý và cán bộ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất chương trình.

(ii)Hoàn thiện tổ chức bộ máy. Xây dựng và phê duyệt Đề án vị trí việc làm, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, phóng viên, kỹ thuật viên, dẫn chương trình ... Tập trung quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, biên tập viên, phóng viên và kỹ thuật viên giỏi. Thực hiện cơ chế thu hút, tuyển chọn nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho sự nghiệp phát triển PT-TH của tỉnh. Từng bước sắp xếp, đào tạo lại nhân lực làm công tác truyền dẫn phát sóng tại Đài tỉnh và các trạm phát lại để có phương án tinh giản số biên chế, lao động hợp đồng hiện có theo lộ trình số hóa của Chính phủ.

(iii) Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực. Về chuyên môn, Đài đã tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam mở lớp hoặc cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên và đội ngũ quản lý. Về chính trị, từng bước chuẩn hóa trình độ chính trị cử nhân hoặc cao cấp Lý luận chính trị đối với đội ngũ phóng viên, biên tập và lãnh đạo Trưởng, phó phòng trở lên.

(iv)Phát hiện kịp thời những nhân tố có năng lực và triển vọng để tập trung đào tạo bồi dưỡng trở thành những cán bộ giỏi, có chuyên môn vững vàng, trong đó lưu ý các lĩnh vực: Cán bộ quản lý; đạo diễn; biên kịch; dẫn chương trình; cán bộ kỹ thuật - công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại đài phát thanh và truyền hình tỉnh phú thọ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)