Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Đài phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại đài phát thanh và truyền hình tỉnh phú thọ (Trang 74 - 76)

5. Bố cục của luận văn

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Đài phát

thanh truyền hình tỉnh Phú Thọ

4.2.1.Hoàn thiện tổ chức bộ máy đi đôi với đổi mới công tác hoạch định phát triển nguồn nhân lực

* Hoàn thiện tổ chức bộ máy

Mọi hoạt động trong một tổ chức đều chịu sự điều hành quản lý của Ban lãnh đạo (Ban giám đốc) và hoạt động quản trị nhân lực cũng không nằm ngoài quy luật đó. Do vậy muốn nâng cao hiệu quả của hoạt đông quản trị nhân lực tại đơn vị thì trước hết Ban giám đốc phải hiểu được vai trò của sự phát triển hoạt động quản trị nhân lực tại đơn vị. Song song với việc nắm vững những chức năng, vai trò này, Ban giám đốc Đài PT - TH tỉnh Phú Thọ cũng cần có định hướng thực hiện các nhiệm vụ một cách rõ ràng, phù hợp và mang tính khả thi. Muốn vậy, lãnh đạo Đài phải đặt lên hàng đầu vấn đề đầu

tư cho con người, coi đó là đầu tư cơ bản nhất cho sự phát triển của Đài trong tương lai. Tiếp đến là phải coi đào tạo là bản lề của việc nâng cao trình độ, năng lực của nhân viên nên phải đầu tư thích đáng.

* Đổi mới công tác hoạch định phát triển nguồn nhân lực

Hiện tại, quá trình hoạch định nhân lực của Đài PT - TH tỉnh Phú Thọ còn chưa có qui trình cụ thể, vì vậy đã gây nên sự bị động, lúng túng cho Đài trong hoạt động của mình. Theo tác giả, để nâng cao hiệu quả công tác hoạch định nhân lực, trong thời gian tới Đài có thể tham khảo và áp dụng quy trình hoạch định của Đài Truyền hình thành phố Vĩnh Phúc đã thực hiện. Đó là quy trình hoạch định NNL gồm 4 bước như sau:

Bước 1: Dự báo nhu cầu

Đây là bước cán bộ quản lý các phòng, ban bộ phận đề ra nhu cầu và dự báo nhu cầu, sau đó ước tính lượng lao động cần thiết đáp ứng hoạt động của phòng, ban mình bằng cách quan tâm tới các yếu tố sau:

+ Số lượng lao động biến động

+ Chất lượng và nhân cách của người lao động

+ Quyết định nâng cấp chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ + Những thay đổi về khoa học kỹ thuật và mở rộng sản xuất + Nguồn kinh phí hàng năm

Bước 2: Đề ra chính sách

Sau khi các nhân viên phòng Tổ chức hành chính phân tích và đối chiếu giữa nhu cầu về lao động và nguồn kinh phí của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Phú Thọ nhờ vào hệ thống thông tin, họ sẽ đề xuất một số chính sách, thủ tục và kế hoạch cụ thể về hoạch định nhân sự. Nếu Đài PT - TH tỉnh Phú Thọ có đủ khả năng cung ứng nguồn nhân lực theo nhu cầu, Đài PT - TH tỉnh Phú Thọ có thể cân nhắc sử dụng nguồn nội bộ và tiến hành sắp xếp, bố trí lại lực lượng lao động cho hợp lí. Trong trường hợp dư thừa hoặc

thiếu nhân viên Trưởng phòng Tổ chức hành chính phải cân nhắc, tính toán lại cho phù hợp với nhu cầu thực tại và trình giám đốc phê duyệt.

Bước 3: Thực hiện các kế hoạch

Nhân viên phòng Tổ chức hành chính phải phối hợp với quản lý các bộ phận liên hệ để thực hiện chương trình và kế hoạch theo nhu cầu.

Trong trường hợp thiếu lao động hay thiếu nhân viên theo đúng khả năng, Ban giám đốc sẽ phải điều tiết, bố trí, sắp xếp lại công việc như thế nào đối vơi đội ngũ nhân viên theo đúng khả năng và công việc, đúng trình độ chuyên môn của họ. Nếu lượng nhân viên hiện có không đủ khả năng đáp ứng công việc nên có chỉ tiêu tuyển dụng và đào tạo mới.

Còn nếu dư thừa lao động, thì cán bộ quản lý phải sử dụng các biện pháp cân bằng cung cầu nhân lực sẽ là: hoặc hạn chế việc tuyển dụng; hoặc là chia sẻ công việc. Thông thường thì các Đài đều lựa chọn phương án 1.

Bước 4: Kiểm tra và Đánh giá

Trong mỗi giai đoạn, các Trưởng phòng và cán bộ phòng Tổ chức hành chính phải thường xuyên kiểm soát xem các kế hoạch và chương trình có phù hợp với mục tiêu đề ra hay không, sau đó rút ra những bài học, kinh nghiệm cần thiết cho công tác hoạch định nhân sự của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại đài phát thanh và truyền hình tỉnh phú thọ (Trang 74 - 76)