Hoạt động quản lý nguồn nhân lực tại Đài PT-TH tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại đài phát thanh và truyền hình tỉnh phú thọ (Trang 44 - 65)

2.3.2 .Các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý nguồn nhân lực

3.2. Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Đài PT-TH tỉnh

3.2.2. Hoạt động quản lý nguồn nhân lực tại Đài PT-TH tỉnh Phú Thọ

3.2.2.1.Hoạch định nguồn nhân lực

Để hoạch định nguồn nhân lực được chính xác, và có tác động tốt đến hoạt động quản trị NNL của mình, hàng năm Đài PT - TH tỉnh Phú Thọ đều thực hiện công việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực.

Trong công tác dự báo cầu nhân lực, Đài PT - TH tỉnh Phú Thọ xác định số lượng lao động và cơ cấu lao động trong năm tiếp theo trên cơ sở chỉ tiêu được phân bổ của Sở Nội vụ và nhu cầu lao động do các phòng ban. Phòng Tổ chức hành chính có nhiệm vụ tổng hợp nhu nhân lực của toàn Đài và trình lên Ban giám đốc ký duyệt.

Việc xác định số lượng lao động, loại lao động cần tuyển được tiến hành dựa trên bảng cân đối giữa lao động trong năm hiện tại và lao động trong dự tính trong năm tới. Trong đó, số lượng và cơ cấu lao động trong năm hiện tại được xác định thông qua công tác đánh giá, rà soát lao động (công việc được cán bộ phòng Tổ chức hành chính tiến hành định kì). Việc xác định nhu cầu số lượng, cơ cấu lao động trong kỳ kế hoạch được xây dựng thông qua nhu cầu lao động tại các bộ phận phòng ban chức năng (được cán bộ quản lý tại các đơn vị này thống kê đánh giá và gửi lên phòng Tổ chức hành chính). Cụ thể, khi có lao động nghỉ việc, cán bộ quản lý tại các bộ phận sẽ chuyển thông tin sang tổ chức hành chính (việc này được theo dõi thường xuyên) để phòng này trình lên Ban giám đốc. Hay khi Đài phát sóng lên vệ tinh thì khối lượng công việc tăng lên gấp nhiều lần, đòi hỏi số lượng nhân sự nhiều hơn, nhất là đội ngũ phóng viên và biên tập viên. Thông thường, Ban giám đốc sẽ lựa chọn tuyển thêm lao động mới hoặc để các cán bộ kiêm nhiệm thêm công việc. Đánh giá công tác hoạch định nhân lực của Đài PT-TH tỉnh Phú Thọ được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4. Đánh giá công tác hoạch định nhân lực tại Đài PH-TH tỉnh Phú Thọ

Tiêu chí Điểm Ý nghĩa

1.Việc hoạch định nhân lực diễn ra thường xuyên 2,41 Trung bình

2.Thực hiện dự báo nhân lực mang tính dài hạn 2,22 Trung bình

3.Hoạch định nhân lực đã đảm bảo tiến độ công việc 2,15 Trung bình

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Qua việc điều tra về công tác hoạch định nhân lực tại Đài PT-TH tỉnh Phú Thọ ta thấy việc hoạch định nhân lực của Đài thực hiện chưa được tốt. Khi đánh giá về “công tác hoạch định nhân lực diễn ra thường xuyên”chỉ đạt

ở mức trung bình với số điểm bình quân là 2,41. Bên cạnh đó khi đánh giá về dự báo nhân lực của Đài thì cán bộ, nhân viên tại Đài cho rằng quá trình chỉ mang tính ngắn hạn nên số điểm trung bình chỉ đạt ở mức 2,15.

3.2.2.2.Tuyển dụng nguồn nhân lực

Tuyển dụng nhân lực tại Đài PT - TH tỉnh Phú Thọ được tiến hành theo một tiến trình gồm 7 bước như sau:

Bước 1: Lập yêu cầu tuyển dụng

Công việc này được làm từ dưới lên. Phòng, ban nào có nhu cầu nhân sự thì lãnh đạo phòng viết phiếu yêu cầu công việc rồi chuyển tới Trưởng phòng Tổ chức hành chính. Sau khi xem xét, thẩm định nhu cầu của các Phòng, ban, Trưởng phòng TCHC sẽ chuyển trình giám đốc Đài giải quyết.

Bước 2: Xem xét phê duyệt

Đây là công việc của Ban giám đốc. Sau khi Hội đồng Đài xem xét yêu cầu nhân sự có thật sự cần thiết hay không, thì những yêu cầu được coi là hợp lý sẽ được phê duyệt để Phòng hành chính tổ chức tuyển dụng.

Bước 3: Thông báo tuyển dụng

Việc tuyển dụng được thông báo công khai bằng văn bản tại cơ quan, hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, như báo, đài, hay trên Website của Đài. Nội dung thông báo nói rõ yêu cầu cụ thể đối với người tham gia dự tuyển.

Bước 4: Nhận hồ sơ

Phòng Tổ chức hành chính chịu trách nhiệm nhận và kiểm tra hồ sơ của người tham dự tuyển chọn. Hồ sơ ứng viên gồm: Đơn xin việc; Sơ yếu lý lịch; Giấy khám sức khoẻ; Bản sao văn bằng tốt nghiệp; Bản sao kết quả học tập; Bản sao chứng chỉ Tiếng Anh, Tin học và các văn bằng khác; và 02 ảnh 4 x 6 cm. Hiện tại, Đài vẫn sử dụng mẫu sơ yếu lí lịch theo mẫu chung của Bộ Lao

động Thương binh và Xã hội (bộ hồ sơ có bán rất nhiều trên thị trường). Đây là mẫu áp dụng chung cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề nên các thông tin thu thập theo mẫu này thường mang tính đại chúng, không sát hợp với những yêu cầu có tính đặc thù của lĩnh vực PT - TH. Vì vậy, các thông tin cung cấp cho việc tuyển dụng bị hạn chế rất nhiều. Cụ thể, theo mẫu đó, rất nhiều thông tin cần thiết cho nhân lực của ngành như: kinh nghiệm làm việc, các kĩ năng nghề nghiệp với vị trí ứng tuyển,… thì lại không có. Trong khi đó, các thông tin không cần thì lại khá nhiều, ví dụ như thông tin về hoạt động của cha mẹ ứng viêm trước năm 1945, 1975 làm gì ở đâu.

Những hạn chế về biểu mẫu hồ sơ như trên đã gây khó cho các nhà tuyển dụng của Đài trong việc lựa chọn được những ứng viên thích hợp mà Đài cần. Vì vậy, những năm gần đây Đài đã kết hợp nhiều phương pháp tuyển dụng khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NNL sau khi được tuyến dụng.

Bước 5: Phỏng vấn

Công việc này do phòng Tổ chức hành chính chịu trách nhiệm thực hiện. Phòng này sẽ phỏng vấn sơ bộ về những vấn đề có liên quan đến công việc. Sau đó, những người đạt được yêu cầu của cuộc phỏng vấn này sẽ được bố trí vào các vị trí công việc cụ thể để tiếp tục thực hiện phỏng vấn sâu ở vòng sau.

Bước 6: Thử việc

Các bộ phận chuyên môn sẽ thực hiện nhiệm vụ này. Theo đó, các ứng viên sẽ được giao thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó. Đây là lúc để các ứng viên bộc lộ được khả năng có liên quan đến công việc; còn Ban giám khảo sẽ thông qua đó mà đánh giá năng lực của người xin việc. Trên cơ sở xem xét kết hợp trả lời câu hỏi phỏng vấn và việc làm thực tế của người xin việc, Hội đồng sẽ đưa ra quyết định lựa chọn ứng viên tốt nhất cho vị trí công việc mà Đài đang cần.

Bước 7: Làm thủ tục nhận việc

Đây là bước cuối cùng của quá trình tuyển chọn nhân sự. Những người trúng tuyển sẽ làm thủ tục nhận việc. Hoặc được bố trí công việc theo các hình thức hợp đồng.

Về tiến hành kiểm tra trình độ, cũng như các yêu cầu của công việc, Đài PH -TH tỉnh Phú Thọ có một hệ thống ngân hàng câu hỏi thể hiện cả kiến thức chung về quản lý nhà nước, về ngành PT - TH và kiến thức chuyên ngành liên quan đến vị trí cần tuyển dụng.

Với cách làm trên, các ứng viên được tuyển dụng phải trải qua nhiều vòng xét duyệt, do đó chất lượng của người được Đài xét duyệt đạt yêu cầu ở mức độ khá cao. Kết quả, trong 3 năm qua Đài đã tuyển dụng được 31, trong đó năm 2015 là 15 người và năm 2016 là 16 người.

Số người tuyển dụng trong giai đoạn này tăng vọt so với trước là do Đài thực hiện Đề án 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trong đó có phần định hướng, chỉ đạo cho Đài PT - TH tỉnh Phú Thọ chủ động xây dựng kế hoạch thành lập Trung tâm sản xuất chương trình PT - TH tiếng dân tộc và xây dựng đề án đưa sóng truyền hình phát lên vệ tinh. Trong lộ trình đưa Truyền hình Phú Thọ lên sóng vệ tinh, một trong những nhiệm vụ đầu tiên và cấp bách là làm sao nâng cao chất lượng, mở rộng thời lượng chương trình. Đồng thời, từ tháng 9 năm 2014, Chương trình truyền hình tiếng dân tộc với ba thứ tiếng: Mường, Dao, Tày được Đài triển khai phát sóng cũng đặt ra yêu cầu phải tuyển thêm người. Để thực hiện được khung chương trình đã xây dựng, yêu cầu về nhân lực được Đài PT - TH đặt ra đầu tiên, bởi số lượng cán bộ kỹ thuật, phóng viên hiện tại còn thiếu, việc tăng gấp đôi, gấp ba thời lượng chương trình trình đòi hỏi phải có thêm nhân lực. Trước yêu cầu thực tiến đó, Đài đã tuyển chọn, ký thêm hợp đồng lao động mới, bổ sung thêm nhân lực cho đội ngũ phóng viên, kỹ thuật viên, và phát thanh viên. Để có được đánh giá chung về công tác tuyển dụng của Đài, tác giả đã thu thập ý kiến của CBCNV trong Đài, kết quả được trích dẫn dưới bảng 3.5:

Bảng 3.5. Nhận xét về công tác tuyển dụng của CBCNV trong Đài

Tiêu chí Điểm Ý nghĩa

1. Sử dụng đa dạng các biện pháp đánh giá trong việc tuyển

dụng và lựa chọn nhân viên ngay 2,75 Khá 2. Quy trình tuyển dụng được thực hiện một cách rõ ràng,

đầy đủ, công khai, minh bạch 2,74 Khá 3.Thực hiện việc phân tích công việc 2,51 Trung bình 4. Theo dõi, đánh giá thường xuyên cho các nhân viên

mới được tuyển dụng 2,55 Trung bình

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Kết quả đánh giá của cán bộ, nhân viên cho thấy các tiêu chí được đánh giá mức độ đáp ứng ở mức khá gồm: Sử dụng đa dạng các biện pháp đánh giá trong việc tuyển dụng và lựa chọn nhân viên ngay (2,75); Quy trình tuyển dụng được thực hiện một cách rõ ràng, đầy đủ, công khai, minh bạch (2,74).Tuy nhiên công tác tuyển dụng của Đài vẫn còn một số tiêu chí cần khắc phục như: Thực hiện việc phân tích công việc (2,51); Theo dõi, đánh giá thường xuyên cho các nhân viên mới được tuyển dụng (2,55).

3.2.2.3. Phân công bố trí, sử dụng

Để các bộ phận được hoạt động phối hợp một cách nhịp nhàng, Đài PT - TH tỉnh Phú Thọ đã thực hiện 3 nguyên tắc để bố trí người lao động vào vị trí công việc theo kinh nghiệm của khối các doanh nghiệp. Cụ thể là:

Trước hết, Đài tuyển chọn những người có năng lực cho những vị trí quan trọng (các cán bộ phụ trách vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực trong Đài, như cán bộ phòng Tổ chức hành chính). Đài luôn dành thời gian cần thiết cho việc nghiên cứu, phân loại những người ứng tuyển, tổ chức các buổi kiểm tra kỹ năng trình độ một cách bài bản, nghiêm túc và khoa học.

Thứ hai, nắm bắt tâm lý người lao động để nắm bắt những đặc thù riêng của từng người qua tiếp xúc và qua công việc sẽ giúp cho người quản lý các phòng, ban biết cách nhìn người xếp việc hiệu quả hơn, có cách ứng xử phù hợp với mọi người.

Thứ ba, nhận diên nguyên nhân người lao động không hoàn thành nhiệm vụ nhằm giúp cho Ban giám đốc Đài PT - TH tỉnh Phú Thọ có cách sắp xếp bố trí lại nhân viên trong Đài một cách thích hợp hơn, có quyết định khen thưởng kỷ luật để tạo động lực cho cán bộ nhân viên.

Bảng 3.6. Nhận xét về công tác phân công, bố trí sử dụng lao động của CBCNV trong Đài

Tiêu chí Điểm Ý nghĩa

1.Phân công bố trí công việc cho nhân viên đã thực hiện hợp lý.

3,42 Tốt 2.Bố trí công việc phù hợp mới khả năng của nhân viên 3,04 Khá 3. Công tác điều động, thuyên chuyển cán bộ nhân viên

giữa các phòng thực hiện thường xuyên

2,24 Trung bình

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Nhìn chung trong những năm qua tình hình bố trí, sử dụng nhân sự tại Đài PT - TH tỉnh Phú Thọ thực hiện tương đối tốt các tiêu chí này, nhiều tiêu chí đánh giá khá tốt như Phân công bố trí công việc cho nhân viên đã thực hiện hợp lý (3,42); Bố trí công việc phù hợp mới khả năng của nhân viên (3,04)..Tuy nhiên về công tác thuyên chuyển người lao động tại Đài thực hiện chưa được tốt chỉ đạt mức độ trung bình với số điểm là 2,24.

3.2.2.4. Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực *Xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo

Căn cứ vào kế hoạch đào tạo hàng năm và nhu cầu đăng ký đào tạo của cán bộ nhân viên, Đài PT-TH tỉnh Phú Thọ cử đi đào tạo theo một thứ tự luân phiên trong các phòng, ban, bộ phận trực thuộc. Kết quả đào tạo là đạt yêu cầu theo các nội dung của khóa đào tạo. Tuy nhiên, việc xác định nhu cầu đào tạo và đối tượng đào tạo hiện nay chưa được Đài quan tâm một cách đúng mức,chưa tiến hành đầy đủ việc phân tích tổ chức, phân tích công việc và

phân tích người lao động mà việc xác định nhu cầu này còn theo cảm tính và dựa vào kinh nghiệm của các Trưởng phòng.

Sau khi xác định được nhu cầu và đối tượng đào tạo, Đài tiến hành xác định mục tiêu đào tạo. Hiện nay, việc xác định mục tiêu đào tạo tại Đài PT- TH tỉnh Phú Thọ chưa rõ ràng và thiếu định hướng vì vậy đã ảnh hưởng đến việc xác định nhu cầu đào tạo cũng như kết quả đạt sau đào tạo.

Nguyên nhân chính là do phòng Tổ chức hành chính chưa xây dựng cụ thể chiến lược đào tạo từ nhu cầu đào tạo, chủ yếu dựa vào sự thiếu hụt nhân lực ở các bộ phận phòng, ban tại các thời điểm nhất định để tổ chức đào tạo; việc xác định nhu cầu đào tạo chưa thấy được vai trò của phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc.

Tiếp đến là việc xác định nội dung đào tạo. Tại Đài PT - TH tỉnh Phú Thọ, việc đào tạo cơ bản được tiến hành một cách thường xuyên. Với nội dung đào tạo cơ bản, Đài chủ yếu tập trung đào tạo nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ nhân viên quản lý. Đồng thời, Đài cũng rất chú trọng đào tạo chuyên sâu. Hàng năm Đài đều cử các chuyên viên của mình theo học các lớp chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp…

* Phương pháp đào tạo

Hiện nay, Đài PT - TH tỉnh Phú Thọ áp dụng hai phương pháp đào tạo chủ yếu là đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc.

Đào tạo trong công việc: Đây là hình thức đào tạo được Đài PT - TH tỉnh Phú Thọ sử dụng để đào tạo những lao động mới được tuyển dụng. Hình thức đào tạo này thời gian qua đã mang lại hiệu quả cao vì chi phí thấp và tận dụng được các điều kiện cơ sở vật chất, máy móc và thiết bị sẵn có.

Toàn bộ nhân viên mới được tuyển dụng sẽ có một buổi học giới thiệu về lịch sử hình thành Đài, chức năng, nhiệm vụ, các phòng, ban… của Đài để

từ đó người nhân viên mới có cái nhìn tổng quát hơn về môi trường làm việc của mình. Sau khi được phân công về các phòng, ban thì họ sẽ được trưởng phòng phụ trách giao cho một người đã làm việc ở đó kèm cặp hướng dẫn công việc, trong quá trình làm việc thì sẽ được đào tạo tại các lớp nghiệp vụ mà do Đài cử đi học.

Đào tạo ngoài công việc: Do Đài PT - TH tỉnh Phú Thọ là một cơ quan ngôn luận của Đảng nên các cán bộ nhân viên của Đài phải được quán triệt đạo đức, lối sống, tư tưởng theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Thông thường hàng năm, bên cạnh các khóa học về chuyên môn nghiệp vụ thì Đài còn tiến hành tổ chức cho nhân viên đăng ký tham gia học các khóa học về lý luận chính trị tại trường chính trị của tỉnh.

Ngoài hình thức đào tạo trên thì hiện nay Đài còn tổ chức hình thức cử cán bộ nhân viên đi đào tạo chuyên sâu (sau đại học, đại học) ở các trường Đại học trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, do điều kiện công việc nhiều mà nhân lực lại thiếu nên hình thức đào tạo này đang còn hạn chế.

Về thời gian đào tạo, Đài áp dụng hai hình thức là đào tạo dài hạn và đào tạo ngắn hạn. Trong đó, đào tạo dài hạn chủ yếu áp dụng v ớ i đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại đài phát thanh và truyền hình tỉnh phú thọ (Trang 44 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)