Khái quát nguồn nhân lực tại Đài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại đài phát thanh và truyền hình tỉnh phú thọ (Trang 40 - 44)

2.3.2 .Các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý nguồn nhân lực

3.2. Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Đài PT-TH tỉnh

3.2.1. Khái quát nguồn nhân lực tại Đài

3.2.1.1. Quy mô nguồn nhân lực

Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của Đài PT - TH tỉnh Phú Thọ được chia thành ba khối: khối quản lý, khối biên tập và khối kỹ thuật. Đây là đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, chuyên viên, kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân viên hoạt động trong toàn bộ cơ quan. Ngoài ra còn có đội ngũ cộng tác viên hợp tác với Đài và một số đơn vị trực thuộc, nhưng do giới hạn về dung lượng nên luận văn không có điều kiện đề cập đối tượng này.

Quy mô cán bộ nhân viên của Đài như bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1. Quy mô nguồn nhân lực của Đài PT - TH tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014 -2016

Đơn vị: Người

Nội dung Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 Bq Tổng số 99 114 130 115,15 114,04 114,59

1.Phân theo khối chức năng

Khối quản lý 21 20 20 95,24 100,00 97,62 Khối biên tập 45 47 60 104,44 129,79 117,12 Khối kỹ thuật 33 47 50 142,42 104,26 123,34

2.Phân theo lĩnh vực đào tạo

Ngành kỹ thuật 44 52 56 118,18 107,69 112,94 Ngành báo chí, ngoại ngữ 23 23 26 100,00 113,04 106,52 Quản lý, kế toán 7 7 11 100,00 157,14 128,57 Ngành khác 23 30 35 130,43 116,67 123,55 Chưa qua đào tạo 2 2 2 100,00 100,00 100,00

Số liệu trên cho thấy, từ năm 2014 đến năm 2016, số lượng NNL toàn Đài đã có xu hướng tăng lên. Trong 3 năm, quy mô nhân lực của Đài đã tăng thêm 31 người, tính ra tốc độ tăng bình quân đạt 14,59%/năm. Trong đó khối kỹ thuật tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2014 - 2016 tăng 17 người với tốc độ là 23,34%/năm.

Dù số lượng nhân lực có tăng lên, song với mức tăng thấp như vậy nên hiện tại NNL của Đài vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu của khối lượng công việc, đặc biệt năm 2014 khi chương trình của đài phát sóng lên vệ tinh Vinasat 1. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải về công việc ở hầu hết các đơn vị trong Đài.

3.2.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực

Do đặc thù công việc nên tại Đài, số lượng lao động nam thường nhiều hơn lao động nữ. Tỷ lệ lao động nam thường chiếm trên 56 - 62% tổng lao động/năm; còn lao động nữ dao động trong khoảng 38 - 44%. Đặc biệt, số lao động nữ trong 3 năm gần đây dường như không có sự biến động nào. Năm 2014, tỉ trọng lao động nữ trong đài giảm xuống còn 38,39% và con số này lại quay về mức xấp xỉ 40% trong năm 2016. Việc nhân lực nữ tăng bên cạnh thuận lợi là phù hợp với tính chất của một số nhiệm vụ đòi hỏi sự cần mẫn, tỷ mỉ như lập lịch, tổ chức sản xuất các chương trình phát sóng hàng ngày, phóng viên cho các chuyên đề về phụ nữ...v v, thì cũng gặp không ít khó khăn đối với những nhiệm vụ đòi hỏi sự vận động với cường độ cao như truyền hình lưu động, truyền hình trực tiếp... Vì vậy, Đài PT - TH tỉnh Phú Thọ đã cố gắng xây dựng lực lượng lao động với tỉ trọng của nam - nữ cân đối ở mức 60% - 40% để có thể tổ chức thực hiện tốt nhất hoạt động của Đài (bảng 3.2).

Bảng 3.2. Nguồn nhân lực của Đài PT-TH tỉnh Phú Thọ phân theo giới tính và độ tuổi

Đơn vị: Người

Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng nguồn nhân lực 99 114 130

1. Cơ cấu theo giới tính

Lao động nam Số lượng 61 64 79 Tỷ trọng (%) 61,61 56,14 60,76 Lao động nữ Số lượng 38 50 52 Tỷ trọng (%) 38,39 43,86 39,24

2. Cơ cấu theo độ tuổi

Độ tuổi dưới 30 Số lượng 19 24 31 Tỷ trọng (%) 19,19 21,05 23,84 Độ tuổi từ 31 đến 49 Số lượng 73 82 85 Tỷ trọng (%) 73,73 71,92 65,38 Độ tuổi từ 50 đến 60 Số lượng 7 8 14 Tỷ trọng (%) 7,08 7,03 10,78 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Đài PT-TH tỉnh Phú Thọ

Xét theo độ tuổi, tính vào thời điểm năm 2016, NNL của Đài có độ tuổi khá trẻ, chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 31 - 49, chiếm tỷ lệ 65,38% trong tổng số NNL của Đài. Trong khi đó nhân lực nằm trong độ tuổi từ 30 trở xuống lại chiếm tỷ lệ thấp, chỉ đạt 23,84 % trong tổng số NNL. Điều đó cho thấy, tại Đài đang hiện diện một sự hẫng hụt thế hệ khá quan trọng. Cụ thể là, chỉ

khoảng 10 năm nữa, số lượng NNL nằm trong độ tuổi từ 31 - 49 đến tuổi nghỉ chế độ rất lớn, thì việc đảm bảo cho sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ sẽ bị gián đoạn. Xu hướng trẻ hoá NNL là một hướng đi đúng để đảm bảo sự nhanh nhạy, năng động, tiếp cận nhanh với thành tựu của khoa học công nghệ, nhưng cũng cần duy trì ở một tỷ lệ phù hợp. Đội ngũ nhân lực trẻ tuy có kiến thức, có trình độ học vấn cao, được đào tạo bài bản, nhưng chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm sẽ ảnh hưởng nhất định đến chất lượng hoạt động, nhất là đối với công tác quản lý, biên tập, vận hành, khai thác và sản xuất chương trình PT - TH.

3.2.1.3. Trình độ nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của Đài PT - TH tỉnh Phú Thọ những năm gần đây, nhất là từ năm 2016 đã có sự biến đổi đáng kể về chất lượng (Bảng 3.3.)

Bảng 3.3. Nguồn nhân lực của Đài PT-TH tỉnh Phú Thọ phân theo trình độ đào tạo

Đơn vị: Người

Nội dung Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 Bq Tổng số 99 114 130 115,15 114,04 114,59

1.Phân theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trên Đại học 2 3 3 150,00 100,00 125,00

Đại học 37 54 76 145,95 140,74 143,34

Cao đẳng 20 18 17 90,00 94,44 92,22

Trung cấp, chưa qua

đào tạo 40 39 34 97,50 87,18 92,34

2.Phân theo trình độ ngoại ngữ

Chứng chỉ C 18 33 45 183,33 136,36 159,85

Chứng chỉ A, B 69 76 82 110,14 107,89 109,02

Chưa qua đào tạo 12 5 3 41,67 60,00 50,83

* Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của NNL:

Qua số liệu thống kê tại Bảng số 3.3, nếu năm 2014 NNL toàn Đài chỉ có 1 người có trình độ trên đại học thì đến năm 2016 đã tăng lên 3 người. Số người có trình độ đại học năm 2014 là 37 người, đến hết năm 2016 đã tăng lên 76, bình quân tăng 43,34%/năm. Trong khi đó, số nhân lực có trình độ cao đẳng lại có xu hướng giảm xuống, từ 20 người năm 2014 còn 17 người năm 2015, bình quân giảm 7,78%/năm. Đặc biệt, nguồn nhân lực có trình độ trung cấp và chưa qua đào tạo cũng có sự giảm xuống tương đối nhanh, từ 40 người năm 2014 giảm xuống còn 34 người năm 2016, tỷ lệ giảm 7,66%/năm. Như vậy tính đến thời điểm hiện tại tổng số người có trình độ đại học và trên đại học của toàn Đài là 79 người, chiếm 60,76% tổng nguồn nhân lực.

* Trình độ ngoại ngữ:

Đối với một Đài PT - TH việc nâng cao trình độ ngoại ngữ luôn được Đài quan tâm. Cụ thể: Số người có chứng chỉ C tăng từ 18 người năm 2014 lên 45 người năm 2016 với tốc độ tăng bình quân là 59,58%; Số người có chứng chỉ A,B trong giai đoạn này cũng tăng khá nhanh với tốc độ tăng trung bình là 9,02%/năm.

* Trình độ tin học:

Kiến thức tin học là yếu tố quan trọng để hỗ trợ đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; nhất là trong khâu sản xuất các chương trình phát thanh truyền hình đặc biệt là ứng dụng trong khâu vận hành, khai thác, công tác quản lý các nguồn dữ liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại đài phát thanh và truyền hình tỉnh phú thọ (Trang 40 - 44)