Đánh giá chung về công tác quản lý nguồn nhân lực tại Đài PT-TH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại đài phát thanh và truyền hình tỉnh phú thọ (Trang 69 - 72)

2.3.2 .Các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý nguồn nhân lực

3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý nguồn nhân lực tại Đài PT-TH

tỉnh Phú Thọ

3.3.1. Những kết quả đạt được

Công tác quản lý nguồn nhân lực tại Đài PT-TH tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014-2016 đã đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất, Đài đã xây dựng được một hệ thống cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị nhân sự được tổ chức từ cấp Đài đến các Phòng ban trực thuộc theo hệ thống từ trên xuống dưới, thực hiện tương đối đầy đủ các chế độ chính sách cho số lượng lớn người lao động: Tham gia BHXH, BHYT, trang bị bảo hộ lao động, khám chữa bệnh định kỳ,...

Thứ hai, Đài PT-TH tỉnh Phú Thọ đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý có sự hiểu biết về chuyên môn và nắm được nghệ thuật quản lý, biết nắm bắt tâm lý con người, biết cách làm việc tập thể và nắm bắt giải quyết tình huống.

Thứ ba, lãnh đạo Đài quan tâm nâng cao trình độ cho CBNV, Đài PT- TH tỉnh Phú Thọ còn thường xuyên rà soát, từng bước thực hiện tinh giảm biên chế và đào tạo lại cán bộ cho phù hợp với lộ trình số hóa để có thể đáp ứng yêu cầu tổ chức lại bộ máy của đài theo hướng tập trung chủ yếu vào chức năng sản xuất nội dung chương trình sau khi kết thúc truyền hình tương tự tại địa phương từ đầu năm 2014.

Thứ tư, công tác tuyển dụng và sử dụng NNL đã được lãnh đạo Đài quan tâm đặc biệt. Đài luôn chú trọng đến việc tuyển dụng và bố trí nhân lực sao cho hợp lý đúng người, đúng việc để đạt hiệu quả sử dụng nhân lực cao. Từ chỉ đạo và chủ trương của lãnh đạo tỉnh cộng với sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của các ngành liên quan, Đài đã tuyển chọn, kí thêm hợp đồng lao động mới, bổ sung thêm nhân lực cho đội ngũ phóng viên, kỹ thuật viên, phát thanh viên.

3.3.2. Những yếu kém hạn chế

Bên cạnh những mặt đạt được, trong hoạt động quản lý NNL tại Đài PT-TH tỉnh Phú Thọ vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Trong đó nổi lên là các hạn chế sau:

- Công tác hoạch định NNL còn có phần lúng túng, thiếu tầm nhìn dài hạn. Cụ thể, lãnh đạo Đài chưa lường trước được sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ trong lĩnh vực PT-TH, vì vậy chưa có được sự chuẩn bị chu đáo về NNL để đón đầu các công nghệ mới. Chẳng hạn, đầu năm 2014, khi chương trình phát sóng lên vệ tinh Vinasat 1 được thực hiện thì Đài mới có chiến lược về NNL cho chương trình này. Điều đó đã có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả tuyển dụng và sử dụng NNL tại Đài hiện nay, và nếu tình trạng đó còn kéo dài, thì nó sẽ ảnh hưởng đến vấn đề này cả trong tương lai.

- Phân tích công việc và sử dụng NNL chưa mang lại hiệu quả cao. Mặc dù Đài đã triển khai và tổ chức đào tạo NNL, song việc theo dõi, thu thập thông tin để tiến hành đánh giá kết quả đào tạo của các khóa đào tạo chưa được thực hiện tốt. Chưa xây dựng được các bảng mẫu khảo sát, các tiêu chuẩn đánh giá kết quả đào tạo, do đó công tác đào tạo chưa thật sự phát huy hiệu quả cao. Vẫn còn tình trạng Đài cử CBCNV đi đào tạo để phục vụ cho công việc này nhưng sau khi đi đào tạo về thì vị trí ấy lại do người khác đảm nhiệm.

- Việc xác định nhu cầu và đối tượng đào tạo đôi khi còn mang cảm tính, chưa xuất phát từ yêu cầu thực tế. Trong khi đó, việc cung cấp thông tin về tuyển dụng cán bộ vẫn còn quảng bá trên một phạm vi hẹp, đôi khi thông tin còn khó hiểu, nên cơ hội tìm kiếm người tài giỏi, phù hợp với yêu cầu công việc là rất thấp. Vì vậy, nguồn nhân lực mới tuyển dụng vào Đài nhiều khi không được đào tạo đúng chuyên ngành nên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc của vị trí tuyển dụng, và dĩ nhiên là Đài phải mất thêm thời gian và tiền bạc để đào tạo lại các đối tượng này, gây tốn kém cho Đài.

3.3.3. Nguyên nhân của những yếu kém hạn chế

Những hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan và khách quan, trong đó chủ yếu là do:

- Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý tuy đã được nâng cao song vẫn còn một số chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của hoạt động quản lý NNL trong sự phát triển của Đài, thậm chí vẫn còn tình trạng cán bộ còn lơ là trong công việc, thái độ làm việc không nghiêm túc.

- Một số đơn vị trong Đài còn thiếu cán bộ chuyên trách, có kỹ năng quản lý NNL. Chẳng hạn, phòng Tổ chức hành chính tuy được giao trách nhiệm quan trọng trong công tác tuyển dụng lao động nhưng lại chưa có một cán bộ chuyên trách nào để thực hiện việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá một cách đầy đủ quá trình tuyển dụng cũng như đào tạo nguồn nhân lực. Do đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực của Đài chưa thực sự đem lại hiệu quả cao.

- Do điều kiện là một tỉnh trung du, miền núi, tỷ lệ đồng bào là người dân tộc cao nên trình độ mặt bằng dân trí thấp hơn các tỉnh miền xuôi. Đây là khó khăn lớn để Đài có thể có được nguồn cung cấp nhân lực trình độ cao cho mình.

Chương 4

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH

TỈNH PHÚ THỌ

4.1. Định hướng, mục tiêu quản lý nguồn nhân lực tại Đài phát thanh, truyền hình tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại đài phát thanh và truyền hình tỉnh phú thọ (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)