5. Bố cục của luận văn
3.4.1. Tình hình lập kế hoạch thu ngân sách
3.4.1.1. Phương pháp dự toán thu ngân sách
Cũng giống như các địa phương khác, Sông Công áp dụng phương pháp lập dự toán Ngân sách nhà nước tổng hợp kết hợp từ trên xuống và từ dưới lên: Đây là phương pháp lập dự toán xuất phát từ kế hoạch Ngân sách cấp trên giao và kế hoạch Ngân sách cấp cơ sở, từ các đơn vị cơ sở sử dụng Ngân sách nhà nước. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị, từng xã, phường, các đơn vị này sẽ lập dự toán của đơn vị mình, sau đó từng đơn vị sẽ gửi dự toán của đơn vị mình về phòng TC-KH Thành phố. Căn cứ vào dự toán Ngân sách của các đơn vị và kế hoạch Ngân sách trên Tỉnh giao, phòng TC-KH Thành phố sẽ tổng hợp và xây dựng dự toán ngân sách của thành phố, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Các bước lập kế hoạch thu Ngân sách của Sông Công như sau:
Bước 1: Nhận kế hoạch lập dự toán của Trung ương, của Tỉnh Thái Nguyên. Bước 2: Phòng Tài chính gửi yêu cầu lập dự toán tới các đơn vị.
Bước 3: Các đơn vị gửi nhu cầu và dự toán thu của mình về Phòng TC-KH. Bước 4: Phòng TC-KH thu thập, tổng hợp toàn bộ báo cáo làm căn cứ phân bổ dự toán cho các đơn vị.
Bước 5: Phòng TC-KH phối hợp với phòng Tài nguyên & Môi trường, cơ quan Thuế tổ chức phù hợp với dự toán cấp tỉnh giao cho.
Bước 6: Trình UBND thành phố, thông qua HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết, quyết định giao dự toán đầu năm cho các cơ quan, đơn vị, các xã, phường.
Bước 7: Gửi quyết định giao dự toán cho các đơn vị, đồng thời gửi một bộ cho cơ quan Kho bạc Nhà nước, cơ quan Thuế để phối hợp thực hiện kiểm
* Ưu, nhược điểm của công tác lập dự toán:
+ Ưu điểm: Lập dự toán Ngân sách theo phương pháp này luôn sát với tình hình thực tế của địa phương, tạo ra được sự chủ động cho các cơ sở, không mang tính ban phát của cấp trên cho cấp dưới bởi nó xuất phát từ cơ sở đi lên.
+ Nhược điểm: Công tác dự toán nhiều khi xuất phát từ yêu cầu chính đáng của cơ sở nhưng nhiều khi không hợp lý bởi không tính toán được chính xác nguồn thu tổng thể, mỗi địa phương sẽ có chất lượng dự toán không đồng đều, nhiều trường hợp địa phương sẽ cố tình làm tăng dự toán cho địa phương khiến chất lượng toán Ngân sách không được cao, gây ra sự khó kiểm soát cho cấp trên.Ngoài ra chưa tính đến các yếu tố biến động về kinh tế và xã hội.
3.4.1.2. Các cơ quan, ban ngành tham gia lập kế hoạch
Sở Tài chính Thái Nguyên ban hành dự thảo kế hoạch báo cáo UBND tỉnh quyết định phân bổ giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho TP Sông Công. Dựa vào đó UBND Thành phố Sông Công chỉ đạo Phòng TC- KH thành phố là cơ quan chủ trì phối hợp với cơ quan thuế, phòng Tài nguyên & Môi trường và UBND các xã, phường để lập dự toán đầu năm. Cơ quan thuế là Chi cục thuế Sông Công - đơn vị trực tiếp chịu sự phân công của Cục thuế Tỉnh Thái Nguyên về thu ngân sách trên địa bàn thành phố. Phòng Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm tổng hợp để có được số thu về diện tích đất ở cũng như đất công ích trên địa bàn thành phố. UBND các xã, phường căn cứ chỉ tiêu giao nhiệm vụ thu, chi NS của địa phương mình lập kế hoạch báo cáo UBND Thành phố qua Phòng TC-KH. Trên cơ sở kế hoạch ngân sách, Kho bạc nhà nước Sông Công sẽ giúp phòng TC-KH thu ngân sách của các xã phường và các đơn vị khác. Phòng TC-KH có vai trò tổng hợp trong việc lập dự toán này.
3.4.1.3. Kế hoạch thu ngân sách hàng năm
Kế hoạch thu Ngân sách nhà nước hàng năm được thể hiện qua các bảng số liệu sau đây:
Bảng 3.11. Kế hoạch thu Ngân sách hàng năm trên địa bàn thành phố Sông Công
ĐVT: Triệu đồng
STT Nội dung Kế hoạch thu ngân sách
2012 2013 2014
Tổng thu Ngân sách nhà nước
(A+B+C) 709.233,9 735.443 953.638
A Thu đấu giá đất tạo vốn XD CSHT 236.711 244.312 376.345
B Thu Ngân sách nhà nước trong cân
đối (I+II+III) 300.070 371.398 459.475
I Các khoản Thành phố quản lý 132.900 150.211 231.213 II Các khoản tỉnh quản lý 148.750 202.087 204.831 III Các sắc thuế điều tiết về TW 18.420 19.100 23.431
C Các khoản thu ngoài cân đối 172.452,9 119.733 117.878 I Các khoản đóng góp 104.828,9 115.411 116.100
II Các khoản thu khác 37.624 4.322 1.778
(Nguồn: UBND thành phố Sông Công) Qua bảng 3.11 số liệu kế hoạch thu NS hàng năm của Thành phố Sông Công, con số kế hoạch thu rất rõ ràng. Căn cứ nhiệm vụ, chỉ tiêu Bộ Tài chính, UBND Tỉnh giao. UBND thành phố thực hiện lập dự toán thu đảm bảo điều kiện số thu năm sau cao hơn so với năm trước.
- Khoản thu ngân sách trong cân đối tăng vọt từ 300 tỷ năm 2012 lên hơn 459 tỷ năm 2014, lý do là thành phố tập trung vào đấu giá các dự án đã có quyết định thu hồi đất và đây cũng là nhiệm vụ thu quan trọng mà hàng năm tỉnh giao chủ yếu tập trung ở 2 đơn vị: Thành phố Sông Công và Thị xã Phổ Yên để đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát triển cho Tỉnh Thái Nguyên.
Thu Ngân sách trong cân đối: đây là nhiệm vụ, kế hoạch mà hàng năm khi xây dựng dự toán ngân sách đều phải đảm bảo thu để đáp ứng các nhu cầu, nhiệm vụ chi thường xuyên theo định mức quy định, có tính đến yếu tố chế độ, chính
* Thành công:
Các xã, phường đã rất chủ động trong công tác tìm kiếm, khai thác nguồn thu, động viên kịp thời các nguồn thu vào ngân sách, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán được giao. Đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. Thường xuyên tuyên truyền bằng nhiều hình thức các chính sách thuế, phí, lệ phí của Nhà nước đến người dân.
Những năm qua Chi cục thuế Thành phố đã tập trung chỉ đạo theo sát nguồn thu, tình hình kê khai thuế của các doanh nghiệp, trong đó tập trung vào doanh nghiệp phát sinh doanh thu lớn, các doanh nghiệp ngoại tỉnh có hoạt động tham gia xây dựng trên địa bàn. Phối hợp với phòng Tài chính, phòng tài nguyên Môi trường rà soát đối chiếu các khoản phải thu tiền sử dụng đất để có biện pháp thu ngay vào Ngân sách nhà nước, đặc biệt tham mưu cho UBND, Hội đồng giá đất Thành phố triển khai kịp thời ngay từ những tháng đầu năm các bước để tổ chức đấu giá thu tiền sử dụng đất các khu đã quy hoạch, tham mưu cho UBND Thành phố xử lý các trường hợp vướng mắc. Đồng thời phối hợp với các phòng ban trong Thành phố để quản lý thu thuế của các doanh nghiệp xây dựng ngoại tỉnh; thu thuế xây dựng tư nhân khi cấp phép xây dựng...
* Hạn chế:
Chính sách thu chưa bao quát hết nguồn thu, mặt khác chưa động viên nuôi dưỡng các nguồn thu.
Công tác xây dựng dự toán thu ngân sách chưa có cơ sở vững chắc, đôi khi còn mang yếu tố chủ quan, cảm tính. Dự toán thu là cơ sở để điều hành, quản lý thu NS nhưng chưa được xây dựng một cách có khoa học, thường tham khảo số kiểm tra của Sở Tài chính tỉnh và tình hình thu ngân sách năm hiện hành, dự ước khả năng phát triển KT-XH của năm kế hoạch đề đề ra dự toán thu (số kiểm tra của Sở Tài chính thường cũng dựa trên số kiểm tra của Bộ Tài chính mà thông báo cho các huyện, Thị xã thuộc tỉnh). Xây dựng dự toán phải tính đến tình hình phát triển KT - XH thực tế của địa phương.
Điều này cũng xuất phát từ nguyên nhân công tác kế hoạch hóa nguồn thu còn yếu, ngoài ra còn có nguyên nhân khách quan là thường bị áp đặt của cơ quan cấp trên về số thu ngân sách nhất là thu thuế từ khu vực kinh tế NQD.