Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước của thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 36)

5. Bố cục của luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Hệ thống Chỉ tiêu nghiên cứu quản lý thu ngân sách cấp huyện, thị bao gồm:

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình thu, chi và cân đối ngân sách. - Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thu ngân sách.

- Chỉ tiêu phản ánh quy mô của các đối tượng nộp ngân sách.

- Chỉ tiêu phản ánh số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ thu ngân sách. - Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý thu ngân sách:

+ Các chỉ tiêu phản ánh tình hình lập dự toán thu ngân sách. Trong đó:  Số lượng và tỷ lệ các đơn vị nộp ngân sách lập dự toán đúng thời hạn.  Số lượng và tỷ lệ dự toán nộp ngân sách đảm bảo đúng quy định được phê duyệt.

 Số lượng và tỷ lệ thu ngân sách bị thiếu hụt khi lập dự toán phải điều chỉnh, bổ sung.

+ Các chỉ tiêu phản ánh tình hình chấp hành dự toán thu ngân sách. Trong đó:

 Số lượng văn bản chỉ đạo, triển khai, đôn đốc.

 Số đơn vị nộp ngân sách được tập huấn, hướng dẫn các quy định về nộp ngân sách.

 Số đơn vị và tỷ lệ thực hiện đúng dự toán.

+ Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quyết toán thu ngân sách. Trong đó:  Số lượng và tỷ lệ các đơn vị nộp ngân sách được quyết toán ngân sách đúng hạn.

 Số lượng và tỷ lệ các đơn vị nộp ngân sách hoàn thành và vượt mức hoàn thành nộp ngân sách theo dự toán.

 Số lượng và tỷ lệ các khoản thu đã thu đạt và vượt so với dự toán.  Số tiền nộp và tỷ lệ trong tổng số tiền nộp ngân sách vượt mức so với dự toán.

 Số lượng và tỷ lệ các đơn vị không hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách theo dự toán.

 Số tiền nộp và tỷ lệ trong tổng số tiền nộp ngân sách thiếu hụt so với dự toán.

+ Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kiểm tra, thanh tra thu ngân sách. Trong đó:

 Số cuộc kiểm tra, số cuộc thanh tra.

 Số đơn vị nộp ngân sách được kiểm tra, thanh tra và tỷ lệ % trong tổng số.

 Số tiền thu bổ sung do kiểm tra, thanh tra phát hiện nộp thiếu và số tiền nộp phạt.

- Chỉ tiêu định lượng: Số hóa đơn chứng từ được ban hành. - Thước đo: Đơn vị tính là tiền mặt VND và tỷ lệ phần trăm.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Đặc điểm chung về địa bàn Thành phố Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên là một đơn vị hành chính được thành lập theo Quyết định số 113/QĐ-HĐBT ngày 11/4/1985 của Chính phủ, lúc mới thành lập mang tên là Thị xã Sông Công. Sau 30 năm xây dựng và phát triển, ngày 15/5/2015 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH13 về thành lập thành phố Sông Công trực thuộc Tỉnh Thái Nguyên.

Có vị trí khá thuận lợi, nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, trong vùng công nghiệp xung quanh thủ đô Hà Nội với bán kính 60 km. Là Thành phố công nghiệp nằm ở phía Nam của Tỉnh Thái Nguyên làm bản lề trung chuyển giao lưu hàng hóa giữa Tỉnh Thái Nguyên với các đô thị xung quanh và nhất là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cách thành phố Thái Nguyên 20km về phía Nam, cách hồ Núi Cốc 17km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45km, cách Hà Nội 60km về phía Bắc. Thành phố Sông Công nằm ở vùng trung du Bắc Bộ, tiếp giáp giữa vùng rừng núi và đồng bằng bắc bộ, có nhiều đường giao thông thủy bộ ngang dọc, có Quốc lộ 3, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và tuyến đường sắt Hà Nội - Quan Triều chạy qua. Sau gần 30 năm xây dựng và phát triển, tháng 10/2010 Thành phố Sông Công được công nhận là đô thị loại III theo Quyết định số 925/2010/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng.

Địa giới hành chính Thành phố Sông Công: - Phía Đông, Tây, Nam giáp huyện Phổ Yên.

3.1.1.2. Địa hình

Thành phố Sông Công được dòng sông Công chia làm 2 khu vực phía Đông và phía Tây tạo 2 nhóm cảnh quan chính:

- Khu vực phía Đông có địa hình đồng bằng, xen lẫn gò đồi nhỏ và thấp, có độ cao trung bình từ 25 - 30 m, phân bố dọc theo thung lũng sông thuộc các xã Bá Xuyên, xã Tân Quang và các phường Lương Châu, Thắng Lợi, Cải Đan, Phố Cò, Bách Quang.

- Khu vực phía Tây có địa hình chủ yếu là gò đồi và núi thấp với độ cao 80 - 100 m; một số đồi cao khoảng 150 m và núi thấp trên 300 m, phân bố dọc theo ranh giới phía Tây thị xã trên địa phận các xã Bình Sơn và Vinh Sơn.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Sông Công là con sông chính chảy qua địa bàn thành phố, là một trong 3 phụ lưu của sông Cầu, bắt nguồn từ một số hợp lưu nhỏ ở thượng nguồn khu vực miền núi phía Đông tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc huyện Định Hóa. Sông Công chảy qua Thành phố có chiều dài 14,8 km.

Dòng sông Công được chặn lại tại huyện Đại Từ, tạo nên một hồ Núi Cốc nhân tạo rộng lớn. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất công, nông nghiệp và nước sinh hoạt của Thành phố Sông Công. Sông Công - hồ Núi Cốc là công trình thuỷ lợi lớn có ý nghĩa trong phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ môi sinh, tạo thắng cảnh nổi tiếng trong địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Do lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực, yếu tố lịch sử văn hóa truyền thống, Thành phố Sông Công được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng trung du miền núi Bắc Bộ, trung bình giai đoạn 2011 - 2013 là 16,93%, riêng năm 2013 là 14,8%.

Thành phố Sông Công là trung tâm kinh tế lớn quan trọng của Tỉnh Thái Nguyên, cơ cấu kinh tế của thị xã tập trung chủ yếu vào các ngành thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng. Tổng giá trị sản xuất toàn thị xã năm 2013 đạt 7.895 tỷ đồng. Trong đó:

+ Công nghiệp - xây dựng phát triển mạnh, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 5.955 tỷ đồng, chiếm 75,43%.

+ Thương mại - dịch vụ phát triển khá, giá trị sản xuất toàn ngành đạt 1.520 tỷ đồng, chiếm 19,25%.

+ Nông - lâm - Ngư nhiệp đạt 420 tỷ đồng, chiếm 5,32%.

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế Thành phố Sông Công giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng GTSX theo giá hiện hành 6.018 100 6.875 100 7.895 100 - Thương mại - dịch vụ 1.028 17,08 1.242 18,07 1.520 19,25

- Công nghiệp - xây dựng 4.639 77,09 5.250 76,36 5.955 75,43

- Nông, lâm, ngư nghiệp 351 5,83 383 5,57 420 5,32

(Nguồn: UBND Thành phố Sông Công) 3.1.2.2. Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê của UBND Thành phố Sông Công, tính đến ngày 31/12/2013, sau khi quy đổi thị xã Sông Công có 51.919 người, trong đó dân khu vực nội thị là 33.423 người. Mật độ dân số trung bình của toàn Thành phố là 1.033 người/km2. Sông Công có 12 dân tộc anh em cùng chung sống, Kinh chiếm 96,73%, các dân tộc còn lại chiếm 3,27% bao gồm

Bảng 3.2: Cơ cấu dân số của Thành phố Sông Công qua các năm

Tổng sô Phân theo giới tính Phân theo khu vực

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

I. Dân số (người) 2011 50.438 25.580 24.858 32.214 18.224 2012 51.025 25.878 25.147 32.742 18.283 2013 51.919 26.379 25.540 33.423 18.496 II. Tốc độ tăng (%) 2011 1,20 1,19 1,21 21,21 21,66 2012 1,01 1,01 1,01 1,02 1,00 2013 1,02 1,02 1,02 1,02 1,01

III. Cơ cấu (%)

2011 100 50,72 49,28 63,87 36,13

2012 100 50,72 49,28 64,17 35,83

2013 100 50,81 49,19 64,38 35,62

(Nguồn: Niên giám thống kê Thị xã Sông Công 2011-2013)

Theo số liệu thống kê năm 2013 dân số trong độ tuổi lao động có 30.800 người chiếm 61,8% dân số, trong đó lao động có việc làm trong các ngành kinh tế quốc dân là 28.980 người chiếm 98,0%, lao động chưa có việc làm có 1820 người chiếm 5,9% tổng lực lượng lao động.

Bảng 3.3. Tình hình lao động Thành phố Sông Công

CHỈ TIÊU ĐVT 2011 2012 2013 So sánh 2012/ 2011 (%) 2013/ 2012 (%)

Tổng số người trong độ tuổi lao động ngàn

người 29,40 29,40 30,80 100,00 104,76

- Số LĐ tham gia trong nền KTQD ngàn

người 27,88 27,66 28,98 99,21 104,77 + Lao động ngành NLN ngàn người 15,80 15,58 16,32 98,61 104,75 + Lao động ngành CN-XD ngàn người 7,85 7,85 8,22 100,00 104,71 + Lao động ngành dịch vụ ngàn người 4,23 4,23 4,43 100,00 104,73

- Số LĐ được giải quyết việc làm người 1.050 1.115 1.200 106,19 107,62

Tr đó: xuất khẩu lao động người 8 2 10 25,00 500,00

Tỷ lệ LĐ được đào tạo % 28,00 30,00 32,00 107,14 106,67

3.1.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng

Thành phố Sông Công có hệ thống cơ sở hạ tầng rất thuận lợi: Bao gồm: - Quốc lộ 3 chạy từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng, cắt ngang Thành phố. - Đường Tỉnh lộ 262: từ Thành phố Sông Công là đường CMT10 đi qua Lương Châu và Bá Xuyên và vào xã Thịnh Đức (TP Thái Nguyên).

- Tuyến đường sắt: Đoạn tuyến chạy song song với QL3 là bộ phận của tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên.

- Nguồn điện cung cấp cho Thành phố Sông Công hiện nay là trạm biến áp 110/35/22/6 KV Gò Đầm công suất 1x25 MVA+1x63MVA.

- Hiện nay trên địa bàn Thành phố Sông Công đã có nhà máy xử lý nước Sông Công với công suất thiết kế là 20.000 m3/ngđ với tổng chiều dài ống phân phối là 20km.

- Toàn Thành phố có 11 trạm bơm nước, hồ chứa với sức chứa 2,5 triệu m3, 101 km kênh mương được kiên cố hóa đủ khả năng chủ động tưới tiêu cho toàn bộ diện tích trồng lúa trên 2.600 ha.

3.1.3. Đánh giá về những thuận lợi, khó khăn của Thành phố Sông Công trong phát triển kinh tế - xã hội và trong quản lý thu Ngân sách nhà nước

3.1.3.1. Những thuận lợi và thời cơ phát triển

Hiện nay, toàn cầu hóa là xu thế đặc trưng nhất thúc đẩy các quốc gia liên kết chặt chẽ với nhau trong một hệ thống kinh tế toàn cầu. Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa sẽ đem lại những cơ hội mới cho việc mở rộng thị trường, truyền bá công nghệ và kỹ năng quản lý, những yếu tố này sẽ hứa hẹn năng suất lớn hơn và mức sống cao hơn.

Thành phố Sông Công thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, đặc biệt do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu nên

Nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, sự điều hành của Uỷ ban nhân dân và sự nỗ lực phấn đấu của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thành phố, hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đều được thực hiện đúng tiến độ. Tăng trưởng kinh tế đạt mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; nhiều công trình và dự án hạ tầng kinh tế và xã hội quan trọng trên địa bàn đã được triển khai; mọi mặt đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.... nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra. Thời gian qua, Trung ương và tỉnh cũng như Thành phố đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân Thành phố; vai trò của cấp uỷ, chính quyền đề ra những chủ trương đúng đắn, kịp thời phù hợp với yêu cầu phát triển của Thành phố; dân chủ trong đảng và xã hội được khơi dậy và phát huy tốt hơn; sự năng động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và nhân dân được phát huy; sự tham gia đóng góp của các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế. Đó là những động lực to lớn đẩy nhanh tốc độ phát triển của Thành phố.

3.1.3.2. Những khó khăn, hạn chế

Trong xu thế toàn cầu hóa, song hành với những cơ hội là những thách thức vô cùng khó khăn đối với người lao động, đó là khả năng mất việc làm trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu, các ngân hàng và các hệ thống tài chính, thậm chí cả toàn bộ nền kinh tế có thể bị chèn ép và lâm vào cảnh suy thoái vì các luồng vốn nước ngoài tràn vào khống chế chúng... Kinh tế Thành phố tăng trưởng ở mức cao nhưng chưa vững chắc; quy mô nền kinh tế còn

dưới mức tiềm năng (năm 2013 mới chỉ mới đóng góp được 7,76% trong tổng GDP toàn tỉnh); Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sức cạnh tranh còn hạn chế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp còn chậm; Lao động và các điều kiện tự nhiên khác chưa được khai thác tối đa để phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Năng suất lao động, giá trị sản xuất nông nghiệp và mức thu nhập ở vùng nông thôn còn thấp. Khả năng tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất còn hạn chế; đời sống của nhân dân tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn nhất là những hộ gia đình thuần nông. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển, đặc biệt là về phát triển mạng lưới giao thông nội thị còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ, chưa tương xứng với vai trò chiến lược của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực.

3.1.3.3. Những thuận lợi đối với công tác quản lý thu Ngân sách nhà nước

Thành phố Sông Công đứng trước những khó khăn và thuận lợi đã phân tích ở trên đã cho thấy công tác quản lý thu Ngân sách nhà nước trên đại bàn Thành phố có những thuận lợi như sau:

-Do kinh tế ngày càng phát triển nên đã cải thiện được nguồn thu cho ngân sách cho cả nước nói chung cũng như cho Tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

-Trình độ dân trí ngày càng cao, mọi người dân hiểu được chính sách pháp luật, hiểu rõ tầm quan trọng của chính sách thuế đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hơn.

-Công tác thu ngân sách trên địa bàn thành phố luôn luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ Thành phố đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và triển khai các giải pháp đồng bộ về công tác thu thuế và phí, lệ phí phù hợp với định hướng phát triển kinh tế; bảo đảm nuôi dưỡng các nguồn thu và tận thu, góp phần quan trọng vào việc thực hiện

-Thành phố tập trung thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng cơ sở các dự án khu nhà ở đấu giá và đấu giá tạo vốn, đôn đốc các đối tượng đến hạn nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách, rà soát các dự án giao đất ở cho nhân dân còn dở dang trên địa bàn các xã, phường góp phần tăng thu ngân sách.

-Các chính sách, chế độ về thuế, các khoản phải nộp ngân sách đã được ngành thuế phổ biến, triển khai thực hiện tổ chức tuyên truyền, tư vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước của thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 36)