5. Bố cục của luận văn
3.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng
3.3.1.1. Thể chế tài chính
Nghiên cứu về việc thực hiện chính sách về quản lý ngân sách ở Thành phố Sông Công cho thấy các cấp quản lý ở Thành phố Sông Công đã thực hiện cơ bản tốt các quy định của pháp luật trong quản lý Ngân sách nhà nước. Thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách, Luật Quản lý Thuế và các quy định khác của Nhà nước, của Tỉnh Thái Nguyên và Thành phố Sông Công trong phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước về phạm vi, đối tượng thu, chi của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các phòng, ban chức năng, UBND các cấp trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách, sử dụng quỹ ngân sách. Chấp hành các quy định tài chính về những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Thành phố đã kịp thời ban hành các quy định liên quan đến thu, chi Ngân sách nhà nước của địa phương phù hợp với luật pháp và các quy định của cấp trên, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đối với các cơ quan, địa phương có sử dụng Ngân sách nhà nước cũng phải xây dựng các quy định cụ thể về thu, chi Ngân sách nhà nước nói riêng và các nguồn thu, khoản chi khác nói chung theo phân cấp. Các văn bản đó có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan, địa phương trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách. Thực tế cho thấy nhân tố về thể chế tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thu chi ngân sách trên địa bàn Thành phố.
3.3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý và cán bộ
Tổ chức một bộ máy quản lý thu, chi ngân sách có vai trò hết sức quan trọng trong quản lý Ngân sách nhà nước. Việc tổ chức bộ máy quản lý
định của pháp luật và phân cấp quản lý theo đúng Luật ngân sách. Công tác quản lý ngân sách đã có sự tham gia quản lý của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Thành phố trong quản lý thu, chi Ngân sách nhà nước. Về bộ máy thu ngân sách của Thành phố gồm:
- Chi cục Thuế hiện có 32 người (theo biên chế còn thiếu 4 người theo phân cấp quản lý); Cơ cấu bộ máy của Chi cục ngoài Ban lãnh đạo Chi cục được phân thành 9 đội chức năng, trong đó có 6 đội ở văn phòng Chi cục và 3 Đội thuế liên xã, phường; về trình độ cán bộ có 3 người là thạc sĩ, 26 người trình độ đại học, còn lại là cao đẳng và trung cấp.
- Cơ quan quản lý thu, chi của Thành phố là phòng Tài chính - Kế hoạch; Quy mô hiện nay có 9 cán bộ biên chế và hợp đồng, về chuyên môn, cả 9 người đều có bằng đại học chuyên môn kinh tế.
Đánh giá chung: tổ chức bộ máy thu chi ngân sách nhà nước của Thành phố được thiết lập thông qua qui định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi ngân sách. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền các cấp Thành phố rõ ràng, cụ thể trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi ngân sách. Trình độ cán bộ về năng lực trình độ tương đối cao và phù hợp với chuyên môn do đó ảnh hưởng tốt đến hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách của Thành phố. Tuy nhiên về bộ máy thu ngân sách cần được bổ sung thêm số lượng trong điều kiện Thành phố đang trên đà mở rộng các nguồn thu trong tương lai.
3.3.1.3. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức thu nhập
Việc quản lý thu, chi ngân sách của địa phương luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Do điều kiện nền kinh tế trong giai đoạn vừa qua đang có sự giảm sút chung, do đó nguồn thu ngân sách của Thành phố trong giai đoạn 2012-2014 không ổn định, năm cao, năm thấp và tổng thu theo phân cấp Ngân sách nhà nước năm 2014 giảm nhiều so với năm 2013 và 2012, mặc dù tổng thu NS cũng tương đối cao nhưng so với trình độ phát triển KT - XH của địa phương cũng như của cả nước vẫn ở mức thấp, dẫn đến tốc độ tăng bình quân của 3 năm chỉ đạt 11,5%/năm.
Ngoài những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu ngân sách đã nêu ở trên còn một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng không nhỏ, như nhân tố thuộc về đạo đức cán bộ thu ngân sách, nhân tố ý thức chấp hành của người nộp thuế, và nhân tố vật chất, công nghệ phục vụ thu ngân sách… Qua phiếu khảo sát trình độ của cán bộ thu ngân sách, Chi cục thuế Sông Công có 24/39 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm hơn 60%, phòng kế hoạch tài chính có 9/9 cán bộ có trình độ đại học nên nhân tố thuộc về đạo đức cán bộ thu ngân sách là một trong những thuận lợi để TP. Sông Công có được những thành công trong công tác thu và quản lý thu ngân sách. Còn về nhân tố ý thức chấp hành nghĩa vụ của người nộp thuế, đa số các đối tượng nộp thuế đều chấp hành tốt, chỉ có một bộ phận không nhỏ các đối tượng còn tình trạng trốn thuế và nợ đọng thuế. Bước đầu thực hiện tin học hoá quy trình thu nộp thuế bằng việc kết nối hệ thống máy tính giữa cơ quan Thuế - Doanh nghiệp và Kho bạc Nhà nước. Giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà gây khó khăn cho quá trình sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân.
Công tác quản lý thu ngân sách của Thành phố Sông Công đã có rất nhiều cố gắng, đảm bảo đúng nguyên tắc, chế độ. Các khoản thu được thống nhất quản lý qua hệ thống biên lai do ngành Thuế và Bộ Tài chính phát hành đồng thời được nộp đầy đủ, kịp thời vào Kho bạc Nhà nước, không sai sót
3.3.2. Thuận lợi, khó khăn của Thành phố Sông Công trong quản lý thu Ngân sách
a) Những thuận lợi
Xuất phát từ thực trạng công tác quản lý thu Ngân sách có thể đánh giá tổng quát: Công tác quản lý thu Ngân sách trong 5 năm qua đã có nhiều đổi mới tích cực, từ khâu lập dự toán, chấp hành, đến khâu quyết toán. Trong công tác phân cấp Ngân sách, đã ủy quyền thu một số sắc thuế hộ cá thể giao cho Ngân sách cấp xã, phường, đồng thời có cơ chế hỗ trợ từ Ngân sách thành phố khi các đội thuế, các xã, phường hoàn thành vượt chỉ tiêu cấp trên giao, tạo được tính chủ động, sáng tạo trong việc khai thác nguồn thu và phân bổ nguồn vốn Ngân sách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Có cơ chế hỗ trợ cho các xã, phường từ nguồn tăng thu Ngân sách để tăng chi đầu tư xây dựng CSHT, quan tâm công tác an sinh xã hội, hỗ trợ người nông dân trong sản xuât nông nghiệp về cây, con giống, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào lao động sản xuất... đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
- Công tác thu ngân sách trên địa bàn thành phố luôn luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ Thành phố đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và triển khai các giải pháp đồng bộ về công tác thu thuế và phí, lệ phí phù hợp với định hướng phát triển kinh tế; bảo đảm nuôi dưỡng các nguồn thu và tận thu, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm.
- Thành phố tập trung thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng cơ sở các dự án khu nhà ở đấu giá và đấu giá tạo vốn, đôn đốc các đối tượng đến hạn nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách, rà soát các dự án giao đất ở cho nhân dân còn dở dang trên địa bàn các xã, phường góp phần tăng thu ngân sách.
- Các chính sách, chế độ về thuế, các khoản phải nộp ngân sách đã được ngành thuế phổ biến, triển khai thực hiện tổ chức tuyên truyền, tư vấn để các đối tượng nộp thuế tự giác nộp ngân sách kịp thời.
- Phân bổ dự toán ngân sách hàng năm đảm bảo đúng yêu cầu của Luật Ngân sách. Triển khai thực hiện tốt Luật Ngân sách nhà nước, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tổ chức cấp phát ngân sách theo đúng dự toán được duyệt, đảm bảo phục vụ nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội trọng tâm của thành phố.
Các điều kiện về tự nhiên và xã hội cho thấy, Thái Nguyên là địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế theo hướng tổng hợp và đa dạng, về kinh tế, thành phố Sông Công có xuất phát điểm tương đối thuận lợi hơn so với một số huyện, thuộc loại trung bình khá so với tỉnh. Thời kỳ 2010-2014, kinh tế của Thành phố Sông Công có những bước tiến đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tăng dần công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp. Đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt cao.
b) Những khó khăn
- Nguồn lao động của thành phố Sông Công tương đối lớn, nhưng trình độ của nguồn lao động còn chưa cao.
- Kinh tế tăng trưởng khá song còn chậm so với mặt bằng chung và chưa tương xứng với tiềm năng của Thành phố, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa có bước độ phá. Kinh tế của Thành phố phát triển dựa chủ yếu vào nông, lâm nghiệp, trình độ lao động còn lạc hậu chưa đáp ứng được sản xuất.
- Trong nông nghiệp công tác chuyển giao ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất còn nhiều chế, chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm còn thấp, chưa có nhiều mô hình sản
-Tiến độ thực hiện một số đề án còn chậm, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chưa có chuyển biến tích cực, phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp.
- Trình độ quản lý và trình độ khoa học - công nghệ còn thấp, trình độ sản xuất chưa cao.
- Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế nước ta sẽ gặp nhiều khó khăn thử thách. Việc quản lý ngân sách ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập, chưa hợp lý nên tình trạng tham ô, lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nước diễn ra ngày càng nghiêm trọng và khó kiểm soát.
- Quản lý Ngân sách nhà nước phải được thực hiện ở tất cả các khâu của chu trình ngân sách (từ Lập dự toán ngân sách - Chấp hành ngân sách - Quyết toán ngân sách ); phải đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện và quản lý thu, chi ngân sách trong hệ thống ngân sáchcác cấp; phải đảm bảo tính cân đối của ngân sách ; phải quản lý rành mạch, công khai để mọi đối tượng biết trong suốt chu trình ngân sách và phải được áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào chu trình ngân sách (cả ở cơ quan quản lý và cơ quan, đối tượng thụ hưởng), tạo tiền đề cho mọi đối tượng có thể nhìn nhận được hiệu quả các chương trình hành động của Chính quyền địa phương trên cơ sở các chính sách tài chính quốc gia.
3.4. Đánh giá tình hình quản lý thu ngân sách của Thành phố Sông Công, 2012-2014
Để phân tích đánh giá tình hình quản lý thu Ngân sách nhà nước của Thành phố Sông Công, tác giả đi sâu nghiên cứu qua bốn nội dung chủ yếu như sau:
- Công tác lập kế hoạch thu ngân sách. - Công tác tổ chức thực hiện thu ngân sách. - Công tác quyết toán thu ngân sách.