Hàng năm, Hiệp hội doanh nghiệp trên mỗi tỉnh thành phố đều tổ chức chương trình “Cà phê doanh nhân”. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ và trao đổi với
chính quyền về những khó khăn đang tồn tại, đồng thời, cà phê doanh nhân cũng là nơi để doanh nghiệp quảng bá nhiều hơn về sản phẩm của mình, tìm kiếm đối tác và mở rộng quy mô kinh doanh. Starbucks hiện nay đã xuất hiện trên bốn tỉnh thành lớn của Việt Nam, để nắm bắt được những thay đổi của thị trường và tìm kiếm đối tác thì
đây là một cơ hội tốt cho Starbucks. Hiệp hội doanh nghiệp Hà Nội có thể kết nối Starbucks với những doanh nghiệp khác nhau trên cùng địa bàn để hợp tác kinh
bàn Việt Nam. Những buổi gặp gỡ còn là cơ hội để doanh nghiệp trong ngành đóng góp ý kiến, tăng cường sự hợp tác, thực hiện chiến lược phát triển chung của ngành.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong phạm vi Chương 3, dự báo trong thời gian ngắn tới, tình hình thị trường cà phê Việt Nam và toàn thế giới sẽ có nhiều biến động phức tạp. Starbucks cũng như
những chuỗi cà phê khác đang phải chịu rủi ro và đối mặt với những khoản chi phí khổng lồ để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Do tình hình bất ổn của nền kinh tế trên toàn thế giới, tình hình hoạt động trong 5 năm tới của Starbucks rất khó để dự đoán. Doanh nghiệp cần có những nghiên cứu cụ thể về thì trường và đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa ra những kiến nghị và giải pháp giúp phát triển chiến lược kinh doanh của Starbucks tại Việt Nam để tăng quy mô doanh nghiệp, tăng quy mô khách hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm
KẾT LUẬN
Khóa luận đã chỉ ra được phát triển chiến lược kinh doanh là một điều vô cùng cần thiết của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn thành công trên thị trường thì việc phát triển chiến lược kinh doanh vốn có là điều tất yếu phải xảy ra nếu doanh nghiệp muốn phát triển trên thị trường. Bài luận đã đưa ra được những cơ sở lý luận khải quát về chiến lược kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh
và các bước để giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược kinh doanh cụ thể. Chiến
lược kinh doanh được chia làm ba loại chính và các mô hình như là các công cụ để đánh giá doanh nghiệp và môi trường, từ đó chọn lựa được chiến lược kinh doanh phù hợp. Bên cạnh đó, tác giả còn trình bày về khái niệm phát triển chiến lược kinh doanh là gì. Những chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển trong chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp.
Starbucks là một doanh nghiệp lớn đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam 7 năm với chiến lược tăng trưởng tập trung. Starbucks đang trên đà phát triển tại Việt Nam nhưng lại bị các chuỗi cà phê khác vượt mặt hoàn toàn là do cách xây dựng chiến lược tại thị trường Việt chưa phù hợp. Chiến lược của Starbucks dựa trên những
sản phẩm có sẵn, truyền thống và nhãn hàng của doanh nghiệp mà chưa xét đến độ phù hợp tại thị trường. Thói quen tiêu dùng và sử dụng sản phẩm của người Việt phải
là yếu tố được đặt lên hàng đầu khi doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh. Starbucks chỉ tập trung vào khách hàng mục tiêu là tầng lớp tri thức có thu nhập trung
bình cao, đây là đối tượng khách hàng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dân số Việt Nam. Sản phẩm của doanh nghiệp đưa tới tay người tiêu dùng là phân lớp sản phẩm và dịch vụ cao cấp, với hương vị riêng và mức giá đắt đỏ. Tuy nhiên, tại thị trường cà phê lớn như Việt Nam thì sản phẩm của Starbucks không tạo được sự khác biệt quá lớn cả về hương vị và chất lượng. Chính vì vậy, Starbucks chưa phát triển mạnh ở Việt Nam như ở các thị trường khác.
Định hướng hoạt động trong thời gian tới, Starbucks phải phát triển chiến lược hoạt động kinh doanh của mình để phù hợp với thị trường và phát triển được doanh nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang gặp những cú sốc lớn do dịch bệnh, vì vậy, doanh nghiệp luôn luôn cần có những biệp pháp để giảm thiểu
những rủi ro do thị trường ảnh hưởng và có những biện pháp để phát triển doanh nghiệp của mình.
Trong bài nghiên cứu khóa luận, tác giả đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị giúp doanh nghiệp phát triển chiến lược kinh doanh. Bên cạnh những đóng góp là những hạn chế trong bài nghiên cứu, việc cập nhật số liệu một cách chính xác và liên tục gặp nhiều khó khăn. Do vậy có nhiều số liệu chỉ có thể lấy được theo từng năm. Điều này gây hạn chế trong việc đánh giá được toàn bộ và tổng quát chiến lược kinh doanh của Starbucks. Ngoài ra do tình hình cách li toàn xã hội, tác giả không có cơ hội trực tiếp sử dụng sản phẩm và dịch vụ của Starbucks nên việc đánh giá còn chưa được đầy đủ. Bởi vậy, trong thời gian tới, bài nghiên cứu có thể tiếp tục đi theo hướng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Danh mục sách tham khảo
- David A. Aaker (2007) với Triển khai chiến lược kinh doanh, Nhà xuất bản Trẻ. - Fred R.David (2015), Quản trị chiến lược - Khái luận & các tình huống, Nhà
xuất
bản Kinh tế TP.HCM.
- Garry D. Smith và cộng sự (2003) với Nghiên cứu chiến lược và sách lược kinh doanh, Nhà xuất bản Thống Kê 2003.
2. Danh mục khóa luận tham khảo
- Nguyễn Thị Vân Anh (2017), Chiến lược phát triển thị trường của Công ty TNHH
Thương Mại và Dịch vụ tổng hợp Quốc tế Việt Nam.
- Ngô Duy Hân (2012), Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH - TM Khatoco giai đoạn 2012 - 2020.
- Phạm Đăng Hưng (2011), Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Dược Phẩm An Nhiên đến năm 2020.
- Bùi Hữu Thuận (2014), Hoàn thiện chiến lược Marketing xuất khẩu cà phê của công ty Trung Nguyên vào thị trường Hoa Kỳ đến năm 2020.
- Trần Văn Thường (2016), Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Novaglory giai đoạn 2016 - 2020.
B. Tiếng Anh
1. J. George Frynas và Kamel Mellahi (2011) với giáo trình Global Strategic Management.
C. Website
1. Báo điện tử dân trí: http://dantri.com.vn/ 2. Báo điện tử Zing: https://news.zing.vn/
3. Chiến lược Marketing số 1: https://chienluocmarketingso1.blogspot.com/ 4. Chuyên trang đầu tư tài chính Việt Nam: https://vietnamfinance.vn/
5. Công ty thiết kế Website Phương Nam Vina: https://websitechuyennghiep.vn/ 6. Giải pháp quẩn lý và bán hàng đa kênh toàn diện: https://bota.vn/
7. Hiup Coffee: http://hiup.vn/
9. Luận văn, đồ án, tiểu luận tốt nghiệp: http://luanvan.net.vn
10. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam: https://www.vcci.com.vn/ 11. Starbucks Coffee Company: https://www.starbucks.vn/
12. Tạp trí Tài chính: https://tapchitaichinh.vn/
13. Tin tức công nghệ và cuộc sống số: https://www.techz.vn/
14. Tin tức thị trường cà phê, đăng ký nhượng quyền thương hiệu cà phê: https://coffeeroasters.com.vn/
15. Thiết kế và thi công quán cà phê: https://noithatcaphe.vn/
16. Thư viện chia sẻ Tài liệu, Luận văn, Biểu mẫu, Văn bản, Giáo trình: https://tailieu.vn/
17. Tư vấn chiến lược: https://babuki.vn/
18. Văn hóa cà phê Việt: https://www.archcafe.net/vn/ 19. Vilas: https://vilas.edu.vn/