6. Kết cấu KLTN
4.2.1. Cải thiện cơ sở pháp lý/quy định thuế
Thực tế, việc cải thiện cơ sở pháp lý, sửa đổi và bổ sung các quy định thuế là một quá trình dài và không bao giờ kết thúc vì nền kinh tế luôn biến động, thay đổi và vai trò của pháp luật thuế là cung cấp cơ sở pháp lý mang tính bắt buộc đối với những đối tượng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo luật định. Trên cơ sở pháp lý, Chính phủ và cơ quan thuế nên chú ý đến các vấn đề sau:
Thứ nhất là theo ông Nguyễn Quang Tiến (2020) nên: “hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý thuế đảm bảo tính đồng bộ, công khai, minh bạch, ổn định, công bằng
và phù hợp với yêu cầu thực tiễn nhằm quản lý có hiệu quả nguồn thu mới phát sinh từ nền kinh tế số. Khuyến khích thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện theo mức độ tuân thủ
của từng nhóm NNT thông qua việc xây dựng và triển khai Chiến lược nâng cao tuân
thủ tổng thể. Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế đồng bộ, đúng kế hoạch, phù hợp với yêu cầu chính phủ điện tử, đảm bảo cơ quan thuế có đủ năng lực quản lý thuế nội địa và thuế quốc tế.”
Thứ hai là hoàn thiện cơ chế pháp lý điều hành hoạt động của đại lý thuế thông
qua việc cập nhật hình thức văn bản pháp lý từ Thông tư hiện hành thành Nghị định của Chính phủ để giúp phát triển số lượng cũng như chất lượng của những doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế. Theo ý kiến của Th.S Trịnh Thị Hoa (2020) thì: “nên quy định mức vốn pháp định cho hoạt động kinh doanh đại lý thuế”. Một yếu tố quan trọng để đảm bảo trách nhiệm của bất kỳ một pháp nhân kinh doanh dịch vụ khi xảy ra vi phạm liên qaun đến pháp lý đó là vốn pháp định. Nhưng theo quy định hiện hành thì không có quy định bắt buộc về vốn pháp định khi thành lập đại lý thuế. Việc quy định mức vốn tối thiểu phải có trong suốt quá trình kinh doanh (vốn pháp định) có thể coi là một biện pháp nâng cao ý